15 năm ấy cháu đi tìm các chú

06:00 28/07/2024

TP - Trong số những người đi tìm hài cốt liệt sĩ cùng với đoàn cựu chiến binh “mũ sắt”, duy nhất có Trương Đức Bình là con cháu liệt sĩ và đeo đẳng công việc này suốt 15 năm. “Thực ra ngay sau chuyến đi đầu tiên tôi đã biết là không tìm được các chú rồi, nhưng tôi vẫn xin được đi theo, vì vào đến chiến trường xưa, thì ông nào cũng là chú mình cả”, anh Bình nói.

Người luôn vắng mặt trong những bức ảnh

Trương Đức Bình sinh năm 1974, kinh doanh “nhỏ lẻ”, đi dép cao su và lái xe phân khối lớn. Khi tôi đề nghị anh kể lại câu chuyện 15 năm đi tìm các chú thì anh chọn cách mở laptop, lôi ra hàng ngàn bức ảnh và thuyết minh từng chuyện, từng chuyện vô cùng chi tiết.

Tiền Phong Bức ảnh hiếm hoi có mặt anh Trương Đức Bình (hàng đầu, thứ hai từ trái qua) cùng các cựu binh Việt - Mỹ tại Sa Thầy, Kon Tum. 1

Bức ảnh hiếm hoi có mặt anh Trương Đức Bình (hàng đầu, thứ hai từ trái qua) cùng các cựu binh Việt - Mỹ tại Sa Thầy, Kon Tum.

“Đây là cái ảnh ông Đồng (cựu chiến binh Hồ Đại Đồng) vượt lũ qua suối, nước ngập nửa thân, chuyến ấy rất ác liệt. Đây là cảnh ông Vĩnh (cựu chiến binh Nguyễn Văn Vĩnh) nửa đêm đốt lửa đun nước pha trà, ông Vĩnh rất thích làm mấy việc của “anh nuôi”. Còn đây là cảnh ông Chúc (cựu chiến binh Phạm Văn Chúc) đang giao lưu với cựu binh Mỹ, ông Chúc giỏi giao tiếp nhất đội. Đây nữa, là bữa cơm trong rừng, mười lăm năm nay nó vẫn thế, có rau mùng tơi nấu canh suông, cá khô và trứng luộc. Con này là kiến rừng, to hơn kiến ba khoang ở thành phố, đốt cho một cái là tái mặt ngay. Mối rừng cũng cứ bằng đầu đũa một. Mỗi chuyến đi rừng tìm mộ thường kéo dài từ một tuần đến mười ngày, có bộ đội địa phương hỗ trợ, phải tự chặt trúc dẫn nước suối về dùng, bếp thì đào kiểu Hoàng Cầm, tối ngủ trên võng mắc dưới tăng”…

Trong cả kho ảnh được phân loại theo từng chuyến, tôi cố gắng tìm một cái có mặt Trương Đức Bình mà không được. Bởi vì ngoài những nhiệm vụ “được các bố phân công”, việc chính của Bình trong mỗi chuyến đi là “sắm vai phóng viên chiến trường”, chụp ảnh lưu lại tư liệu.

Bình kể, anh có ba người chú cùng viết đơn tình nguyện nhập ngũ năm 1967, người nhỏ nhất mới 17 tuổi. Về sau, chỉ có một người về, hai người vĩnh viễn nằm lại ở “mặt trận phía Nam” (theo thông tin báo tử gửi về nhà), còn phía Nam ấy ở tỉnh, huyện nào thì không ai biết. Hỏi người chú còn sống sót, ông lắc đầu bảo: “không tìm được đâu, mối nó ăn hết rồi”!

Tiền Phong CCB Hồ Đại Đồng qua suối trong một chuyến đi đúng mùa mưa. Ảnh: Trương Đức Bình 1

CCB Hồ Đại Đồng qua suối trong một chuyến đi đúng mùa mưa. Ảnh: Trương Đức Bình

Ám ảnh vì những tiếng thở dài của bố mỗi ngày lễ, tết khi thắp hương cho chú, tháng 2 năm 2009, anh Bình cố gắng viết một cái tin lên trang Nhắn tìm đồng đội.org, cung cấp thông tin đơn vị của hai liệt sĩ (trung đoàn 209) và để lại số liên hệ. Đến cuối tháng 4, anh nhận được một cái thư điện tử đề “Thân gửi thân nhân liệt sĩ Trương Quốc Khánh và Trương Đức Chính” trong đó viết: “chúng tôi đọc được thông tin, khả năng đây là bạn của chúng tôi, xin liên hệ để biết thêm chi tiết”. Lá thư ấy đến từ cựu binh Phạm Văn Chúc.

“Gần hai chục chuyến đi tìm mộ tôi không khóc, nhưng đúng cái lần nhận được cái thư “có khả năng đây là bạn chúng tôi”, đọc xong tôi thấy gai người, nước mắt cứ thế chảy ra, nghĩ may thế, mình tìm được chú rồi. Lập tức, tôi đi thông báo cho cả nhà, mọi người xốn xang từ bấy, cứ ra ra vào vào bảo bằng mọi giá, phải đến tận chiến trường nơi các chú hy sinh”, anh Bình nhớ lại.

Và đến cuối năm 2009, Trương Đức Bình tham gia chuyến tìm mộ liệt sĩ đầu tiên, cùng với nhóm Cựu chiến binh trung đoàn “mũ sắt” của Hà Nội mà nòng cốt là các ông Hồ Đại Đồng, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Văn Chúc, Phạm Minh Ngọc, Nguyễn Văn Tứ... những người tình nguyện bỏ công bỏ của quay trở lại chiến trường xưa tìm hơn 200 đồng đội của họ vẫn đâu đó nằm lại trong hoang vắng hiu quạnh.

Ở đây phải nói thêm, “lính mũ sắt” là một trong những đơn vị được tuyển chọn đặc biệt, sức khỏe A2 trở lên, lý lịch ít nhất phải là Đoàn viên, và đều là người Hà Nội gốc. Sau khi luyện quân kỹ lưỡng ở Thái Nguyên, Hòa Bình… đơn vị bộ binh này được trang bị tối đa các quân trang, khí tài hiện đại nhất thời đó, như mũ sắt của Liên Xô, là đơn vị đầu tiên được sử dụng B41, và chuyển quân bằng xe Giải phóng vào chiến trường. Tất cả họ đều nhập ngũ cùng ngày 27/3/1967, cùng đánh trận đầu tiên trong đời ở Chư Tan Kra (Sa Thầy, Kon Tum) ngày 26/3/1968 và không ít người trong số họ đã vĩnh viễn không trở về.

Hồi pin lại đi

“Chuyến đi tìm gần đây nhất của chúng tôi là vào tháng 4 năm nay. Chỉ còn ba bố con, bố Đồng, bố Vĩnh và tôi. Nhân thủ ít, nên tôi tự lái xe đưa hai ông đi. Chuyến này thành công. Khảo sát bốn chỗ thì hai chỗ thấy hài cốt, trong đó có một hầm bộ đội hình chữ nhật 1m8x 3m bị lấp và có vết lún, khai quật thấy có xương và đất đen. Đồng thời, khi khảo sát đồi bằng lăng ở tọa độ YA 92.92 lần thứ 5, thì xác định được vị trí đội phẫu C23 và nghĩa trang đội phẫu”, anh Bình chia sẻ.

Tôi hỏi, rất nhiều thân nhân liệt sĩ sau khi đã tìm thấy (hoặc hết hi vọng) tìm thấy hài cốt người nhà, thì họ không đi nữa, coi như đã cho những người còn sống một câu trả lời chắc chắn, lý do gì khiến anh vẫn tiếp tục hành trình ấy suốt 15 năm? Trương Đức Bình trả lời ngay: thứ nhất vì tôi cảm nghĩa việc làm của các ông (những cựu chiến binh của trung đoàn “mũ sắt” 209), họ đi tìm đồng đội thật sự vô tư và không vụ lợi, thứ nữa, khi vào đến chiến trường xưa, tôi thấy ai cũng là chú mình cả!

15 năm vượt núi băng rừng, Bình bảo, anh đi được khoảng hai chục chuyến, từ lúc tóc trên đầu ông Đồng, ông Vĩnh còn xanh, nay cả hai đều đã phơ phơ đầu bạc, từ lúc các “bố” đều còn trung niên hăng hái, nay người tai biến, người đặt stent, giãn tĩnh mạch đi phải chống gậy, từ lúc sức khỏe “xuống rồi” các “bố” tuyên bố “đi chuyến cuối” cách đây 5 năm, cho đến tận giờ, mấy bố con cứ “hồi pin lại đi”.

Trong hành trang đi tìm đồng đội của nhóm cựu binh ngoài tăng, võng, đồ dùng cá nhân gói gọn trong một ba lô, Trương Đức Bình còn cõng theo một ba lô máy ảnh chuyên nghiệp chừng hơn mười cân. Tất cả các “việc vặt” liên quan đến làm giấy tờ, chuẩn bị bản đồ, tài liệu, đơn từ, ghi chép… của cả đội đều do “Bình con” đảm nhận, như một thư ký. Một nhiệm vụ khác của anh, mọi người hay đùa là “van điều áp” cho các bố. “Khi các cụ cáu với nhau, tôi hết xoa dịu cụ này, lại tếu táo với cụ kia, chỉ sợ các ông lên cơn tăng xông. Đã có lần ông Đồng vì xác định đúng được nơi yên nghỉ của đồng đội mà xúc động lên huyết áp phải cấp cứu ngay trong đêm. Ban đầu tôi cũng chưa đủ tư cách gọi các bố đâu, phải đi cùng nhau mấy năm các ông mới duyệt đấy chứ”!

Tiền Phong Anh nuôi chặt trúc dẫn nước nấu cơm trong rừng, phục vụ đoàn đi tìm mộ liệt sĩ ở Chư Tan Kra. 1

Anh nuôi chặt trúc dẫn nước nấu cơm trong rừng, phục vụ đoàn đi tìm mộ liệt sĩ ở Chư Tan Kra.

Cũng phải nói rõ, cách tìm mộ liệt sĩ của nhóm cựu binh “mũ sắt” không theo phương pháp ngoại cảm, mà lần theo báo cáo chiến trường của quân đội Mỹ (đã được phía Mỹ giải mật) và sử dụng bản đồ quân sự, bản đồ vệ tinh, địa bàn, thiết bị định vị GPS kết hợp với trí nhớ để tìm nơi đồng đội hi sinh. Cho nên, để được “duyệt tư cách” đi theo, Trương Đức Bình cũng phải học cách khớp lưới tọa độ của bản đồ quân sự Mỹ và lưới tọa độ vệ tinh Google Earth. Trước khi rời Hà Nội, anh đã phải qua một khóa sát hạch tìm tọa độ “hiểm hóc u đầu” của “bố Đồng”. Về sau, lên rừng, có hôm ông bảo “nay tao đi hướng này mày hướng kia”. Nói như vậy tức là vị cựu chiến binh đã tin tưởng ông “con” lắm lắm, tin đến mức yên tâm giao cho “nó” những tọa độ mà ông nghi ngờ là có hài cốt đồng đội mình ở dưới.

Tiền Phong Các CCB Việt Nam đón tiếp cựu binh Mỹ trên chính chiến trường Chư Tan Kra. 1
Các CCB Việt Nam đón tiếp cựu binh Mỹ trên chính chiến trường Chư Tan Kra.

Rồi đến cái đận đón các cựu binh Mỹ sang Việt Nam, cùng tham gia về lại chiến trường xưa với những cựu chiến binh Bắc Việt, vẫn là Bình “con” làm công việc của một hướng dẫn viên du lịch: đón tiếp, hỗ trợ các thủ tục giấy tờ, kê khai an ninh… Kể câu chuyện này lại phải lần giở đến ngọn nguồn của nó: vì muốn biết càng nhiều hơn thông tin về nhiệm vụ của các chú trước khi hy sinh, Trương Đức Bình lên mạng tìm kiếm từ những trang thông tin của các đơn vị chiến đấu Mỹ. Sàng lọc, mày mò, anh chọn được đúng những người “năm xưa từng chiến đấu với các chú”. Lặp lại thao tác viết thư liên lạc, trao đi đổi lại. Cuối cùng, cựu binh Ronald Reddy ngỏ ý muốn sang Việt Nam thăm lại nơi ông bị bắn vào chân. Rồi liên tục, từ năm 2012 đến năm 2015, Ronald lúc thì đi một mình, lúc đi cùng đồng đội, gia đình… đều qua Sa Thầy, Kon Tum, cố gắng trèo lên đến đỉnh 995, nơi các công sự, hố bom, lô cốt, hầm cá nhân… vẫn còn dầy đặc. Chiến tranh đã lùi xa, những người lính hai bên chiến tuyến xưa nã đạn vào nhau, nay lại cùng nằm lặng dưới tán rừng bằng lăng, trong tay ôm quả đạn pháo được moi lên dưới tầng tầng lá mục, trong khói hương bảng lảng của chiều rừng, họ lại cùng rơi nước mắt, vì những người đã khuất, những người còn sống…

Có thể bạn quan tâm
Cách nhận biết biển báo bắt đầu đường ưu tiên?

Cách nhận biết biển báo bắt đầu đường ưu tiên?

07:10 10/06/2024

Biển báo I.401 Bắt đầu đường ưu tiên thuộc nhóm biển chỉ dẫn là một trong những biển báo quan trọng trong hệ thống biển báo giao thông đường bộ tại Việt Nam. Đặc điểm nhận biết biển báo Bắt đầu đường ưu tiên I.401 là biển báo có dạng hình thoi vuông, nền vàng, viền trắng dễ dàng nhận biết từ xa. Kích thước biển báo Bắt đầu đường ưu tiên I.401: Đường đô thị (z=50): Chiều cạnh vuông: 500mm. Đường thông thường (z=75): Chiều dài cạnh vuông: 750mm....

Cầu vượt thép ở TP HCM thành 'điểm đen' tai nạn

Cầu vượt thép ở TP HCM thành 'điểm đen' tai nạn

13:20 18/12/2023

Tài xế thiếu quan sát, màn hình led lóa mắt là nguyên nhân cầu thép nút giao Ba Tháng Hai - Nguyễn Tri Phương, quận 10, xảy ra tai nạn chết người, theo Sở Giao thông Vận tải.

Đóng giả cảnh sát để 'ném phao thi' cho em gái

Đóng giả cảnh sát để 'ném phao thi' cho em gái

13:30 05/03/2024

Mới đây, vụ gian lận kỳ lạ xảy ra tại một trung tâm khảo thí ở vùng Akola, Maharashtra, Ấn Độ. Để giúp em gái vượt qua kỳ thi một cách suôn sẻ, chàng trai trẻ đóng giả cảnh sát, cố gắng vào phòng thi để đưa đáp án cho em. Không ngờ trong quá trình giả dạng này, anh ta bị cảnh sát thật phát hiện vì tư thế chào không đúng. Theo truyền thông Ấn Độ, anh chàng liều lĩnh này tên là Anupam Madan Khandare, 24 tuổi. Để giúp em gái mình vượt qua kỳ thi...

Hòa Bình: Xe chở 50 khách mất phanh lao vào taluy dương, 1 người tử vong

Hòa Bình: Xe chở 50 khách mất phanh lao vào taluy dương, 1 người tử vong

11:30 19/03/2023

Đang di chuyển trên Tỉnh lộ 433 đoạn qua huyện Đà Bắc, chiếc xe chở khách bất ngờ mất phanh rồi lao vào taluy dương khiến 1 người tử vong.

Bắt tạm giam 17 thanh, thiếu niên hỗn chiến khiến 1 người bị thương nặng, đứt nhiều ngón tay

Bắt tạm giam 17 thanh, thiếu niên hỗn chiến khiến 1 người bị thương nặng, đứt nhiều ngón tay

18:10 12/12/2023

Dù đang bị xử lý vì hành vi gây rối trật tự công cộng, nhưng các đối tượng vẫn tiếp tục tụ tập đông người, dùng hung khí đuổi, đánh nhau dẫn đến 1 người bị thương nặng.

Hãi hùng kiểu 'đòn trừng phạt' của công ty bảo hiểm ở Hong Kong

Hãi hùng kiểu 'đòn trừng phạt' của công ty bảo hiểm ở Hong Kong

06:30 31/03/2023

Sự việc này được một nhân viên của công ty đăng trên facebook. Theo người này, trong bữa tiệc tối hàng năm của công ty, những nhân viên làm việc kém hiệu quả bị buộc tự tát vào mặt nhau. Khi nhận được yêu cầu kỳ lạ của người giám sát trong công ty, mọi người 'đứng hình vài giây' trước khi thực hiện yêu cầu. 'Không biết đây có được gọi là một tội ác không', người đàn ông này tự hỏi. Những nhân viên còn lại ngồi dưới cũng chết lặng khi chứng kiến...

Ra mắt Cổng Thông tin Điện tử Đảng bộ của tỉnh Đồng Nai

Ra mắt Cổng Thông tin Điện tử Đảng bộ của tỉnh Đồng Nai

15:20 09/10/2023

Cổng Thông tin Điện tử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai là nơi cung cấp thông tin chính thống về chủ trương, đường lối của Đảng bộ cho tổ chức Đảng, đảng viên và người dân, góp phần tăng cường xây dựng Đảng.

Bé trai 1 tuần tuổi bị bỏ rơi gần gốc đa đầu làng ở Hải Phòng

Bé trai 1 tuần tuổi bị bỏ rơi gần gốc đa đầu làng ở Hải Phòng

12:50 26/03/2024

Sáng 26.3, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Văn Cường - Chủ tịch UBND xã Thắng Thủy (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng ) cho biết, địa phương vừa phát...

Hiện trường vụ tai nạn đối đầu giữa 2 xe khách làm 4 người tử vong

Hiện trường vụ tai nạn đối đầu giữa 2 xe khách làm 4 người tử vong

10:10 30/09/2023

Sáng 30.9, Công an huyện Định Quán , Đồng Nai đang tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giữa 2 xe khách trên quốc lộ 20 xảy ra...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới