'Xóm' lao động châu Phi ở Hà Nội

07:00 24/10/2024

Mouhya cùng hai người đồng hương nhìn quanh rồi mạnh dạn bước vào quán cơm trên phố Tứ Liên, quận Tây Hồ, trưa ngày cuối tháng 10.

"Thật dễ chịu khi không còn ai nhìn chúng tôi hiếu kỳ như hồi mới đến", chàng trai 28 tuổi người Somali nói. Người bạn của Mouhya chìa điện thoại ghi tên mấy món ăn cho chị Nguyễn Thị Thảo (chủ quán) rồi lặng lẽ ngồi vào bàn.

"Họ không biết tiếng Việt nên chúng tôi giao tiếp với nhau hoàn toàn bằng công cụ dịch trên điện thoại", chị Thảo giải thích.

Gần ba tháng qua, người dân ở phường Nhật Tân, Tứ Liên, quận Tây Hồ không còn xa lạ với từng tốp đàn ông da đen đi lại trên phố hoặc làm thuê các công việc tay chân như rửa bát, bốc vác ở các vườn đào, quất.

Anh Đỗ Ngọc Hạnh, 36 tuổi, chủ một khu nhà trọ trên địa bàn cho biết những người này đa số đến từ các nước châu Phi, đang trọ trong các căn hộ của anh.

"Hơn 150 người đang thuê trọ ở chỗ tôi. Họ gồm cả nam giới, phụ nữ sống một mình hay hộ gia đình có trẻ con", anh Hạnh nói. Cách đây hơn ba tháng có vài người nước ngoài đến thuê rồi mách nhau, đến nay cả ba ngôi nhà gần như kín chỗ.

Những người châu Phi này chủ yếu mang quốc tịch Nigeria, Ghana, Somali. Một số sang Việt Nam với ý định làm giáo viên tiếng Anh nhưng không kiếm được việc nên phải làm lao động chân tay để kiếm sống.

"Họ nói các trung tâm Anh ngữ ở Việt Nam chỉ tuyển giáo viên bản ngữ nên rất khó xin việc. Một số khác chủ đích sang đây với hy vọng đổi đời do cuộc sống ở quê nhà quá khó khăn", anh Hạnh nói.

Manfred Fregene, 42 tuổi, làm bốc vác từ khi mới đặt chân đến đây hồi tháng 5. Mỗi giờ anh được trả 50.000 đồng. Thu nhập mỗi ngày đủ để mua thức ăn cho 8 người con, 5 trai, 3 gái, từ 1-16 tuổi.

Fregene kể từng kinh doanh nhà đất ở Nigeria nhưng mấy năm nay kinh tế khó khăn, an ninh bất ổn. Mong có cuộc sống an toàn hơn, anh định đưa cả gia đình sang Canada nhưng cuối cùng lại chuyển hướng đến Việt Nam.

"Một số bạn bè tôi đang ở Việt Nam nói đây là một đất nước đáng sống, an toàn nên tôi muốn sang lập nghiệp", người đàn ông Nigeria nói. Thuê một phòng trong ngôi nhà ba tầng có thêm hơn chục đồng hương giúp gia đình anh bớt cảm giác sống ở xứ người.

Ở nhà trọ cách Fregene khoảng 500 mét, chị Deborah, 46 tuổi, người Nigeria, đến Việt Nam với kỳ vọng có thu nhập tốt để thay đổi cuộc sống. 5 tháng sang đây, Deborah kiếm được công việc dạy tiếng Anh ở Thái Bình, lương 450.000 đồng mỗi giờ. Vài tuần trước, trung tâm không ký tiếp hợp đồng trong khi visa còn hạn gần hai năm nữa nên Deborah thuê nhà trọ ở quận Tây Hồ chờ tìm việc. Trong thời gian này, chị nhận làm mọi thứ từ phụ vữa, bốc vác cho đến dọn dẹp nhà cửa.

Mouhya sang Việt Nam từ tháng 8 theo visa làm việc ba tháng. Anh biết Việt Nam qua truyền thông và một số người bạn. "Tôi có kỹ năng về sư phạm. Khi còn ở Somali tôi là giáo viên nên muốn tiếp tục công việc này khi đến đây", chàng trai Somali 28 tuổi nói.

Hai tháng đầu, anh làm giáo viên tiếng Anh ở ngoại thành Hà Nội, mỗi giờ được trả 420.000 đồng. Ba tuần nay Mouhya thất nghiệp. Dù mang kỳ vọng có thu nhập và cuộc sống tốt hơn, nhưng tuần sau visa hết hạn, việc chưa tìm được, anh dự định sẽ về nước.

Chị Nguyễn Thị Thảo, chủ quán cơm trên phố Tứ Liên, thường giúp những lao động châu Phi bằng cách thuê họ rửa bát, phụ nhặt rau để đổi cơm trưa, tối, dù đủ nhân viên. Thi thoảng người dân quanh khu vực muốn tìm người phụ bốc vác, làm việc ở công trình xây dựng hay trên đồng ruộng, chị giới thiệu giúp.

"Họ thân thiện, nhiều người hiền lành nhưng bất đồng ngôn ngữ nên khó giao tiếp", chị nói.

Một người dân phường Tứ Liên cho biết từng thuê một số lao động châu Phi phụ giúp khi xây, sửa nhà. Nhược điểm của những lao động này là không thạo việc và khéo léo như người Việt, thường đòi giá cao hơn mặt bằng chung. "Tôi thuê họ vì muốn giao tiếp tiếng Anh chứ muốn công việc hiệu quả sẽ thuê lao động Việt", anh nói.

Chủ nhà trọ Đỗ Ngọc Hạnh cũng cho biết để giúp đỡ những người châu Phi thất nghiệp, anh và một số người bạn lập một nhóm chat trên Zalo giới thiệu việc làm. Những người chịu gánh nặng cơm áo như anh Manfred Fregene hay chị Deborah có nhu cầu tìm việc thật và chăm chỉ. Số người khác ngại việc, trễ giờ và từng bị lừa nên hay mặc cả khi đi làm, khiến người thuê không hài lòng.

Đại diện UBND quận Tây Hồ cho biết có ghi nhận một bộ phận người châu Phi sinh sống trên địa bàn một thời gian dài. Do không tìm được việc làm theo đúng mục đích, nhóm người này phải bươn chải nhiều nghề như bốc vác, chạy việc vặt. "Việc quản lý nhóm lao động này cũng gặp nhiều khó khăn bởi họ không có công việc cố định", đại diện quận nói.

Ông cũng cho biết thêm, công an quận Tây Hồ đã liên hệ với các đại sứ quán quản lý các lao động trên để nắm bắt thông tin. Với các trường hợp quá hạn visa, cơ quan chức năng đang thống kê và sắp xếp kế hoạch để đưa họ về nước.

Tiến sĩ Kiều Thanh Nga, Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) cho biết một số nước châu Phi có điều kiện kinh tế khó khăn nên người lao động có nhu cầu xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Việt Nam để tìm kiếm việc làm có thu nhập và cuộc sống tốt hơn.

Với các "xóm lao động châu Phi" ở Việt Nam, chính quyền cần kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên để biết tình trạng lao động và thời hạn visa, cũng như phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán các nước để giải quyết những trường hợp phát sinh.

"Người châu Phi thật thà và thân thiện nhưng công việc không ổn định, thất nghiệp kéo dài dễ dẫn đến tình trạng mất trật tự an ninh, an toàn xã hội, vi phạm pháp luật", bà Nga nói.

Phạm Nga - Quỳnh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm
Chàng trai ở TPHCM được bố đặt tên 'Nhớ Em' và câu chuyện xúc động phía sau

Chàng trai ở TPHCM được bố đặt tên 'Nhớ Em' và câu chuyện xúc động phía sau

10:50 08/01/2024

Chàng trai sinh năm 1994 được bố đặt tên là 'Nhớ Em'. Hai anh của anh cũng có cái tên lạ không kém là 'Nhớ' và 'Nhớ Anh'. Ẩn tình sau 3 cái tên này khiến nhiều người không khỏi xúc động.

Vũ Linh - Tài Linh và nghịch lý của cải lương

Vũ Linh - Tài Linh và nghịch lý của cải lương

07:30 21/03/2023

Cải lương từng có thời hưng thịnh đến mức được khán giả khắp cả nước yêu thích từ Nam Bộ đến Bắc Bộ. Ở nhiều tỉnh phía Bắc có đoàn...

Cựu du học sinh Anh được vinh danh về hành trình chiến đấu ung thư vú

Cựu du học sinh Anh được vinh danh về hành trình chiến đấu ung thư vú

22:50 03/03/2024

Thanh Trúc, cựu sinh viên Đại học Manchester, được Hội đồng Anh vinh danh sau nỗ lực chống chọi ung thư vú và tích cực truyền thông về căn bệnh này.

Lãnh đạo Hải Phòng nói về việc dừng hoạt động chèo kayak trên vịnh

Lãnh đạo Hải Phòng nói về việc dừng hoạt động chèo kayak trên vịnh

22:45 21/11/2024

Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam cho biết việc dừng hoạt động chèo thuyền kayak trên vịnh nhằm đảm bảo an toàn cho khách du lịch.

Chàng tiến sĩ trẻ 'đạp gió, rẽ sóng'

Chàng tiến sĩ trẻ 'đạp gió, rẽ sóng'

08:20 01/05/2024

TP - Gần 20 năm đã qua, nhưng cơn bão lớn gây ra lũ lụt, sạt lở khắp miền Trung (9/2006) với Duy vẫn còn nhiều ám ảnh, trăn trở. Ký ức về những năm tháng sống trong cảnh “lũ chồng lũ” đã hun đắp nội lực mạnh mẽ cho chàng tiến sĩ trẻ “đạp gió - rẽ sóng”, trở thành một trong 10 nhà khoa học được Viện Hàn lâm Khoa học Úc vinh danh năm 2024.

Nguy kịch sau khi bị ong đốt vào mi mắt

Nguy kịch sau khi bị ong đốt vào mi mắt

15:50 16/07/2024

Sau khi bị ong đốt vào mi mắt, bé gái 13 tuổi sưng phù mặt, suy hô hấp, được chẩn đoán sốc phản vệ nặng, phải thở máy, lọc máu.

Khánh thành tuyến đường Ánh sáng bản làng tại vùng cao Sơn La

Khánh thành tuyến đường Ánh sáng bản làng tại vùng cao Sơn La

12:20 28/09/2023

Công trình “Ánh sáng bản làng” với ý nghĩa đem lại phương tiện chiếu sáng hiệu quả cho đồng bào vùng cao vừa được bàn giao cho người dân tại xã Púng Bánh, huyện Sốp Cộp (Sơn La).

Lòng hồ thủy điện cạn nước, đoàn viên lội bùn cắm biển cảnh báo cho người dân đi

Lòng hồ thủy điện cạn nước, đoàn viên lội bùn cắm biển cảnh báo cho người dân đi

07:50 23/06/2023

Khi nước trong lòng hồ rút cạn, các đoàn viên xã Hữu Khuông đã đi khảo sát những vị trí sa lầy sâu để cắm biển cảnh báo cho người dân biết, đảm bảo an toàn khi đi ra bến thuyền vào trung tâm xã.

Xem nhiều tích truyện Trung Quốc trên tranh Hàng Trống quý hiếm

Xem nhiều tích truyện Trung Quốc trên tranh Hàng Trống quý hiếm

22:20 18/03/2024

Những bộ truyện tranh Hàng Trống quý hiếm vẽ các tích truyện cổ Trung Quốc như Chiến quốc, Tam quốc, Hán Sở tranh hùng, Chiêu Quân cống Hồ, Bát tiên… thuộc sở hữu của nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê đang được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới