[Podcast] Lý do đẩy Sudan đến bên bờ vực một cuộc nội chiến

15:00 24/04/2023

Sau cuộc đảo chính lnăm 2021, phe quân đội do tướng Abdel Fattah al-Burhan chỉ huy đã giao tranh với lực lượng bán quân sự do Phó Tổng thống Mohamed Hamdan Dagalo dẫn dắt để kiểm soát đất nước.

Tư lệnh quân đội Sudan, Trung tướng Abdel Fattah al-Burhan (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo Washington Post, cuộc xung đột những ngày qua tại Sudan mang theo tất cả các dấu hiệu của một cuộc nội chiến tiềm tàng. Các phe vũ trang, gồm quân đội do Tổng thống Sudan, Trung tướng Abdel Fattah al-Burhan chỉ huy, đối đầu với lực lượng bán quân sự quy mô - Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF), dưới sự dẫn dắt của Phó Tổng thống Mohamed Hamdan Dagalo. Đụng độ diễn ra ở thủ đô Khartoum và nhiều thành phố khác.

Theo một quan chức Liên hợp quốc, giao tranh, nảy sinh quanh tranh chấp về cách tích hợp RSF vào quân đội, đã kéo theo các cuộc không kích ảnh hưởng tới cả khu vực đô thị đông đúc, khiến hơn 180 người thiệt mạng. Con số thương vong được dự kiến thậm chí còn cao hơn. Bên cạnh đó, có nguồn tin cho biết đã xảy ra các cuộc tấn công nhằm vào các nhà ngoại giao phương Tây.

Sự thù địch giữa hai tướng lĩnh đã phủ bóng đen nền chính trị Sudan. Cả hai đều xây dựng sự nghiệp của mình bằng cách tiến hành trấn áp các cuộc nổi dậy ở vùng Darfur phía Tây đất nước từ năm 2003. Những hành động tàn bạo nhằm chống lại cuộc nổi dậy thậm chí bị một số người coi là hành động diệt chủng. Dagalo, được mọi người biết đến với tên gọi Hemedti, nổi tiếng với tư cách là thủ lĩnh của một lực lượng dân quân Arập thân chính phủ khét tiếng có tên Janjaweed, tiền thân của RSF.

Sau khi tham gia lực lượng quân sự với mục tiêu từ năm 2019 là đảo chính để đánh bật nhà độc tài cầm quyền lâu năm Omar Hassan al-Bashir, Burhan và Hemedti đã phối hợp lật đổ chính phủ dân sự lãnh đạo vào năm 2021. Suốt giai đoạn này, các binh sỹ không ngừng đe dọa và đàn áp các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và những người bất đồng chính kiến ở Sudan, trong khi một loạt cường quốc nước ngoài coi cả hai như “con rối” trong các trò chơi khu vực của riêng họ.

Lãnh đạo một đất nước bị chia cắt nhiều năm bởi các lực lượng dân quân và quân nổi dậy, cả hai đang mắc kẹt trong một cuộc xung đột kinh điển. Alan Boswell, nhà phân tích chuyên về các vấn đề vùng Sừng châu Phi, Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế, nói với “Financial Times”: “Cả hai đều có các cơ sở trên cả nước. Họ nhìn nhận cuộc chiến như sự sống còn. Đây là một cuộc cạnh tranh quyền lực thuần túy để xem ai sẽ kiểm soát Sudan”.

Burhan và Hemedti từng được kỳ vọng sẽ là những người dẫn dẵn quá trình trở lại dân chủ cho nền chính trị Sudan, song cả hai đều đã chùn bước vì những lý do riêng. Tờ “Asharq Al-Awsat” lý giải: “Việc không thể thành lập chính phủ trong khi tình hình kinh tế và an ninh trong nước ngày càng xấu đi đã khiến các lực lượng quân dân sự khác nhau phải ký một thỏa thuận khung vào tháng 12 năm 2022, vốn được dư luận đồng tình cũng như được các bên quan trọng trong cộng đồng khu vực và quốc tế ủng hộ”.

Khói bốc lên sau giao tranh tại Khartoum, Sudan, ngày 19/4/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)

Tuy nhiên, những mâu thuẫn trong việc thành lập một lực lượng quân sự phi chính trị đã đẩy hai nhà lãnh đạo tới xung đột. Cuộc chiến đã dập tắt mọi hy vọng về việc nhanh chóng khôi phục chế độ dân sự, và rằng xung đột có nguy cơ thu hút nhiều tác nhân bên ngoài, tràn qua biên giới Sudan nếu không được ngăn chặn sớm.

Nhà bình luận Mat Nashed viết trên tạp chí “New Lines”: “Giao tranh có thể biến thành một cuộc xung đột kéo dài, với nhiều lo ngại rằng cuộc chiến có thể lôi kéo thêm các nhân tố khu vực và các nước láng giềng như Sát, Ai Cập, Eritrea và Ethiopia. Cuối cùng, không ai biết liệu RSF hay quân đội sẽ thắng, nhưng rõ ràng họ đã làm đảo lộn khu vực”.

Hỗn loạn ở Sudan cũng phần nào được kích động bởi những “người chơi” bên ngoài. Chế độ cầm quyền lâm thời của Burhan và Hemedti từng được một số quốc gia Arập rót hàng tỷ USD tài trợ. Nhiều cường quốc khu vực để mắt đến Biển Đỏ.

Lực lượng RSF của Hemedti được cho là kiểm soát phần lớn các mỏ vàng béo bở của Sudan, điều mang lại cho Hemedti nguồn tài chính mạnh nhờ hoạt động buôn bán trái phép quặng nhập lậu.

Một loạt các quốc gia kêu gọi chấm dứt chiến sự. Nhưng cả hai lãnh đạo quân sự đối địch đều tuyên bố sẽ đè bẹp đối phương và có rất ít dấu hiệu lùi bước. Thực tế các quốc gia phương Tây hiện có rất ít đòn bẩy. Sudan phần lớn đã bị cô lập kể từ khi Hemedti và Burhan lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính năm 2021, đặt dấu chấm hết cho một chính phủ dân sự tồn tại chỉ trong thời gian ngắn.

Quốc gia vùng Sừng châu Phi nợ nần chồng chất cần hàng chục tỷ USD để vực dậy nền kinh tế, song các thỏa thuận khó có thể xảy ra chừng nào hai tướng lĩnh vẫn nắm quyền và tranh đấu. Nền kinh tế của Sudan sa sút sau khi miền Nam giàu dầu mỏ giành độc lập vào năm 2011, trong khi tình trạng siêu lạm phát đã dẫn đến các cuộc biểu tình thường xuyên trên đường phố.

Việc nhà lãnh đạo độc tài Bashir bị lật đổ từng giúp Sudan, quốc gia lớn thứ ba của châu Phi, phần nào thoát khỏi việc bị cô lập. Bộ Ngoại giao Mỹ đã xóa Sudan khỏi danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng trong bối cảnh tuyệt vọng hiện nay, không nhà lãnh đạo quân sự nào nên được ủng hộ hay được coi như nhân tố ổn định tình hình./.

Có thể bạn quan tâm
Tìm kiếm, quy tập và trả lại tên cho liệt sỹ chính là mệnh lệnh trái tim

Tìm kiếm, quy tập và trả lại tên cho liệt sỹ chính là mệnh lệnh trái tim

08:20 25/07/2024

Đất nước đã thống nhất, hòa bình nhưng nỗi đau chiến tranh để lại vẫn hiện hữu; trong đó việc tìm kiếm, quy tập, trả lại tên cho liệt sỹ chính là mệnh lệnh trái tim, là đạo lý “uống nước nhớ nguồn.”

Các bên xung đột ở Sudan đạt thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 7 ngày

Các bên xung đột ở Sudan đạt thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 7 ngày

07:00 03/05/2023

Tổng thống Nam Sudan nhấn mạnh tầm quan trọng của một lệnh ngừng bắn kéo dài hơn nữa cũng như tầm quan trọng của việc chỉ định các đại diện hòa đàm.

Khách du lịch đến Đà Nẵng đã chạm mốc năm 2019

Khách du lịch đến Đà Nẵng đã chạm mốc năm 2019

07:00 17/04/2023

Ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng - cho biết: Về tổng thể, trong 3 tháng đầu năm 2023, số lượng khách...

'Vàng tặc' dựng lều trại, cày xới đồi núi ở thủ phủ vàng Phước Sơn khai thác vàng trái phép

'Vàng tặc' dựng lều trại, cày xới đồi núi ở thủ phủ vàng Phước Sơn khai thác vàng trái phép

18:40 26/04/2024

Những ngày qua, núi đồi ở xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, Quảng Nam bị 'vàng tặc' cày xới, những hầm lò chi chít về đào, hàng chục lều bạt, lán trại dựng lên, bãi tuyển quặng để khai thác vàng trái phép.

Phương Tây gây sức ép với Trung Quốc về khả năng cấp vũ khí cho Nga

Phương Tây gây sức ép với Trung Quốc về khả năng cấp vũ khí cho Nga

11:30 03/03/2023

Các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu liên tục cảnh báo Trung Quốc không cấp vũ khí cho Nga, đồng thời tung tin đang thảo luận về các biện pháp trừng phạt, nếu việc đó xảy ra.

Cận cảnh quá trình khoan xuyên núi khắc phục sự cố sập hầm đường sắt qua đèo Cả

Cận cảnh quá trình khoan xuyên núi khắc phục sự cố sập hầm đường sắt qua đèo Cả

15:30 16/04/2024

Sáng 15/4, tại hầm đường sắt Bãi Gió (Khánh Hòa), ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó giám đốc Ban Quản lý dự án 85 (Bộ GTVT), cho biết đơn vị đang huy động hơn 200 kỹ sư, công nhân triển khai nhiều mũi thi công để khắc phục sự cố, phấn đấu thông tuyến đường sắt Bắc - Nam trong thời gian sớm nhất. Sau khi bàn bạc với các bên liên quan, các đơn vị thi công bổ sung phương án khoan nhiều mũi từ trên sườn núi, lồng ống bơm bê tông xuống hầm đường sắt qua Đèo...

Thêm 65 triệu đồng hỗ trợ bé sơ sinh mắc bệnh tim ở Quảng Nam

Thêm 65 triệu đồng hỗ trợ bé sơ sinh mắc bệnh tim ở Quảng Nam

10:00 10/04/2023

Cuối tuần qua, Đoàn Thanh niên và Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Điện Nam Bắc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam phối hợp với nhóm Bước chân thiện nguyện, câu lạc bộ Kết nối trái tim và nhóm thiện nguyện Phước Thiện tổ chức đêm giao lưu ca nhạc mang chủ đề “Chung một tấm lòng”. Chương trình nhằm kêu gọi quyên góp, hỗ trợ cho gia đình anh Nguyễn Thanh Quang (36 tuổi) và chị Đinh Thị Lệ (32 tuổi, vợ anh Quang, trú khối Bình Ninh, phường Điện Nam Bắc,...

Thí sinh, giáo viên ở Thái Bình ‘ngã ngửa’ vì chênh lệch điểm thi vào lớp 10

Thí sinh, giáo viên ở Thái Bình ‘ngã ngửa’ vì chênh lệch điểm thi vào lớp 10

19:30 31/07/2024

Nhiều phụ huynh, học sinh và một số giáo viên trường THCS tại Thái Bình bức xúc vì điểm thi không phản ánh đúng kết quả làm bài của thí sinh do đó họ kiến nghị phúc khảo và nộp đơn tố giác tới các cơ quan chức năng.

Tin thế giới 7-2: Nga triệu đại sứ Israel; 31 con tin ở Dải Gaza đã chết

Tin thế giới 7-2: Nga triệu đại sứ Israel; 31 con tin ở Dải Gaza đã chết

08:10 07/02/2024

Israel nói 31 con tin ở Dải Gaza đã chết; Nga triệu đại sứ Israel vì chỉ trích Ngoại trưởng Lavrov; và công ty drone của Thổ Nhĩ Kỳ xây nhà máy ở Ukraine... là một số tin tức thế giới đáng chú ý ngày 7-2.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới