'Ông hội đồng' Hồ Ê Nót

07:20 08/09/2023

TP - Tấm lòng và những việc làm của Hồ Ê Nót, đại biểu HĐND xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị luôn vì quyền lợi của dân bản chẳng khác gì câu chuyện cổ tích giữa đại ngàn Trường Sơn.

TỪNG ĐI CẢI TẠO

Ngôi nhà sàn của Hồ Ê Nót ở thôn Cu Pua vững chãi bên mép sông Đakrông. Lúc tôi đến, anh vừa đi họp về. “Ông hội đồng” người dân tộc Vân Kiều sinh 1974 này dáng người nhỏ song ánh mắt cương nghị, tác phong nhanh nhẹn. Anh bảo: “HĐND xã vừa họp bàn về dự án khai thác mỏ đá. Phấn khởi lắm! Dự án sẽ tạo kế sinh nhai, công ăn việc làm cho người dân”.

Vợ chồng ông Hồ Chốp sinh được 6 người con, Ê Nót là con cả. Ông Chốp kể, thời bấy giờ, ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm nhưng Nót vẫn được đến trường trong ánh mắt thèm muốn của đám trẻ bản. Do bản tính phá phách, đến lớp 6 thì Nót bỏ học “đi bụi”. Những tệ nạn xã hội dần len lỏi, thấm dần lên vùng cao đã biến Nót trở thành một kẻ lì lợm, nghiện rượu, thuốc lá, cờ bạc, trộm cắp, đâm thuê chém mướn... Một tuần kiểu gì cũng phải lên Công an “uống trà” vài lần, rồi đi cải tạo, lao động công ích mà vẫn chứng nào tật ấy.

Tiền Phong Công của Hồ Ê Nót (người chỉ tay) đối với đồng bào Vùng Kho rất lớn 1

Công của Hồ Ê Nót (người chỉ tay) đối với đồng bào Vùng Kho rất lớn

Bỗng dưng một ngày cả thôn Cu Pua xôn xao việc Hồ Ê Nót cưới cô Hồ Vân hiền dịu nhất bản làm vợ. Tưởng đâu lấy vợ rồi thì Nót sẽ tỉnh ngộ... Ê Nót ngượng ngùng: “Mặc dù miềng như vậy nhưng vợ vẫn thương. Chính những lần tỉnh dậy sau cơn say mềm, nhìn vợ bầm dập, con cái nheo nhóc đã thức tỉnh mình. Mình quyết tâm thay đổi”.

CHI HỘI TRƯỞNG PHỤ NỮ

Ê Nót từng đảm chức... Chi hội trưởng phụ nữ kiêm cán bộ “4 trong 1” của thôn. Ở gian chính nhà sàn của Ê Nót, ngay cạnh cửa chính là một tủ thuốc tây gắn chữ miễn phí, bên trong đầy đủ thuốc cảm, kháng sinh, bông, băng, gạc, thậm chí có cả… thuốc tránh thai và bao cao su. Ê Nót bảo: “Tủ thuốc này có từ năm 1997, thời mình làm cán bộ y tế thôn bản, kiêm Chi hội trưởng phụ nữ thôn Cu Pua. Đến năm 2002, chắc có lẽ nhờ “quản lý” chị em tốt nên tôi được bà con tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn, tổ trưởng vốn vay và đại biểu HĐND xã Đakrông nhiệm kỳ 2011-2016. Năm 2020, thôn Cu Pua sáp nhập vào thôn Vùng Kho, tôi không làm mấy chức đó nữa nhưng vẫn tiếp tục là đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2021-2026. Không rõ vì tiện lợi hay do tôi trước đây “mát tay” trong việc giảm “tốc độ” đẻ của chị em mà bà con vẫn để tủ thuốc ở nhà tôi. Để cạnh cửa thế này, bà con lấy dụng cụ tránh thai xong là đi ngay, đỡ xấu hổ. Trước đây cực lắm, nhà nào cũng “xòn xòn”, ít thì 3-4 con, nhiều thì 6-7, giờ thì khác rồi”.

Tiền Phong Vùng Kho-bản nói không với bia rượu 1

Vùng Kho-bản nói không với bia rượu

Tiền Phong Hồ Ê Nót 1

Hồ Ê Nót

Thời điểm đó, chị em cả thôn từ già đến trẻ đều mù chữ. Lúc đầu, Hồ Vân vợ Ê Nót học hết lớp 1 được bầu làm Chi hội trưởng nhưng vì mải nương rẫy nên cái chữ trong đầu nó cứ rơi rớt dần thì sao tuyên truyền được. Lớp 6 như Ê Nót lúc ấy là “đỉnh” nhất thôn. Thấy bà con đẻ nhiều quá, khổ quá nên anh “ôm” luôn chức đó, rồi tranh thủ nghiên cứu tài liệu để nói cho bà con hiểu về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình. Ê Nót kể, việc tiếp cận nam giới không khó, nhưng với chị em không đơn giản. Mỗi khi nói chuyện “vòng kinh”, “đặt vòng”, “bao cao su”, “thuốc tránh thai”… là chị em bỏ đi, thậm chí còn buông những lời khó nghe như “Đồ vô duyên”, “Ta thích thì ta đẻ”, “Thằng Nót rỗi hơi à”…

Ông Hồ Văn Dừm-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Đakrông tấm tắc: “Cái công của Hồ Ê Nót đối với bà con Vùng Kho nhiều như lá cây trên rừng vậy. Việc hiến đất, tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch, nói không với bia rượu... đến nay vẫn được duy trì và nhân rộng. Có những cán bộ cơ sở biết việc, hết lòng vì dân như Ê Nót, chúng tôi rất yên tâm và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng với người dân Vùng Kho”.

Không nản chí, bỏ ngoài tai mọi lời bà con đàm tiếu, Ê Nót áp dụng chiến thuật “mưa dầm thấm lâu”. “Thật ra tôi cũng lấy gia đình mình và các gia đình ít con để phân tích cho bà con hiểu vì sao đông con thì đói nghèo cứ bám riết. Bà con thấy nhà nào 2-3 đứa thì có cuộc sống có dư dả hơn, dần dần nghe theo. Thấy cuộc sống khá hơn, nhiều chị em lại đến tìm miềng hỏi cách làm sao vợ chồng vẫn “gần gũi” mà không “thêm người”, Ê Nót nói.

THÔN KHÔNG UỐNG RƯỢU BIA

Ở Vùng Kho, đi đến đâu cũng thấy song song dòng chữ Vân Kiều và chữ Việt: “VIL TƠ BỬN NGUÃIQ BLOONG BIA-THÔN KHÔNG UỐNG RƯỢU, BIA” được viết trang trọng trên cửa mỗi ngôi nhà. Một chuyện lạ miền sơn cước.

Hơn 10 năm trước, do say rượu khi đi đám cưới, Ê Nót bị tai nạn gãy hai chân, nằm viện điều trị hơn 7 tháng trời. “Nhưng mình còn may mắn hơn nhiều người bị tàn phế suốt đời, trở thành gánh nặng cho gia đình. Và còn đau xót hơn có những gia đình vĩnh viễn mất đi người thân”. Trăn trở với nỗi đau đó, Ê Nót “đi từng ngõ, gõ từng nhà, tuyên truyền từng người dân” về tác hại của rượu, bia; họp thôn, vận động đưa quy định không uống rượu, bia vào hương ước của thôn; đám ma, đám cưới hay liên hoan chỉ dùng nước ngọt, trà, cà phê, nước lọc... Anh phân công cho cán bộ thôn đảm nhiệm từng hộ dân; đến nhờ các già làng, người có uy tín giải thích cho bà con hiểu.

HIẾN ĐẤT XÂY TRƯỜNG HỌC

Ngày trước, đất và nhà của Ê Nót ở trên sườn đồi, phía trong Quốc lộ 9, tiện sản xuất, canh tác. Năm 2002, bà con tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn, anh rất trăn trở khi thấy trẻ em đi học xa, hiểm nguy rình rập bởi xe trọng tải lớn và mưa lũ. Là đại biểu HĐND, phải hành động vì dân. Nghĩ vậy nên khi biết huyện có dự án xây điểm trường ở thôn nhưng thiếu địa điểm, anh bàn với gia đình tình nguyện hiến đất xây trường. Không ít người tỏ ra băn khoăn trước ý định của Ê Nót bởi mảnh đất 120 m2 ở trung tâm thôn, gần quốc lộ, tiện sản xuất, đi lại... Nhưng Ê Nót quả quyết: “Không nơi nào thuận tiện hơn cho bọn trẻ bằng ở đây. Miềng không ở đây thì ở nơi khác nhưng trường học phải ở trung tâm bản”. Kể từ đó, đã hơn 20 năm, nhờ vị trí điểm trường thuận lợi hơn so với các bản khác, hàng trăm trẻ em thôn Cu Pua trước đây và thôn Vùng Kho ngày nay không phải bỏ học giữa chừng. Không chỉ học sinh mà nhờ có điểm trường thuận lợi, các thầy giáo, cô giáo cũng có thêm nhiều động lực để bám bản, gieo chữ.

Chưa dừng lại ở đó, một thời gian sau, thôn thiếu đất xây nhà sinh hoạt cộng đồng, thế là Ê Nót lại hiến 1.000 m2 đất của gia đình mình nữa. Chuyển xuống mé sông ở, không còn mảnh đất “vàng”, làm nương rẫy vất vả hơn nhưng cả nhà anh ai cũng thấy vui vì làm được việc nghĩa.

Có thể bạn quan tâm
Công an phong tỏa hiện trường, điều tra nghi án con gái sát hại mẹ kế ở Bình Dương

Công an phong tỏa hiện trường, điều tra nghi án con gái sát hại mẹ kế ở Bình Dương

14:00 14/04/2023

Cơ quan công an phong tỏa khu vực đường N2-D12 (phường Phú Tân, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), để điều tra nghi án con gái sát hại mẹ kế.

Triệu tập Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Triệu tập Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

11:40 21/04/2024

Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV sẽ khai mạc vào ngày 20/5, dự kiến bế mạc ngày 28/6 và được tiến hành theo 2 đợt.

Cứu sống hai người đuối nước trong dòng nước xiết ở Cao Bằng

Cứu sống hai người đuối nước trong dòng nước xiết ở Cao Bằng

19:50 14/06/2024

Trong quá trình đi bộ trên bờ sông Hiến ở trung tâm thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, một người dân địa phương thấy 2 người đuối nước nên nhanh chóng ra tay cứu giúp.

Người lao động nghèo vật lộn mưu sinh trong đêm giá rét đầu Đông

Người lao động nghèo vật lộn mưu sinh trong đêm giá rét đầu Đông

08:20 14/11/2023

Đêm 13/11 rạng sáng 14/11 là thời điểm rét nhất trong đợt rét đầu tiên của mùa Đông năm nay, nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội giảm còn 15 độ C. Trong đêm giá lạnh, nhiều người vẫn cần mẫn làm việc bất chấp thời tiết khắc nghiệt. Khoảng 23h, những người lao động nghèo vẫn oằn mình trên những chiếc xe đạp, gánh hàng rong, bám trụ tại từng con đường, ngõ phố. Công việc của họ bắt đầu từ 15h và kết thúc lúc 2-3h sáng hôm sau. Những công nhân vệ sinh...

KOICA tài trợ xây dựng Trung tâm chăm sóc người khuyết tật ở Quảng Trị

KOICA tài trợ xây dựng Trung tâm chăm sóc người khuyết tật ở Quảng Trị

14:00 14/04/2023

Dự án xây dựng Trung tâm Bảo trợ xã hội và Phục hồi chức năng dành cho người khuyết tật tỉnh Quảng Trị hướng tới mục tiêu cung cấp dịch vụ phục hồi, phúc lợi cho nạn nhân bom mìn, chất độc da cam...

Ngư trường biển Tây bị tranh cướp manh động kiểu xã hội đen

Ngư trường biển Tây bị tranh cướp manh động kiểu xã hội đen

06:40 10/01/2024

UBND tỉnh Cà Mau đã phải ra chỉ đạo trước tình hình tranh giành ngư trường biển Tây căng thẳng thời gian qua.

Học chuyên tin, đoạt giải quốc gia lịch sử

Học chuyên tin, đoạt giải quốc gia lịch sử

09:30 31/01/2024

Phạm Quốc Phương Trí - học sinh lớp 10 chuyên tin 2 Trường phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM - vừa gây bất ngờ khi giành giải khuyến khích học sinh giỏi quốc gia môn lịch sử.

Tú ông điều hành đường dây gái gọi 'Boss Long Xuyên' bị bắt giữ

Tú ông điều hành đường dây gái gọi 'Boss Long Xuyên' bị bắt giữ

18:30 16/06/2023

Trần Ngọc Diệp (SN 2002, trú tại phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) bị tạm giữ hình sự để điều tra hành vi “môi giới mại dâm”. Diệp là đối tượng sử dụng nickname “Boss Long Xuyên”, điều hành đường dây “gái gọi” liên tỉnh.

Trộm 65 triệu đồng của mẹ rồi dựng hiện trường giả đòi 'qua mặt' công an

Trộm 65 triệu đồng của mẹ rồi dựng hiện trường giả đòi 'qua mặt' công an

22:00 08/01/2024

Ngày 8/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) cho hay, đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Minh Tuấn (sinh năm 2005, ngụ xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch) - để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản. Trước đó, ngày 1/1, chị T.T.N. ở xã Liên Trường trình báo với Công an huyện Quảng Trạch về việc kẻ gian cưa song cửa sổ nhà chị, đột nhập phòng ngủ lấy trộm tổng số tiền trên 65 triệu đồng. Công an vào cuộc...

Co loi xay ra
Co loi xay ra