'Ma trận' sách tham khảo

06:20 19/08/2024

TP - Loạt bài “Ngổn ngang nỗi lo đầu năm học” trên báo Tiền Phong nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, trò chuyện với Tiền Phong về các giải pháp cho vấn đề này.

Là một đại biểu trong ngành giáo dục, bà đánh giá như thế nào trước “ma trận” các khoản thu đầu năm học?

Vấn đề này đã diễn ra từ lâu và cứ đến đầu năm học lại được nói tới. Rất nhiều phụ huynh, học sinh phản ánh về việc các cơ sở giáo dục thu nhiều, thu sai nguyên tắc, tức là lạm thu. Tôi nhìn nhận vấn đề này ở hai khía cạnh.

Cần rà soát, quản lý tốt hơn các đầu sách tham khảo (Ảnh minh họa)

Cần rà soát, quản lý tốt hơn các đầu sách tham khảo (Ảnh minh họa)

Thứ nhất, tại sao lại phải có những khoản thu ngoài? Hầu hết các khoản thu này đều nằm ở khối công lập chứ không phải ngoài công lập. Với các cơ sở giáo dục công lập, Nhà nước phân bổ kinh phí theo quy định. Chính vì mức đầu tư còn thấp, nên phải xã hội hóa một số khoản. Một mặt xuất phát từ nhu cầu của nhà trường, mặt khác từ nhu cầu của chính phụ huynh học sinh. Ví dụ, lớp học chỉ có quạt điện, ngân sách không chi trả lắp điều hòa, muốn có, phụ huynh phải trang bị. Hay hệ thống âm thanh, muốn hiện đại, tốt hơn thì có thể xã hội hóa, rồi nước uống, và nhiều thứ khác.

Về phía nhà trường, tôi được biết, ngoài lương giáo viên, ngân sách còn chi một khoản chi thường xuyên cho nhà trường, nhưng không nhiều. Qua khảo sát của tôi tại một số trường học ở Hải Dương, số tiền đó chỉ dao động từ 90 - 150 triệu đồng. Số tiền này chi cho một năm học với rất nhiều hoạt động là rất ít ỏi, nên buộc phải xã hội hóa.

Để tránh tình trạng lạm thu, HĐND các tỉnh, thành phố đã ban hành danh mục các khoản phải đóng góp, nhà trường được xã hội hóa nhưng cũng quy định không quá bao nhiêu tiền. Nếu thu ngoài danh mục ban hành là thu sai.

Vậy giải pháp căn cơ cho vấn đề này là gì, theo bà?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga.

Trước tiên về thể chế, cơ quan quản lý nhà nước phải rà soát lại việc giao kinh phí cho các trường, nếu được thì nên cải thiện. Đi tiếp xúc cử tri, tôi thấy cử tri ý kiến rất nhiều vì định mức giao cho các trường rất thấp, vô cùng loay hoay, rất khó khăn. Do vậy, buộc phải xã hội hóa và ranh giới lạm thu là rất mong manh.

Đối với phụ huynh, tôi rất mong phải tìm hiểu thật kỹ những khoản thu góp đầu năm học, khoản nào bắt buộc, khoản nào xã hội hóa. Đặc biệt, khi họp hội phụ huynh học sinh (hội cha mẹ học sinh), có thể vài người khởi xướng, rồi quyết thay cho tập thể, mặc dù có thể những khoản thu đó chưa phù hợp với điều kiện của các gia đình khác. Phụ huynh thấy những khoản thu không hợp lý, cần phản ánh với những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm, xem khoản thu đó ra sao.

Về phía nhà trường, phải thực hiện tốt các quy định đã ban hành và cần giải thích rõ ràng, rành mạch về mỗi khoản thu.

Ngoài lạm thu, sách giáo khoa, sách tham khảo cũng là vấn đề bức xúc, lãng phí. Bà nhìn nhận thế nào và giải pháp cho vấn đề này ra sao?

Trước đây, mọi người hay nói nhiều đến việc sách giáo khoa với hình thức có bài tập cho học sinh điền luôn vào, chỉ sử dụng được một lần. Nhưng hiện nay, sau phản ánh kiến nghị, tôi được biết đã khắc phục được tình trạng này. Sách giáo khoa không còn kết cấu theo kiểu học sinh điền luôn vào nữa, trừ những cuốn như vở bài tập, có in đề bài, rồi để trống cho học sinh làm, dùng một lần như thế không gọi là sách giáo khoa.

“Với sách tham khảo, cần rà soát, quản lý tốt hơn nữa, tránh tình trạng cứ viết làng nhàng rồi xuất bản, đẩy phụ huynh vào “ma trận” khủng khiếp”

Nguyễn Thị Việt Nga

Thế nhưng, hiện mọi người đang băn khoăn, khi thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa, giao quyền chọn sách cho các cơ sở đào tạo. Nếu có sự thay đổi, ví dụ năm nay chọn bộ sách A, sang năm lại lựa chọn bộ sách B, sẽ dẫn tới lãng phí. Ngay cả sách mua về thư viện nhà trường rồi, nhưng vì không chọn nữa, cũng chỉ mang tính chất tham khảo, ít người sử dụng. Rồi một phần nhỏ lãng phí khác là các em học sinh chuyển trường, phải bỏ bộ sách cũ, mua sách mới.

Nhìn chung, sách giáo khoa dùng một lần đã cơ bản được khắc phục. Chỉ còn thực trạng sách tham khảo hiện nay nhiều quá, đôi khi phải mua những cuốn không cần thiết, gây lãng phí. Không phải phụ huynh nào cũng có đủ hiểu biết để phân biệt được cuốn nào thực sự cần thiết cho con mình. Chọn sách là việc của giáo viên, không phải việc của phụ huynh học sinh. Sách tham khảo in nhiều quá, xuất bản quá nhiều khiến phụ huynh rơi vào “ma trận”. Muốn mua cho con vài cuốn tham khảo cũng chẳng biết mua cuốn nào, vì nhiều đầu sách cũng na ná như nhau.

Nghịch lý thiếu biên chế giáo viên nhưng vẫn phải tinh giản, trong khi học sinh ngày càng đông hơn xảy ra ở nhiều nơi. Giải pháp cho vấn đề này ra sao, thưa bà?

Về biên chế, Bộ Nội vụ là cơ quan quản lý, nhưng Bộ GD&ĐT là cơ quan quản lý chuyên môn, ban hành quy định về quy mô trường lớp, trường chuẩn, lớp chuẩn… Hiện đang có sự vênh nhau ở chỗ đó. Với tổng số biên chế được giao, bao giờ cũng thiếu nếu thực hiện theo quy định của ngành giáo dục. Số lượng học sinh cứ tăng qua từng năm, nhưng lại phải giảm biên chế 10%. Các tỉnh nói không giảm biên chế ngành giáo dục, nhưng ý kiến khác lại bảo, không giảm giáo dục thì giảm ở đâu, vì ngành giáo dục bao giờ cũng chiếm nhiều biên chế nhất. Đấy là bài toán rất nan giải.

Để giải quyết vấn đề này, theo tôi, thông tư liên quan đến trường lớp của Bộ GD&ĐT cần rà soát lại thật kỹ, vì hiện quy mô lớp học trên thực tế khác nhiều so với quy định. Ví dụ, trước đây khi điều kiện cơ sở vật chất khó khăn, quy mô lớp học khác, mỗi lớp không quá 45 em. Nhưng hiện nay chúng ta đã có rất nhiều phương tiện hỗ trợ giáo viên. Khi đã ứng dụng tối đa các phương tiện hiện đại, tại sao chúng ta không rà soát, để quy mô to hơn một chút, lớp học đông hơn một chút nhưng vẫn dạy, vẫn học bình thường. Nếu làm điều này, bài toán thiếu giáo viên sẽ khác đi...

Cảm ơn bà.

Có thể bạn quan tâm
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak thăm và làm việc tại Long An

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak thăm và làm việc tại Long An

05:50 04/12/2023

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak cho rằng 'Net-Zero carbon là con đường tất yếu của các khu công nghiệp.

Xin bỏ qua lỗi vi phạm bất thành, 2 tài xế say xỉn tấn công cảnh sát giao thông

Xin bỏ qua lỗi vi phạm bất thành, 2 tài xế say xỉn tấn công cảnh sát giao thông

11:30 04/03/2024

Ngày 4/3, trả lời PV VTC News, đại diện Công an huyện Gia Bình (Bắc Ninh) cho biết, đơn vị đã tạm giữ Trịnh Xuân Thành, Nguyễn Xuân Chúc (đều trú ở huyện Gian Bình) để điều tra hành vi chống người thi hành công vụ. 'Cơ quan công an đang củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can trên', đại diện Công an huyện Gia Bình cho biết thêm. Ngày 4/2, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh Trịnh Xuân Thành và Nguyễn Xuân Chúc hành hung, chống...

Xe tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Xe tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

07:30 08/04/2024

Bình Thuận - Phần thùng xe tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Không có thiệt hại về người.

Vì sao nạn 'xe dù, bến cóc' ở TP.HCM còn nhiều?

Vì sao nạn 'xe dù, bến cóc' ở TP.HCM còn nhiều?

21:40 10/04/2024

Ngày 10-4, đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã giám sát UBND TP.HCM về thực hiện chính sách, pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023 ở TP.HCM.

Đường Nguyễn Văn Công gập ghềnh sỏi đá, người dân kêu than

Đường Nguyễn Văn Công gập ghềnh sỏi đá, người dân kêu than

08:00 26/03/2023

TPHCM - Thời gian qua, người dân sống ven đường Nguyễn Văn Công (Phường 3, quận Gò Vấp) phải lưu thông trên con đường nham nhở, tiềm ẩn nhiều nguy...

Cận cảnh 'điểm đen' ùn tắc nút giao Cổ Linh - Đàm Quang Trung, nơi chuẩn bị xây hầm chui

Cận cảnh 'điểm đen' ùn tắc nút giao Cổ Linh - Đàm Quang Trung, nơi chuẩn bị xây hầm chui

07:20 23/08/2023

Có cầu vượt nhưng do lưu lượng phương tiện đông, đặc biệt là cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 sắp thông xe nên nút giao đường Cổ Linh - Đàm Quang Trung (Long Biên) đang được xem là 'điểm đen' ùn tắc mới tại Hà Nội. Để giải quyết tình trạng này, thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch xây thêm hầm chui tại đây.

Quy định 144-QĐ/TW: Bồi dưỡng sức mạnh nội sinh của Đảng

Quy định 144-QĐ/TW: Bồi dưỡng sức mạnh nội sinh của Đảng

11:50 16/07/2024

Nhiều cán bộ, đảng viên tỉnh Nghệ An khẳng định Quy định 144-QĐ/TW góp phần phát huy sức mạnh nội sinh của Đảng và hệ thống chính trị trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Cần Thơ: Bắt giám đốc 3 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới nhận hối lộ

Cần Thơ: Bắt giám đốc 3 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới nhận hối lộ

20:00 02/03/2023

Châu Ngọc Ý khai đã nhận tiền của các chủ phương tiện để hợp thức hóa các hồ sơ cải tạo xe cơ giới các loại đối với những phương tiện không đủ hồ sơ kỹ thuật theo quy định.

Người dân dùng xe múc nâng dây cáp sà ngang quốc lộ để các xe lưu thông

Người dân dùng xe múc nâng dây cáp sà ngang quốc lộ để các xe lưu thông

11:30 02/03/2023

Bình Thuận - Cột điện bị xe làm gãy khiến dây cáp sà ngang Quốc lộ 1 khiến các xe lưu thông khó khăn, xếp hàng dài. Người dân đã...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới