Sách của nhà nghiên cứu người Mỹ David Biggs đặt ra những câu hỏi về tác động lâu dài của chiến tranh đối với môi trường ở Việt Nam.
Trong lịch sử, một số nhà tư tưởng quân sự và kinh tế học từng đưa ra khái niệm về sự hủy diệt sáng tạo, rằng sự tàn phá của chiến tranh như những dấu chân trống rỗng tạo ra không gian phát triển mới.
Thế nhưng, điều gì sẽ xảy ra khi sự hủy diệt còn chưa hoàn tất và mối nguy hiểm từ tàn tích chiến tranh vẫn tồn tại trong nhiều năm sau khi xung đột kết thúc? Với tác phẩm Dấu chân chiến tranh (2018), nhà nghiên cứu David Biggs khảo sát ảnh hưởng của chiến tranh ở Việt Nam, nhất là vùng căn cứ Phú Bài và những thung lũng sơn cước Thừa Thiên Huế. Thông qua phương pháp nghiên cứu liên ngành, ông vén bức màn cho độc giả thấy quá trình tổn thương và biến dạng, đứt gãy và tái thiết của môi trường tự nhiên cùng văn hóa bản địa. Theo tác giả, việc sử dụng từ "dấu chân" là phép ẩn dụ có chủ ý, đại diện cho những gián đoạn trong quá khứ.
Sách được viết từ thời điểm Việt Nam bùng nổ kinh tế vào đầu thế kỷ 21, nội dung sắp xếp theo dòng thời gian. Hai chương đầu, Địa hình ẩn và Địa khai hóa, là bản phác thảo cần thiết để xác định các yếu tố quân sự và môi trường quan trọng của vùng duyên hải. Bắt đầu từ thời sơ khởi mà người Việt hiện đại định cư ven biển vào những năm 1400, Biggs nghiên cứu giai đoạn thuộc địa của Pháp (1884-1945) trước khi chuyển sang tập trung vào các cuộc chiến tranh hiện đại.
Bốn chương sau của cuốn sách chuyển sang một trong những giai đoạn hủy diệt quân sự khốc liệt nhất trên thế giới, từ thời điểm hậu chiến vào mùa hè năm 1945, những thách thức để lại sau Hiệp định Geneve năm 1954, cho đến sự can thiệp của quân đội Mỹ và thời kỳ hậu chiến.
Mang phong cách của một nghiên cứu khoa học với lập luận chặt chẽ, đối chiếu dựa trên nhiều nguồn dữ kiện, điều khiến tác phẩm không trở nên khô khan là những suy tư của tác giả. Ông còn đề cập đến những ân tình với vùng đất, đất nước ông gắn bó.
Sinh trưởng trong chiến tranh thập niên 1970, David Biggs là nhân chứng cho thời kỳ đó, do có thời gian sống ở các căn cứ quân sự. Khi còn nhỏ, ông thường đến thăm các bảo tàng quân sự và được nghe chuyện từ bạn bè của bố mẹ, những người phục vụ trong quân đội. Sau đại học, ông đến Việt Nam và dạy tiếng Anh với vị trí tình nguyện viên. Ở bậc cao học, ông học chuyên ngành lịch sử môi trường và Việt Nam học, học ngôn ngữ và nghiên cứu về văn khố Việt Nam.
Ý tưởng về dự án nghiên cứu Dấu chân chiến tranh bắt đầu từ 2006 khi ông đến Huế. Đó là lúc ông cảm thấy "tôi tìm thấy Huế (hoặc có thể Huế tìm thấy tôi)". Ông nhanh chóng nhận thấy một khu vực có hàng chục lô đất trống trải dài, mặt đường hư hỏng, không người ở, trong khi xung quanh là một dải làng mạc và nhà máy mới đông đúc. "Tại sao chúng vẫn trống rỗng như vậy?", ông tự hỏi.
Thông qua hàng trăm bức ảnh thuộc tài liệu quân sự được giải mật, các cứ liệu tại Huế, TP HCM và Mỹ, tác giả đã trình bày lại bức tranh "cảnh quan bị quân sự hóa lâu đời, thông qua nhiều lớp công trình xây dựng và tàn tích chiến tranh". Với ông, "lịch sử không thể cung cấp một cái nhìn trung dung cho nhà nghiên cứu", nhưng nếu sàng lọc cẩn thận cộng thêm một chút may mắn, người ta có thể tìm thấy những thỏi vàng có giá trị.
Sử gia Richard P. Tucker từ Đại học Michigan nhận định: "Dấu chân chiến tranh là cuốn sách lớn thứ hai của David Biggs về Việt Nam. Ông tài tình trong việc sử dụng các nguồn tư liệu tiếng Việt cùng các cuộc phỏng vấn sâu rộng với người địa phương. Đây là một câu chuyện hấp dẫn được ông kể lại bằng một thứ văn xuôi trôi chảy, sinh động và thậm chí trữ tình mà qua đó chúng thể hiện cái nhìn sâu sắc, đầy thấu cảm cả trên phương diện xã hội và hệ sinh thái".
"Cuốn sách đáng được hoan nghênh khi nghiên cứu về nơi xảy ra các xung đột quân sự", trang Environmental History viết.
Tác giả David Biggs tốt nghiệp Cử nhân ngành Lịch sử, Đại học North Carolina (1992), nghiên cứu Tiến sĩ tại Đại học Washington (1996-2004). Các công trình nghiên cứu của ông phân tích mối quan hệ và tương tác của con người đối với các hệ thống thiên nhiên. Khoanh vùng khảo sát của David Biggs chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Năm 2019, ông từng xuất bản cuốn Đầm lầy - Kiến tạo quốc gia và tự nhiên Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngạn Bình
Khán giả phải trả hàng ngàn USD mới có cơ hội xem các thí sinh Hoa hậu Hoàn vũ 2024 trình diễn váy dạ hội trong một đêm tiệc gala.
Chuyện tình giữa Huỳnh Hiểu Minh và Diệp Kha lâu dài khiến công chúng bất ngờ.
13 năm kể từ thành công của “Chuyện tình cây táo gai”, sự nghiệp của Đậu Kiêu, Châu Đông Vũ có nhiều khác biệt.
Theo thống kê của truyền thông Trung Quốc, ' Đường triều quỷ sự lục ' của Dương Húc Văn vẫn giữ được phong độ trên các bảng xếp hạng phim...
Trong năm 2023, không ít sao Việt nhận phải sự chỉ trích từ công chúng bởi đưa ra những phát ngôn gây tranh cãi. Nhiều khán giả thậm chí chọn cách “quay lưng” sau loạt câu nói “khó đỡ” từ thần tượng. Xuân Bắc và câu chuyện 'cái tát của mẹ' Ngay những ngày đầu năm 2023, NSƯT Xuân Bắc khiến cộng đồng mạng sục sôi khi đăng tải bài viết 'Cái tát của mẹ' trên trang cá nhân. Nội dung Xuân Bắc chia sẻ xoay quanh câu chuyện người con chê bánh chưng mẹ...
'Cửu Long thành trại: Vây thành' đạt một triệu USD (hơn 25 tỷ đồng) sau 10 ngày công chiếu tại Việt Nam. Phim 18+ có Cổ Thiên Lạc, Hồng Kim Bảo đang giữ kỷ lục là tác phẩm Hong Kong, Trung Quốc có doanh thu cao nhất mọi thời tại rạp Việt.
Sách 'Nói hay đừng' gồm các bài viết trong 50 năm làm báo của Trần Đức Chính.
Chuyên gia tội phạm ở Hong Kong (Trung Quốc) cho rằng nhà chồng cũ của Thái Thiên Phượng biết luật phạm luật. Những tình tiết mới cho thấy vụ án đi theo chiều hướng phức tạp và làm khó cơ quan điều tra.
Viêm Á Luân - sao Đài Loan đóng 'Thơ ngây' - nhận án tù treo do quay, phát tán video sex của người vị thành niên.