Xung đột Nga-Ukraine: Không chỉ trên thực địa, những trận 'giao tranh vô hình' khác khốc liệt hơn đang nổ ra

13:50 17/12/2023

Cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn đang diễn ra với thế trận giằng co. Trên bầu trời, chia cắt đất nước Ukraine còn là những giao tranh vô hình khác đang diễn ra khốc liệt.

Xung đột Nga-Ukraine: Không chỉ trên thực địa, những trận 'giao tranh vô hình' khác khốc liệt hơn đang nổ ra

Quân đội Ukraine vận hành máy bay không người lái Punisher để tấn công các mục tiêu quân sự ở khu vực gần Vuhledar, Ukraine, ngày 7/11/2023. (Nguồn: Getty)

Cả Nga và Ukraine đều liên tục cập nhật, phát triển các thế hệ máy bay không người lái (UAV) và chiến thuật chống UAV. UAV thường sử dụng liên lạc vô tuyến để điều khiển và truyền thông tin tình báo quan trọng thu thập được cho chỉ huy, các khẩu đội pháo và bệ phóng tên lửa. Do đó, cả Nga và Ukraine đều tăng cường hoạt động tác chiến điện tử với mục đích gây nhiễu tần số vô tuyến và nghi binh, đánh lạc hướng tên lửa để tiêu diệt UAV. Chỉ tính riêng Ukraine đã mất khoảng 5.000-10.000 UAV mỗi tháng.

Trên thực tế, trò chơi “mèo vờn chuột” này diễn biến rất nhanh.

Không ngừng nâng cấp

Tại một Hội thảo thường niên về xung đột điện tử diễn ra mới đây, các chuyên gia Ukraine và NATO nhận định, công nghệ cần phải được nâng cấp liên tục trong khoảng 8 tuần/lần. Thiếu tướng Không quân Blythe Crawford, chỉ huy Trung tâm tác chiến Không gian và Không quân của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh (ASWC) cho biết: “Môi trường điện từ ở phía Đông Donbas hiện phức tạp nhất trên thế giới. Nếu bạn đang ra phiên bản 1.1, bạn chỉ có 8 tuần trước khi phải đưa ra phiên bản 1.2”.

Tham quan các mẫu UAV mới nhất tại Hội thảo, Đại úy Iaroslav Kalinin, một sĩ quan dự bị và là doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ người Ukraine thừa nhận: “Mọi thứ được trưng bày ở đây sẽ trở nên lỗi thời trong hai tháng tới”.

Tin liên quan
Xung đột Nga-Ukraine:
Xung đột Nga-Ukraine: 'Cuộc chiến' máy bay không người lái

Các UAV cỡ lớn phục vụ mục đích quân sự như Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ từng nổi tiếng vào thời điểm bắt đầu cuộc xung đột, nay phải nhường chỗ cho những máy bay không người lái mini (mini drone).

Thậm chí, nhiều UAV hiện được ứng dụng cả chế độ xem góc nhìn thứ nhất (FPV drone) - chế độ người điều khiển có thể sử dụng kính thực tế ảo (VR) để quan sát như đang quan sát trực tiếp từ UAV.

Cả Nga và Ukaine đều sử dụng FPV drone tốc độ cao như một loại bom thông minh đặc biệt. Đại úy Iaroslav Kalinin tiết lộ, phía Ukraine thậm chí còn sử dụng FPV drone như máy bay đánh chặn để tiêu diệt UAV cỡ lớn của Nga.

Thiếu tướng Blythe Crawford cho rằng, bên nào chiếm ưu thế sẽ là bên có khả năng thực hiện đổi mới nhanh nhất. Nhưng sẽ là phía Nga hay Ukraine? Thiếu tướng Borys Kremenetskyi, Tuỳ viên quân sự Ukraine tại Washington cho biết, Moscow hiện cũng đang học hỏi và điều chỉnh chiến thuật rất nhanh chóng.

Theo Thiếu tướng Borys Kremenetskyi, khi cuộc xung đột nổ ra, phía Ukraine phải đối mặt với lực lượng hùng hậu hàng dài xe tăng, xe chở quân, xe tải tràn vào lãnh thổ. Lực lượng này sau đó dễ dàng bị ngăn chặn khi gặp sức kháng cự mạnh hơn dự kiến.

Khi xung đột tiếp diễn, phía Nga tiến hành cơ giới hóa như thời Chiến tranh Lạnh với các cuộc tấn công của lực lượng bộ binh. Đồng thời, Nga cũng không ngừng tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV nhằm vào các thành phố của Ukraine. Thiếu tướng Kremenetskyi cho biết, Nga cũng đã cẩn thận thay đổi đường bay sau mỗi cuộc tấn công và sử dụng UAV trinh sát để phát hiện các điểm yếu trong hệ thống phòng không vững chắc của Ukraine.

Trên không gian mạng, Nga bắt đầu chiến dịch bằng cách tấn công mạng lưới liên lạc ViaSat của quân đội Ukraine, khiến Kiev buộc phải dựa vào hệ thống vệ tinh Starlink của Elon Musk để cứu vãn thế trận. Hệ thống Starlink có khả năng phục hồi đáng kể trước việc bị tấn công và gây nhiễu.

Thiếu tướng Kremenetskyi cảnh báo, Nga đã nghiên cứu tìm kiếm các khu vực có lượng “truy cập Internet” lớn và các dấu hiệu khác cho thấy thiết bị đầu cuối Starlink đang kết nối trực tuyến, sau đó nhắm mục tiêu tấn công.

Tuy nhiên, ông Kremenetskyi tin tưởng, Ukraine có thể thích ứng nhanh hơn phía Nga. “Khả năng đổi mới là một trong những thế mạnh của chúng tôi. Đặc biệt, trước những tổn thất nặng nề sau cuộc tấn công của Nga ở Crimea và miền Đông Donbass vào năm 2014, Ukraine đã cải tổ lực lượng vũ trang, cho phép lực lượng thuộc quyền ở khu vực tiền tuyến, những người lính đang trực tiếp hoạt động dưới các chiến hào và điều khiển UAV, có thể đưa ra nhiều sáng kiến hơn.

Chúng tôi trao nhiều quyền hành cho các sĩ quan cấp dưới. Những người lính của chúng tôi không cần phải chờ đợi mệnh lệnh từ Sở chỉ huy… Họ có thể sử dụng sáng kiến của mình ngay trên thực địa. Đó là một trong những lợi thế của chúng tôi”, ông nói.

Cuộc đua của các mô hình đổi mới

Nga từng gây nhiễu thành công, làm tê liệt các hệ thống chỉ huy của Ukraine vào năm 2014, nhưng điều đó đã không xảy ra vào năm 2022. Jeff Fischer, cựu sĩ quan của Không quân Mỹ, cho biết: “Nga từng dẫn đầu thế giới trong hoạt động kiểu này. Nhưng giờ điều đó giờ không còn nữa”.

Chuyên gia Jeff Fischer nhận định: Chắc chắn thông số kỹ thuật của các hệ thống do Nga sản xuất vẫn rất ấn tượng và các mẫu mà các cơ quan tình báo thu được đã hoạt động xuất sắc trong các cuộc thử nghiệm trên thực địa. Nhưng đó là khi chúng được vận hành bởi lực lượng do Mỹ đào tạo với sự hỗ trợ kỹ thuật hàng đầu. Trong bối cảnh xung đột thực tế đầy khó khăn và nhiều thay đổi bất ngờ, với việc bảo trì không đồng bộ và lực lượng luôn thường trực sự mệt mỏi, thiếu huấn luyện đầy đủ, hiệu suất giao tranh thực tế sẽ kém hơn rất nhiều".

Những máy bay không người lái mini (mini drone) đang được Nga và Ukraine sử dụng nhiều hơn trên thực địa. (Nguồn: Wired)

Cũng theo chuyên gia Fischer, thời gian đầu, Nga gặp nhiều khó khăn. Nhưng thực tiễn giao tranh khốc liệt đã buộc Nga phải thay đổi và thích ứng, học hỏi và huấn luyện.

Thiếu tướng Blythe Crawford lập luận, điều mà Nga còn thiếu là phát huy các sáng kiến từ dưới lên. Nhưng quốc gia này có thể khắc phục điều đó bằng khả năng huy động mọi nguồn lực sẵn có để phục vụ các mục tiêu của Tổng thống Vladimir Putin.

"Chính vì vậy, thay vì đặt câu hỏi về việc Nga hay Ukraine đang dẫn trước, thì đây có thể xem là cuộc đua của các mô hình đổi mới. Ukraine thực hiện mô hình đổi mới từ dưới lên theo kiểu phương Tây, trong khi Nga triển khai mô hình từ trên xuống cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của nền công nghiệp quốc phòng.

Khi cuộc xung đột tiếp tục diễn biến phức tạp và quyết tâm ủng hộ Ukraine của phương Tây ngày càng lung lay, cuối cùng mô hình nào sẽ thắng vẫn là điều khó dự đoán", Thiếu tướng Blythe Crawford cho hay.

Có thể bạn quan tâm
Lý do lính Ukraine không muốn từ bỏ súng AK

Lý do lính Ukraine không muốn từ bỏ súng AK

01:20 22/07/2024

Nhiều binh sĩ Ukraine thích sử dụng AK hơn súng phương Tây vì dễ tìm thấy đạn, một số thậm chí còn coi đây là chiến lợi phẩm quý giá.

13 phút cảnh sát Ecuador đột kích đại sứ quán Mexico

13 phút cảnh sát Ecuador đột kích đại sứ quán Mexico

20:30 08/04/2024

Cảnh sát đặc nhiệm Ecuador đột nhập vào đại sứ quán Mexico ở thủ đô Quito trong 13 phút, khống chế cựu phó tổng thống Glas đang tị nạn tại đây và chuyển đi.

Nữ Phó thủ tướng 38 tuổi giữ lửa cho giấc mơ EU của Ukraine

Nữ Phó thủ tướng 38 tuổi giữ lửa cho giấc mơ EU của Ukraine

09:10 02/04/2024

Ukraine chưa từng nghĩ có thể gia nhập EU, nhưng lộ trình đang dần rõ ràng hơn với họ nhờ nỗ lực dẫn dắt của Phó thủ tướng Olha Stefanishyna, một phụ nữ 38 tuổi.

Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ

Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ

06:50 08/09/2024

Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc đã đóng góp quan trọng vào kho tàng Công pháp quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia.

Chiến trường Ukraine tê liệt vì drone

Chiến trường Ukraine tê liệt vì drone

05:30 16/04/2024

Drone đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trên chiến trường Ukraine, giúp cả hai bên giám sát mọi hoạt động của đối phương, khiến mặt trận gần như tê liệt.

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

18:10 04/04/2024

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt. Hình ảnh những đường phố bị phá hủy nham nhở, những thiết bị quân sự cháy xém khắp nơi, người dân chịu cảnh tối tăm giữa mùa đông giá lạnh và những thông báo về số binh sỹ thiệt mạng của cả hai bên đang đẩy nỗi ám ảnh của chiến tranh đến tột cùng.

Israel tung đòn tập kích dữ dội nhất vào Lebanon

Israel tung đòn tập kích dữ dội nhất vào Lebanon

15:50 15/02/2024

Israel mở chiến dịch tập kích dài nhất và dữ dội nhất ở Lebanon trong 4 tháng qua, sau vụ tấn công của Hezbollah vào lãnh thổ nước này.

Pháp công bố dự luật cho phép người bệnh nặng có quyền chết

Pháp công bố dự luật cho phép người bệnh nặng có quyền chết

21:30 11/03/2024

Tổng thống Pháp công bố dự luật hợp pháp hóa việc cho phép người sắp qua đời vì bệnh nặng chọn cái chết bằng thuốc độc.

Giữa đàm phán biên giới với Trung Quốc, Thủ tướng Bhutan thăm Ấn Độ

Giữa đàm phán biên giới với Trung Quốc, Thủ tướng Bhutan thăm Ấn Độ

01:10 10/03/2024

Nhằm tăng cường quan hệ song phương, Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay dự kiến thăm Ấn Độ từ ngày 15-16/3.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới