Xác định nguyên nhân băng tan qua khảo sát Hải lưu vòng Nam Cực

16:20 19/12/2023

Một nhóm các nhà khoa học sẽ tham gia chuyến nghiên cứu kéo dài hơn một tháng trên tàu Investigator để đánh giá vai trò của Hải lưu vòng Nam Cực đối với tình trạng tan chảy của các thềm băng.

Một tảng băng trôi ở Nam Cực ngày 23/11. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) cho biết trong thời gian tới, các nhà khoa học Australia sẽ bắt đầu hải trình nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với dòng hải lưu mạnh nhất thế giới.

Vết nứt tại thềm băng Larsen C ở Nam Cực. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Một nhóm các nhà khoa học sẽ tham gia chuyến nghiên cứu kéo dài hơn một tháng trên tàu Investigator để đánh giá vai trò của Hải lưu vòng Nam Cực đối với tình trạng tan chảy của các thềm băng tại chính khu vực này.

Ngoài các nhà nghiên cứu thuộc CSIRO, tham gia dự án còn có các chuyên gia thuộc Sáng kiến Đối tác Chương trình Nam Cực do Chính phủ Australia tài trợ.

Hải lưu vòng Nam Cực là dòng hải lưu chảy theo chiều kim đồng hồ từ phía Tây sang Đông xung quanh lục địa, được coi là dòng hải lưu mạnh nhất trên thế giới.

Nhà khoa học trưởng của CSIRO Benoit Legresy cho biết dòng hải lưu này thường đóng vai trò ngăn nước ấm chảy đến Nam Cực và làm tan băng, song dòng nước ấm hiện nay đã đến khu vực này.

Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu về những dòng xoáy và động lực mà dòng hải lưu Nam Cực tạo ra, vốn đang được cho là nguyên nhân hàng đầu khiến nước ấm ngấm về phía Nam Cực.

Theo ông Legresy, có tới 5 dòng xoáy dẫn nhiệt, hay còn gọi là các “điểm nóng” xung quanh hải lưu vòng Nam Cực, đóng vai trò là “cửa ngõ” truyền nhiệt về phía Nam.

Nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu là truy tìm và nghiên cứu những cửa ngõ này để có lời giải cho hiện tượng nước ấm đổ về Nam Cực.

Bên cạnh đó, thông qua hải trình này, các nhà nghiên cứu cũng có cơ hội lần đầu tiên xác minh những hình ảnh chụp Nam Đại Dương do vệ tinh Surface Water and Ocean Topography (SWOT) ghi lại. Đây là vệ tinh do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA phối hợp triển khai với Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Pháp hồi tháng 12/2022.

Ngày 24/11, tảng băng trôi lớn nhất thế giới đã tách rời khỏi Nam Cực và trên đà dịch chuyển lần đầu tiên sau hơn ba thập kỷ.

Với diện tích gần 4.000km2, tảng băng trôi ở Nam Cực có tên A23-a có kích thước lớn gấp 3 lần thành phố New York của Mỹ. Khi tăng tốc, tảng băng khổng lồ này có thể sẽ trôi nhanh vào Hải lưu Vòng Nam Cực. Điều này đồng nghĩa với việc tảng băng sẽ hướng về phía Nam Đại Dương, nơi có nhiều tảng băng có diện tích lớn khác đang cùng trôi nổi tự do trên vùng biển này.

Kể từ khi tách ra khỏi thềm băng Filchner-Ronne ở Tây Nam Cực vào năm 1986, tảng băng trôi này phần lớn đã bị mắc kẹt ở phần dưới đáy biển Weddell.

Tuy nhiên, theo thời gian, A23-a đã thoát được ra ngoài. Những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy tảng băng nặng khoảng 1.000 tỷ tấn đang trôi nhanh qua phía Bắc của Bán đảo Nam Cực, do lực đẩy của gió và dòng chảy mạnh.

Theo nhà nghiên cứu người Anh Oliver Marsh làm việc tại Cơ quan Khảo sát Nam Cực, việc một tảng băng trôi có kích thước như thế này di chuyển là điều rất hiếm gặp, do đó các nhà khoa học sẽ theo dõi chặt chẽ quỹ đạo của A23-a.

Chuyên gia này nhận định: “Theo thời gian, trọng lượng của tảng băng trôi có thể giảm đi một chút, cho phép nó nổi lên khỏi đáy đại dương và bị dòng hải lưu đẩy đi. A23a cũng là một trong số những tảng băng trôi lâu đời nhất thế giới.

Ông Marsh dự tính khả năng A23a sẽ di chuyển đến đảo Nam Georgia (một hòn đảo ở Nam Đại Tây Dương) và điều này sẽ gây ra vấn đề rắc rối cho động vật hoang dã ở Nam Cực.

Hàng triệu con hải cẩu, chim cánh cụt và chim biển sinh sản trên đảo, cũng như tìm kiếm thức ăn ở vùng biển xung quanh sẽ bị ảnh hưởng.

Khối lượng của 40% thềm băng Nam Cực đã giảm mạnh trong 25 năm qua, làm tăng nguy cơ nước biển dâng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy phạm vi các thềm băng bị bào mỏng đi rộng hơn so với suy đoán trước đó, cung cấp thêm bằng chứng cho thấy lục địa này đang ngày càng bị tác động mạnh hơn bởi tình trạng ấm lên toàn cầu./.

Có thể bạn quan tâm
Đạn pháo “siêu chính xác” của Mỹ thất bại đối với Nga

Đạn pháo “siêu chính xác” của Mỹ thất bại đối với Nga

10:50 31/05/2024

Theo một báo cáo mới, Mỹ đã ngừng cung cấp đạn pháo dẫn đường Excalibur cho Ukraina do tỉ lệ trúng đích quá thấp.

Ngành đăng kiểm thiếu nhân lực trầm trọng, cán bộ bị khởi tố vẫn đi làm hết công suất

Ngành đăng kiểm thiếu nhân lực trầm trọng, cán bộ bị khởi tố vẫn đi làm hết công suất

09:00 01/03/2023

Các đăng kiểm viên bị cấm đi khỏi nơi cư trú đang làm việc hết công suất để phục vụ người dân đến xét xe. Họ vẫn phải đảm bảo...

Phát hiện con đường 7.000 năm tuổi dưới vùng biển Croatia

Phát hiện con đường 7.000 năm tuổi dưới vùng biển Croatia

08:30 14/05/2023

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những tàn tích ngập nước của một con đường 7.000 năm tuổi, nối một vùng đất nhân tạo cổ xưa với một hòn đảo của Croatia.

Kéo phanh tay sau khi đi mưa có làm phanh bị gỉ sét?

Kéo phanh tay sau khi đi mưa có làm phanh bị gỉ sét?

14:21 12/12/2023

Nhiều tài xế gặp phải hiện tượng cụm phanh phía sau đã bó cứng do trước đó xe đi giữa trời mưa và phải lội nước. Hiện tượng bó phanh vì kéo phanh tay trong thời gian dài xảy ra với cả phanh đĩa và phanh đùm. Nguyên nhân là khi lọt nước kèm cát, bụi bẩn, các chi tiết bằng kim loại ở hệ thống phanh bị gỉ sét, má phanh do đó có thể không nhả khỏi đĩa. Các tài xế nhiều kinh nghiệm trong trường hợp này sẽ xử lý bằng cách dùng búa bọc lớp vải và gõ...

Không phải Võ Tắc Thiên, đây mới là người phụ nữ đầu tiên xưng đế ở Trung Hoa

Không phải Võ Tắc Thiên, đây mới là người phụ nữ đầu tiên xưng đế ở Trung Hoa

07:20 29/10/2023

Khi nói đến nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, người ta thường nghĩ ngay tới Võ Tắc Thiên, người lên ngôi hoàng đế năm 690. Tuy nhiên, ít người biết rằng, người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một cuộc nổi dậy và tự xưng hoàng đế là Trần Thạc Chân, người huyện Thuần An, thành phố Hàng Châu, tỉnh Giang Tô ngày nay. Sở dĩ Trần Thạc Chân không nổi tiếng như Võ Tắc Thiên, vì bà không có sức ảnh hưởng lớn, không có bí mật tranh đấu cung đình và...

Cảnh sát giao thông lý giải ngưỡng nồng độ cồn trong luật

Cảnh sát giao thông lý giải ngưỡng nồng độ cồn trong luật

07:00 15/11/2023

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định ngưỡng nồng độ cồn vi phạm. Trong khi đó, Nghị định 100 vẫn xử phạt trường hợp dưới ngưỡng. Vậy điều...

Voi tìm cách cứu tê giác mắc kẹt khỏi bầy sư tử

Voi tìm cách cứu tê giác mắc kẹt khỏi bầy sư tử

06:00 11/01/2024

Đàn voi hợp sức đuổi những con sư tử tấn công tê giác mắc kẹt dưới hố nước, gây bất ngờ cho các du khách tham quan công viên Etosha.

Cách dập tắt đám cháy pin xe điện

Cách dập tắt đám cháy pin xe điện

13:40 19/11/2023

Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Việt Nam (VFRA) vừa công bố kết quả thử nghiệm khả năng dập tắt đám cháy pin xe điện...

Chưa đủ điều kiện chạy xe 50cc sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

Chưa đủ điều kiện chạy xe 50cc sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

07:10 11/04/2024

Theo đó “Người đủ 16 tuổi trở lên được phép điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3; Người đủ 18 tuổi trở lên được phép lái xe mô tô hai hoặc ba bánh có dung tích xi-lanh 50cm3 trở lên. Bên cạnh đó, người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với phương tiện và công dụng của xe đó”. Như vậy, người 14 tuổi chưa đủ điều kiện để lái xe 50cc theo quy định của pháp luật. Người đủ 16 tuổi trở lên mới đủ điều kiện điều khiển xe dưới 50cc và xe...

Co loi xay ra
Co loi xay ra