Việt Nam lên tiếng về tranh cãi Trung Quốc - Philippines liên quan Biển Đông

13:20 23/03/2024

Việt Nam bác bỏ mọi yêu sách trái luật pháp quốc tế ở Biển Đông, sau khi Trung Quốc và Philippines tranh cãi về cái gọi là "quyền lịch sử" tại khu vực.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng ngày 23/3 khẳng định Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách ở Biển Đông "trái luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam" được xác lập phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.

Bà Hằng đưa ra tuyên bố khi được đề nghị bình luận về phát biểu gần đây của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân và tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines về vấn đề Biển Đông.

Ông Uông Văn Bân trong cuộc họp báo hôm 14/3 ở Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc "có quyền lịch sử" trên Biển Đông, khi bình luận về phát ngôn của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos liên quan đến yêu sách "đường đứt đoạn" Bắc Kinh đơn phương vẽ ra.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Manila "xuyên tạc" quan điểm của Bắc Kinh và sử dụng vấn đề Biển Đông để "lôi kéo cường quốc bên ngoài nhằm gây mất ổn định, đe dọa hòa bình khu vực".

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Philiipines ngày 17/3 ra tuyên bố cho rằng nước này có chủ quyền từ lâu và đã thực thi kiểm soát hành chính trên các thực thể trong Biển Đông, trong đó có bãi cạn Scarborough cùng một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa. Manila bác bỏ khái niệm "quyền lịch sử" của Bắc Kinh cũng như những yêu sách Trung Quốc đưa ra trên Biển Đông.

Theo bà Hằng, Việt Nam mong muốn các quốc gia liên quan thực sự tôn trọng và tuân thủ các quy định của UNCLOS 1982, cùng đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định và tìm kiếm các giải pháp cơ bản, lâu dài ở Biển Đông.

"Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế, cũng như có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình được xác lập phù hợp với UNCLOS", bà Hằng nhấn mạnh.

Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc gần đây gia tăng ở Biển Đông, với nhiều vụ đối đầu, va chạm giữa tàu công vụ hai nước.

Cảnh sát biển Philippines (PCG) hôm 25/2 cáo buộc tàu hải cảnh và ba tàu khác của Trung Quốc tìm cách cản trở, xịt vòi rồng vào tàu công vụ và tàu tiếp tế Philippines hoạt động trên Biển Đông. PCG vài ngày sau thông báo phát hiện các chiến hạm của hải quân Trung Quốc trong khu vực gần bãi cạn Scarborough.

Bãi cạn Scarborough là rạn san hô vòng nằm cách đảo chính Luzon của Philippines khoảng 240 km và cách bờ biển đông nam Trung Quốc gần 900 km. Cả Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền với Scarborough, nhưng Bắc Kinh kiểm soát bãi cạn này từ năm 2012.

Thanh Danh

Có thể bạn quan tâm
Hội nghị về hòa bình Ukraine ở Saudi Arabia, mục đích, toan tính và kết quả

Hội nghị về hòa bình Ukraine ở Saudi Arabia, mục đích, toan tính và kết quả

07:40 11/08/2023

Hội nghị tại Jeddah, Saudi Arabia không phản ánh một bước tiến thực sự hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình có khả năng chấm dứt xung đột Nga-Ukraine trong tương lai gần.

Đạt kỷ lục 2,01% GDP, Đức lần đầu tuyên bố đáp ứng đủ chỉ tiêu của NATO về chi tiêu quốc phòng

Đạt kỷ lục 2,01% GDP, Đức lần đầu tuyên bố đáp ứng đủ chỉ tiêu của NATO về chi tiêu quốc phòng

06:30 15/02/2024

Lần đầu tiên kể từ năm 1992, Đức sẽ đáp ứng đúng chỉ tiêu quốc phòng do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) đặt ra là 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Đảo chính ở Bolivia: Tướng quân đội cầm đầu, Tổng thống Luis Ace hiệu triệu người dân hành động, bổ nhiệm tư lệnh mới

Đảo chính ở Bolivia: Tướng quân đội cầm đầu, Tổng thống Luis Ace hiệu triệu người dân hành động, bổ nhiệm tư lệnh mới

18:10 27/06/2024

Ngày 26/6 (giờ địa phương), một bộ phận quân đội do Tổng tư lệnh lực lượng này Bolivia Juan José Zuñiga cầm đầu đã tiến hành cuộc đảo chính ở Bolivia, song gặp phải sự phản đối kiên quyết từ chính quyền, người dân nước này cùng cộng đồng quốc tế

Bỉ trục xuất loạt nhà ngoại giao Nga bị nghi làm gián điệp

Bỉ trục xuất loạt nhà ngoại giao Nga bị nghi làm gián điệp

13:10 05/03/2024

Thủ tướng Bỉ tiết lộ nước này đã trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Nga trong vài tháng qua, cho rằng họ tham gia hoạt động gián điệp.

Mỹ đăng video bắn nổ loạt mục tiêu Houthi

Mỹ đăng video bắn nổ loạt mục tiêu Houthi

11:30 26/06/2024

Thủy thủ đoàn nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ chia sẻ video các cuộc tập kích nhằm vào mục tiêu Houthi ở Yemen trong 7 tháng làm nhiệm vụ ở Trung Đông.

Bé gái đón sinh nhật 9 tuổi trong tay Hamas đã được tự do

Bé gái đón sinh nhật 9 tuổi trong tay Hamas đã được tự do

11:20 27/11/2023

Emily Hand, bé gái Israel bước qua tuổi thứ 9 trong tay Hamas, nằm trong số 17 con tin được phóng thích khỏi Dải Gaza hôm 25/11.

EU thành lập lực lượng bảo vệ tàu hàng ở Biển Đỏ

EU thành lập lực lượng bảo vệ tàu hàng ở Biển Đỏ

06:20 20/02/2024

Các nước EU thành lập nhóm chuyên trách có nhiệm vụ bảo vệ tuyến hàng hải quốc tế ở Biển Đỏ khỏi các cuộc tập kích của nhóm Houthi.

Điểm tin thế giới sáng 10/5: Malaysia mua tàu chiến từ Thổ Nhĩ Kỳ, tăng trưởng kinh tế Ấn Độ, tập trận không quân ở CH Czech

Điểm tin thế giới sáng 10/5: Malaysia mua tàu chiến từ Thổ Nhĩ Kỳ, tăng trưởng kinh tế Ấn Độ, tập trận không quân ở CH Czech

07:10 10/05/2024

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 10/5.

Điểm tin thế giới sáng 22/8: Phái đoàn Iran tới Nga, khai mạc Hội nghị thượng đỉnh BRICS, Đức mở đại sứ quán tại Fiji

Điểm tin thế giới sáng 22/8: Phái đoàn Iran tới Nga, khai mạc Hội nghị thượng đỉnh BRICS, Đức mở đại sứ quán tại Fiji

07:20 22/08/2023

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/8.

Co loi xay ra
Co loi xay ra