Vi rút 'thây ma' 48.500 tuổi trong băng vĩnh cửu hồi sinh

22:30 09/03/2023

Giáo sư y học và bộ gene, Jean-Michel Claverie tại Đại học Aix-Marseille ở Marseille, Pháp, phát hiện hàng loạt vi rút 'thây ma' trong các mẫu đất lấy từ băng vĩnh cửu 48.500 năm ở Siberia đã hồi sinh.

Băng vĩnh cửu chứa các vi rút 'thây ma' 48.500 tuổi - Ảnh: CNRS-AM

Lớp băng vĩnh cửu bao phủ 1/5 Bắc bán cầu đóng vai trò như một viên nang thời gian, bảo quản các loại vi rút cổ đại, xác ướp của một số loài động vật đã tuyệt chủng. Các nhà khoa học đã khai quật và nghiên cứu lớp băng này trong những năm gần đây.

Hồi sinh hàng loạt vi rút cổ đại

Giáo sư Claverie nghiên cứu một loại vi rút cụ thể mà ông phát hiện lần đầu tiên vào năm 2003.

Vào năm 2014, ông đã tìm cách hồi sinh một loại vi rút mà ông và nhóm của mình phân lập được từ lớp băng vĩnh cửu.

Sau 30.000 năm nằm trong băng giá, vi rút này được các nhà nghiên cứu đưa vào các tế bào nuôi cấy. Để đảm bảo an toàn, nhóm đã chọn nghiên cứu một loại vi rút amip đơn bào, không phải động vật hay con người.

Ông đã lặp lại kỳ tích vào năm 2015, phân lập một loại vi rút khác cũng nhắm mục tiêu là amip.

Trong nghiên cứu mới nhất được công bố trên Tạp chí Viruses, nhóm của ông Claverie đã phân lập được một số chủng vi rút cổ đại từ nhiều mẫu băng vĩnh cửu. Được lấy từ 7 địa điểm khác nhau trên khắp Siberia, các vi rút cổ đại này có thể lây nhiễm từng tế bào amip nuôi cấy.

Những chủng mới nhất đó đại diện cho 5 họ vi rút mới, bên cạnh 2 họ mà ông Claverie đã hồi sinh trước đó. Các họ vi rút này được gọi là vi rút "thây ma" có niên đại từ 27.000 năm đến 48.500 năm.

Mẫu lâu đời nhất đã gần 48.500 năm tuổi. Các mẫu trẻ nhất, được tìm thấy trong dạ dày và bộ lông của một con voi ma mút lông cừu, 27.000 năm tuổi.

Sau một thời gian dài vi rút amip vẫn lây nhiễm là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn lớn hơn, theo vị giáo sư kỳ cựu.

"Viễn cảnh vi rút cổ đại sống lại là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng, khi băng đang tan nhanh ở Bắc cực", ông nói với Đài CNN.

Từng lây nhiễm cho người

Dấu vết của vi rút và vi khuẩn có thể lây nhiễm cho con người từng được tìm thấy trong lớp băng vĩnh cửu ở Alaska.

  • Nghiên cứu mới: Nhiễm vi rút dễ bị bệnh thoái hóa thần kinhĐỌC NGAY

Một mẫu phổi từ cơ thể một phụ nữ được khai quật vào năm 1997 trên bán đảo Seward của Alaska có chứa vật liệu gene của chủng cúm gây ra đại dịch năm 1918.

Năm 2012, các nhà khoa học xác nhận xác ướp 300 năm tuổi của một phụ nữ được chôn cất ở Siberia chứa dấu hiệu di truyền của vi rút gây bệnh đậu mùa.

Một đợt bùng phát bệnh than ở Siberia đã ảnh hưởng đến hàng chục người và hơn 2.000 con tuần lộc từ tháng 7 đến tháng 8-2016 cũng có liên quan đến sự tan băng sâu hơn của lớp băng vĩnh cửu trong mùa hè đặc biệt nóng.

Birgitta Evengård, giáo sư tại Khoa Vi sinh lâm sàng của Đại học Umea ở Thụy Điển, cho biết cần giám sát tốt hơn về rủi ro do các mầm bệnh tiềm tàng gây ra trong quá trình tan băng vĩnh cửu.

Không phải tất cả các loại vi rút đều là mầm có thể gây bệnh. Một số lành tính hoặc thậm chí có lợi cho vật chủ của chúng.

Tuy nhiên, “nguy cơ chắc chắn sẽ tăng lên trong bối cảnh trái đất nóng lên”, ông Claverie nói.

Có thể bạn quan tâm
6 trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe từ 1-6

6 trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe từ 1-6

14:30 01/06/2024

Từ 1-6, để người khác sử dụng giấy phép lái xe của mình sẽ bị thu hồi giấy phép lái xe.

Nga, Trung tính đưa 'nhà máy điện hạt nhân' lên Mặt trăng

Nga, Trung tính đưa 'nhà máy điện hạt nhân' lên Mặt trăng

08:00 06/03/2024

Theo tổng giám đốc Roscosmos, năng lượng hạt nhân sẽ là giải pháp cung cấp điện cho các khu định cư trên Mặt trăng trong tương lai.

Cá thể kỳ đà hoa quý hiếm bất ngờ đi lạc vào nhà dân ở Huế

Cá thể kỳ đà hoa quý hiếm bất ngờ đi lạc vào nhà dân ở Huế

19:10 03/07/2023

Một cá thể kỳ đà hoa quý hiếm bất ngờ chạy vào một nhà dân tại TP. Huế. Con vật này sau đó được giao nộp cho cơ quan chức năng để thả về môi trường tự nhiên.

Mảnh vỡ tàu vũ trụ rơi ở Trung Quốc

Mảnh vỡ tàu vũ trụ rơi ở Trung Quốc

12:30 24/06/2024

Mảnh vỡ tàu vũ trụ rơi ở Trung Quốc. Vụ việc được cho là xảy ra hôm 23/6 trong quá trình phóng tên lửa đẩy Trường Chinh 2C của Trung Quốc, mang vệ tinh Trung - Pháp từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương. Địa điểm phóng, chỉ dành riêng cho việc đưa vệ tinh vào quỹ đạo, nằm trong một thung lũng cách thành phố Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc khoảng 85 km về phía tây bắc. Đoạn clip ghi lại hình ảnh trông giống như một tên lửa đẩy đang lao nhanh...

Máy tính nước ra đời gần 100 năm trước

Máy tính nước ra đời gần 100 năm trước

06:20 21/02/2024

Năm 1936, kỹ sư Nga Vladimir Lukyanov chế tạo máy tính cơ học đặc biệt không sử dụng bánh răng và cần gạt mà dùng nước để tính toán.

Tiết lộ mới về đế chế Hung Nô và Vạn Lý Trường Thành

Tiết lộ mới về đế chế Hung Nô và Vạn Lý Trường Thành

07:00 22/04/2023

Điều khá lý thú là, chính các công chúa cổ đại đã giúp xây dựng đế chế chiến binh rộng lớn chứ không phải nam giới. Điều này khiến Trung Quốc phải xây dựng Vạn Lý Trường Thành để ngăn chặn họ.

Phát hiện loài thực vật mới họ sơ ri tại núi đá vôi Quảng Trị

Phát hiện loài thực vật mới họ sơ ri tại núi đá vôi Quảng Trị

08:30 12/06/2024

Các nhà nghiên cứu phát hiện và công bố loài thực vật mới Chlorohiptage vietnamensis cho khoa học thế giới từ khu hệ thực vật Việt Nam.

Đề xuất xây 2 hồ trữ nước ngọt tại miền Tây

Đề xuất xây 2 hồ trữ nước ngọt tại miền Tây

19:20 30/06/2024

Các nhà khoa học đề xuất xây hai hồ chứa dung tích 1 tỷ và 1,5 tỷ m3 nước tại Đồng Tháp và Hậu Giang, cung cấp nước ngọt cho các tỉnh Tây Nam Bộ.

Lần đầu tiên lấy được mẫu vật từ phần tối Mặt trăng

Lần đầu tiên lấy được mẫu vật từ phần tối Mặt trăng

15:00 04/06/2024

Ngày 4-6-2024, tàu Hằng Nga 6 của Trung Quốc đã rời bề mặt Mặt trăng, mang theo các mẫu vật thu thập được từ phần tối của hành tinh này.

Co loi xay ra
Co loi xay ra