Ngoại trưởng Trung Quốc nói nước này hoan nghênh đồng thuận mới giữa Nga và Mỹ trong vấn đề Ukraine, cam kết đóng góp xây dựng cho hòa đàm.
"Trung Quốc ủng hộ mọi nỗ lực hướng đến hòa bình ở Ukraine, trong đó có vấn đề đồng thuận mà Mỹ và Nga đã đạt được gần đây", Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu ngày 20/1, sau cuộc gặp Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov bên lề hội nghị ngoại trưởng các nước G20 tại Johannesburg, Nam Phi.
Ông chia sẻ kỳ vọng của Bắc Kinh là "mọi bên liên quan có thể tìm ra giải pháp bền vững và lâu dài, tính đến quan ngại của các bên" liên quan đến xung đột Ukraine. Chính phủ Trung Quốc cam kết sẽ "giữ vai trò mang tính xây dựng" đối với quá trình hòa đàm.
Hai ngày trước, phái đoàn Mỹ và Nga đã gặp nhau tại thủ đô Riyadh của Arab Saudi để khởi động đối thoại cải thiện quan hệ song phương và các bước chuẩn bị cho đàm phán chấm dứt chiến sự tại Ukraine.
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức tuần trước, khi có thông tin Mỹ và Nga bắt đầu đàm phán về vấn đề Ukraine, ông Vương kêu gọi mọi nỗ lực hòa đàm cần có sự tham gia của các bên liên quan. Tuy nhiên, ông không lặp lại quan điểm này trong phát biểu tại G20.
Sau cuộc họp giữa ông Vương và ông Lavrov, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác Moskva - Bắc Kinh là "yếu tố ổn định trong bối cảnh hệ thống toàn cầu biến động không ngừng". Thông cáo cũng bổ sung rằng ngoại trưởng hai nước dự kiến gặp tại Moskva thời gian tới, hướng đến "nâng cao và mở rộng" quan hệ.
Cui Hongjian, chuyên gia Trung Quốc tại Đại học Quốc tế học Bắc Kinh, nhận định nước này hoan nghênh xu hướng cải thiện quan hệ Nga - Mỹ và giải pháp chính trị cho khủng hoảng tại Ukraine. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng mong muốn đảm nhận vai trò trung gian đối thoại, qua đó tránh các kịch bản bất lợi khi Washington cải thiện quan hệ cùng Moskva.
Trong khi đó, Ruby Osman, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Viện Thay đổi Toàn cầu Tony Blair tại Anh, cho rằng Bắc Kinh có thể chuyển hướng đối thoại, tập trung vào vai trò của Trung Quốc trong giai đoạn tái thiết ở Ukraine và kiến trúc an ninh châu Âu sau khi chiến sự chấm dứt.
Thanh Danh (Theo Reuters, Politico)
Bộ trưởng Hegseth xăm dòng 'kẻ ngoại đạo' bằng tiếng Arab lên cánh tay, bị chỉ trích có thể xúc phạm người Hồi giáo.
Trận động đất khiến tòa nhà 30 tầng tại Bangkok sụp đổ đang tạo ra bầu không khí hoang mang, làm dấy lên câu hỏi về độ an toàn của các công trình.
Khi ông Donald Trump gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 'lỗi thời' vào năm 2016, nhiều người cho rằng đó chỉ là một tuyên bố gây tranh cãi.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Các diễn biến mới nhất xung quanh thủ đô Juba ở Nam Sudan đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng ở quốc gia châu Phi nhiều bất ổn này.
Giới chức Đan Mạch tuyên bố muốn mua thêm tiêm kích F-35 từ Mỹ, dù quan hệ song phương đang căng thẳng vì vấn đề chủ quyền đảo Greenland.
Ngày 7/3, Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) thông báo đã nhất trí tạm dừng tất cả các cuộc diễn tập bắn đạn thật.
Houthi sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm, đủ sức uy hiếp tàu sân bay Mỹ hoạt động gần Yemen.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/3.