Nỗi lo với các tòa nhà cao tầng ở Bangkok sau động đất

16:45 31/03/2025

Trận động đất khiến tòa nhà 30 tầng tại Bangkok sụp đổ đang tạo ra bầu không khí hoang mang, làm dấy lên câu hỏi về độ an toàn của các công trình.

Trưa 28/3, luật sư Voranoot Thirawat đang làm việc trong văn phòng trên tầng 12 một tòa nhà ở thủ đô Bangkok, Thái Lan thì nhận ra có gì đó bất thường, khi bóng đèn trên trần không ngừng lắc từ bên này sang bên kia.

Rồi cô nghe thấy tiếng rạn nứt, và cả tòa nhà cao tầng chao đảo, rung lắc theo từng đợt rung chấn của trận động đất 7,7 độ từ nước láng giềng Myanmar. Voranoot cùng các đồng nghiệp hối hả chạy xuống cầu thang bộ để thoát ra ngoài.

"Suốt cả đời mình, tôi chưa từng thấy trận động đất nào như vậy ở Bangkok", nữ luật sư cho hay.

Trận động đất là biến cố kinh hoàng với thành phố hơn 11 triệu dân này. Đường phố chật kín người nháo nhác chạy ra ngoài, nhìn chằm chằm vào các tòa chung cư, văn phòng bằng kính cùng những công trình xây dựng dang dở đang nghiêng ngả.

"Tôi thực sự hoảng loạn, vô cùng lo lắng", Kanittha Thepasak, nhân viên văn phòng làm việc ở tầng 29 một tòa nhà tại Bangkok, nói. "Người dân Thái Lan không có kiến thức cơ bản về động đất, vì chúng tôi chưa bao giờ thực sự trải nghiệm chúng".

Hôm 30/3, hai ngày sau thảm họa, khi chính phủ Thái Lan cùng các kỹ sư kiểm tra hàng trăm công trình bị hư hại, nỗi ám ảnh về việc phải sống và làm việc trên những tòa nhà cao hàng chục tầng vẫn ám ảnh hàng nghìn người dân nước này.

Cảnh tượng tàn khốc nhất trong trận động đất ở Thái Lan dường như đến từ vụ sập tòa nhà Tổng Kiểm toán Nhà nước hơn 30 tầng đang xây dựng ở Bangkok. Đến nay, ít nhất 11 công nhân đã thiệt mạng và khoảng 75 người vẫn mất tích. Nỗ lực tìm kiếm đang tích cực được thực hiện.

Andy Redmond, thành viên đội cứu hộ cứu nạn, cho biết các dấu hiệu đều cho thấy khả năng tìm thấy người sống sót trong tòa nhà sập rất mong manh. Mùi tử thi nồng nặc đến mức chó nghiệp vụ cũng gặp khó khăn trong việc xác định vị trí từng thi thể.

"Chúng tôi phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm", anh nói. "Dù là lực lượng cứu nạn chuyên nghiệp, chúng tôi chưa được huấn luyện cho điều này".

Video tòa công trình sụp đổ trong chớp mắt đã hằn sâu vào tâm trí nhiều người dân Bangkok, làm thay đổi cách họ cảm nhận về thành phố của mình. Thủ đô Thái Lan vài thập kỷ gần đây không ngừng phát triển và hiện đại hóa, thể hiện qua những tòa nhà chọc trời mọc lên san sát, bên cạnh hệ thống tàu điện ngầm và tàu điện trên cao liên tục được mở rộng.

Nhưng sau trận động đất, những chiếc cần cẩu lơ lửng trên bầu trời, những công trình đồ sộ bằng thép và bêtông từng là bằng chứng về đà tăng trưởng kinh tế của đất nước lại tạo ra cảm giác ái ngại.

Somreutal Nilbanjong, 34 tuổi, nhìn chằm chằm vào một tòa nhà như vậy ở trung tâm thành phố vào chiều 30/3 trong lúc đi bộ về nhà. Khi được hỏi đang nghĩ gì, Nilbanjong cho biết "cô chỉ cảm thấy sợ hãi".

Lấy điện thoại ra và tìm bức ảnh đống đổ nát tòa nhà bị sập, Nilbanjong rùng mình, da gà nổi trên tay. "Tôi sợ nó sẽ xảy ra lần nữa", cô nói.

Chính phủ Thái Lan đang cố gắng xoa dịu nỗi lo lắng của người dân. Ngay sau trận động đất hôm 28/3, Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đã phát cảnh báo khẩn cấp, khuyến cáo người dân đề phòng dư chấn. Tối cùng ngày, bà thông báo tình hình đã ổn định và người dân có thể trở về nhà.

Ngày 29/3, bà Paetongtarn di chuyển bằng đường sắt trên cao, được gọi là Skytrain, nhằm chứng minh các chuyến tàu an toàn. Hệ thống đã bị đóng cửa sau động đất và được kiểm tra trước khi nối lại hoạt động.

Nhưng ngay cả khi cuộc sống của thành phố gần như đã trở lại bình thường, nhiều người vẫn khó gạt đi nỗi sợ về điều mà họ nghĩ chỉ xảy ra ở những nơi khác, như Nhật Bản hay đảo Đài Loan.

Kanittha cho hay trước đây, cô chỉ biết đến động đất qua sách báo hay truyện tranh Nhật Bản mô tả về thảm họa.

Không ít người nói họ không hẳn sợ hãi, nhưng buộc phải đặt ra những câu hỏi chưa bao giờ nghĩ tới rằng đằng sau những mặt tiền bằng kính kia, các tòa nhà chọc trời có thực sự an toàn không? Nếu chúng xuất hiện các vết nứt không thể nhìn thấy thì sao? Nếu có dư chấn lớn thì chuyện gì sẽ xảy ra?

"Trận động đất dạy chúng tôi rằng chúng tôi không thể biết chuyện gì sẽ xảy ra với mình", Jiraporn Jaichob, 41 tuổi, chủ một quán nước ở Bangkok, nói. "Chúng tôi có thể chết bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu. Tôi hiểu đó là số phận, nhưng ít nhất, khi còn sống, chúng ta vẫn phải tự chuẩn bị cho mình".

Jiraporn đang nghĩ đến việc mua một đài thu thanh vì cho rằng vùng phủ sóng điện thoại di động đã giảm. Bà cũng chuẩn bị sẵn một chiếc túi đựng đồ dùng thiết yếu cùng tài liệu quan trọng phòng trường hợp thiên tai ập đến bất ngờ.

Thủ đô Bangkok của Thái Lan nằm gần đường đứt gãy Sagaing, nơi mảng kiến tạo Ấn Độ va chạm với mảng Á - Âu. Đường đứt gãy này có chiều dài hơn 1.200 km, cắt dọc từ bắc xuống nam của Myanmar. Trận động đất ngày 28/3 là hệ quả của việc mảng Ấn Độ trượt lên phía bắc, còn mảng Á - Âu trượt xuống phía nam, giống như nhát dao "cứa sâu vào Trái Đất", giải phóng nguồn năng lượng khổng lồ bằng hàng trăm quả bom nguyên tử.

Nền đất của Bangkok khá mềm, khiến sóng địa chấn chậm lại khi lan truyền đến đây và tích lũy năng lượng, trở nên lớn hơn về cường độ. Khi đó, nền đất của thành phố sẽ rung lắc dữ dội hơn, ảnh hưởng nhiều hơn đến các công trình.

Thái Lan đã nâng cấp quy chuẩn chống động đất trong lĩnh vực xây dựng vào năm 2007. Tuy nhiên, chưa đầy 10% tòa nhà ở nước này đạt khả năng chống động đất, theo giáo sư Amorn Pimarnmas, chủ tịch Hiệp hội Kỹ sư Kết cấu Thái Lan.

Theo giới chuyên gia, phần lớn các tòa nhà ở Bangkok được xây dựng gần đây đủ kiên cố để chống lại các trận động đất nhẹ. Tuy nhiên, một số kỹ sư đang kêu gọi chính quyền tăng cường giám sát chất lượng và nâng cấp các tiêu chuẩn an toàn.

"Hãy nhìn vào Nhật Bản, họ liên tục cải tiến các quy định và thiết kế", Suchatvee Suwansawat, giáo sư về xây dựng dân sự tại Đại học Công nghệ King MongKut Thonburi, cựu chủ tịch Hội đồng Kỹ sư Thái Lan, nói. "Chúng ta cũng nên làm như họ".

Vụ sập tòa công trình hơn 30 tầng, vốn đang được xây dựng bên cạnh một trung tâm thương mại và khu chợ cuối tuần nổi tiếng, có thể là hồi chuông cảnh tỉnh đối với nhà chức trách. Chính phủ Thái Lan thông báo đang điều tra sự việc và sẽ công bố kết quả ban đầu sau một tuần.

Suy đoán lý do tòa nhà sụp đổ, giáo sư Amorn cho rằng nền đất mềm của thủ đô Bangkok đã khiến chấn động bị khuếch đại lên gấp ba hoặc bốn lần. "Tuy nhiên, vẫn còn những giả định khác như chất lượng bêtông cốt thép hay bất thường trong kết cấu. Những điều này cần được điều tra chi tiết", ông lưu ý.

Sau khi nghiên cứu video tòa nhà sụp đổ, tiến sĩ Christian Málaga-Chuquitaype, giảng viên cấp cao về kỹ thuật chống động đất tại Đại học Hoàng gia London, cho biết dường như kỹ thuật xây dựng "flat slab" (sàn nấm) đã được áp dụng tại công trình, nhưng nó hiện không còn được khuyến khích ở những khu vực dễ xảy ra động đất.

"Trong flat slab, sàn nhà được đổ trực tiếp trên các cột mà không cần sử dụng dầm", ông giải thích. "Hãy tưởng tượng một chiếc bàn chỉ được đỡ bằng chân, không có thêm thanh đỡ ngang nào bên dưới. Mặc dù thiết kế này có lợi về chi phí và kiến trúc, nó lại dễ bị ảnh hưởng bởi động đất, khiến công trình đổ sập đột ngột, giống như một vụ nổ".

Chiều 30/3, bầu không khí đau buồn, hoang mang bao trùm hiện trường vụ sập tòa nhà, nơi nỗ lực cứu nạn đang được tiến hành. Bên ngoài, cha của một công nhân Pakistan nói với các phóng viên rằng mọi người vẫn cầu nguyện tại các ngôi đền trên khắp Thái Lan và ông hy vọng ít nhất một nửa số công nhân sẽ sống sót.

Tại khu chợ bên kia đường, Jatupol Sawangphanich, 42 tuổi, dán băng dính vào các khe hở trên cửa để ngăn bụi từ tòa nhà sập bay đến. "Mỗi lần họ nhấc những tấm bêtông vỡ lên, bụi lại bay về hướng tôi", ông nói.

Bên cạnh nhà của Sawangphanich, một trung tâm thương mại vốn luôn nhộn nhịp giờ đây tối om khi nhà chức trách cần thời gian tiến hành đánh giá lại kết cấu tòa nhà.

"Việc này đang diễn ra trên khắp Bangkok", ông cho hay. "Tôi giờ không dám bước chân vào các tòa nhà cao tầng".

Vũ Hoàng (BBC, AFP, Reuters)

Có thể bạn quan tâm
Hình xăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gây tranh cãi

Hình xăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gây tranh cãi

17:45 31/03/2025

Bộ trưởng Hegseth xăm dòng 'kẻ ngoại đạo' bằng tiếng Arab lên cánh tay, bị chỉ trích có thể xúc phạm người Hồi giáo.

NATO dưới thời Tổng thống Trump 2.0: 'Cái chết' được báo trước?

NATO dưới thời Tổng thống Trump 2.0: 'Cái chết' được báo trước?

00:45 31/03/2025

Khi ông Donald Trump gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 'lỗi thời' vào năm 2016, nhiều người cho rằng đó chỉ là một tuyên bố gây tranh cãi.

Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

06:45 28/03/2025

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Tình hình Nam Sudan: Xung đột tiếp diễn, Phó Tổng thống bị bắt, Mỹ ra mặt

Tình hình Nam Sudan: Xung đột tiếp diễn, Phó Tổng thống bị bắt, Mỹ ra mặt

06:45 28/03/2025

Các diễn biến mới nhất xung quanh thủ đô Juba ở Nam Sudan đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng ở quốc gia châu Phi nhiều bất ổn này.

Đan Mạch muốn mua thêm F-35 Mỹ giữa căng thẳng vì Greenland

Đan Mạch muốn mua thêm F-35 Mỹ giữa căng thẳng vì Greenland

17:45 27/03/2025

Giới chức Đan Mạch tuyên bố muốn mua thêm tiêm kích F-35 từ Mỹ, dù quan hệ song phương đang căng thẳng vì vấn đề chủ quyền đảo Greenland.

Sau vụ máy bay chiến đấu thả bom nhầm, Mỹ-Hàn Quốc ra quyết dịnh khẩn cấp

Sau vụ máy bay chiến đấu thả bom nhầm, Mỹ-Hàn Quốc ra quyết dịnh khẩn cấp

04:01 27/03/2025

Ngày 7/3, Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) thông báo đã nhất trí tạm dừng tất cả các cuộc diễn tập bắn đạn thật.

Dàn tên lửa Houthi khiến tàu sân bay Mỹ phải dè chừng

Dàn tên lửa Houthi khiến tàu sân bay Mỹ phải dè chừng

04:00 27/03/2025

Houthi sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm, đủ sức uy hiếp tàu sân bay Mỹ hoạt động gần Yemen.

Điểm tin thế giới sáng 21/3: Philippines mua tên lửa Ấn Độ, Phần Lan top 1 thế giới ở một lĩnh vực, Italy chỉ trích EC 'vô lý'

Điểm tin thế giới sáng 21/3: Philippines mua tên lửa Ấn Độ, Phần Lan top 1 thế giới ở một lĩnh vực, Italy chỉ trích EC 'vô lý'

04:00 27/03/2025

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/3.

Tin tức thế giới 22-3: Tỉ phú Musk họp ở Lầu Năm Góc; Giáo hoàng sẽ phải học nói

Tin tức thế giới 22-3: Tỉ phú Musk họp ở Lầu Năm Góc; Giáo hoàng sẽ phải học nói

00:00 25/03/2025

Đức thông qua gói viện trợ quân sự 3 tỉ USD cho Ukraine; Ukraine cáo buộc Nga gây sức ép lên người dân Ukraine ở vùng chiếm đóng, đòi nhập tịch.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới
Ống hút giấy, cốc giấy, ly giấy, bát giấy, tô giấy, đĩa giấy
Cốc Giấy Là Gì? Tại sao chúng ta nên sử dụng Cốc Giấy?
Cốc giấy, Ly giấy
Ống hút giấy
Ống hút giấy
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học