Dự kiến, Tàu Hằng Nga 6 - được phóng trong năm 2024, sẽ hạ cánh ở khu vực có bồn địa Nam Cực-Aitken, một hố va chạm khổng lồ ở mặt phía xa của Mặt Trăng với đường kính 2.500km.
Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) vừa thông báo Dự án Sứ mệnh Thám hiểm Mặt Trăng mang tên Hằng Nga 6 (Chang'e-6) đang được triển khai theo đúng kế hoạch và dự kiến sẽ được phóng trong năm 2024.
Dự kiến, Tàu Hằng Nga 6 sẽ hạ cánh ở khu vực có bồn địa Nam Cực-Aitken, một hố va chạm khổng lồ ở mặt phía xa của Mặt Trăng với đường kính 2.500km.
Sau khi hạ cánh, Tàu Đổ bộ Hằng Nga 6 có nhiệm vụ khám phá và thu thập các mẫu đất đá từ nhiều khu vực để nâng cao hiểu biết của con người về Mặt Trăng.
Để đảm bảo liên lạc giữa Tàu Hằng Nga 6 sau khi đáp xuống Mặt Trăng và Trái Đất, Trung Quốc sẽ phóng vệ tinh thông tin liên lạc Thước Kiều 2 (Queqiao 2) trong nửa đầu năm 2024.
Cũng theo CNSA, Hằng Nga 6 sẽ mang theo tải trọng và dự án vệ tinh của 4 nước, bao gồm máy dò radon của Pháp, máy dò ion âm của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, gương phản xạ góc laser của Italy và khối lập phương của Pakistan.
Trong gần 10 năm trở lại đây, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành công lớn trong việc nghiên cứu, thăm dò Mặt Trăng.
Năm 2013, robot Thỏ Ngọc của Tàu Hằng Nga 3 hạ cánh xuống Mặt Trăng, trở thành robot đầu tiên của Trung Quốc làm được điều này.
Năm 2018, Trung Quốc phóng Tàu Hằng Nga 4, mang theo robot tự hành Thỏ Ngọc 2.
Đến năm 2019, Thỏ Ngọc 2 hạ cánh thành công xuống vùng tối của Mặt Trăng, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trong lịch sử làm được điều này.
Năm 2020, tàu Hằng Nga 5 đáp xuống Mặt Trăng và lấy mẫu đất đá mang về Trái Đất.
Đây là lần đầu tiên sau 44 năm mẫu vật Mặt Trăng được mang về thành công./.
Theo danh sách phạt nguội công an các tỉnh công bố đến cuối tháng 3, nhiều người lái xe vi phạm lỗi chạy quá tốc độ.
Theo các nhà khoa học, khoáng chất sulfat tồn tại với các lượng nước khác nhau ở hầu hết các vùng trên sao Hỏa và cho phép chúng ta hiểu cách nước di chuyển quanh hành tinh.
Cục Sở hữu trí tuệ phát động hưởng ứng Ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới; Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp về Kinh tế sáng tạo trong âm nhạc.
Sáu 'hố tử thần' xuất hiện ở tỉnh Mae Hong Son, Thái Lan sau trận động đất mạnh 7,7 độ ở Myanmar vừa qua. Tính đến nay, gần 100 dư chấn đã được ghi nhận sau động đất.
Ngày 17.2.2025, Công an tỉnh Bắc Ninh thông báo kết quả phát hiện xử phạt nguội qua hệ thống camera giám sát giao thông và máy đo tốc độ từ 20.1 - 2.2.2025.
Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, khi con đường phát triển đã rõ ràng, chỉ cần biết cách làm và quyết tâm làm sẽ thành công.
Trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền trung Myanmar khiến nhiều địa phương ở Việt Nam cảm nhận rung lắc mạnh, tuy nhiên ít có khả năng gây thiệt hại, theo chuyên gia.
Các phi hành gia trở về Trái đất sau sứ mệnh nhiều ngày trong không gian thường được khiêng bằng cáng. Hai phi hành gia của NASA bị mắc kẹt trên ISS cũng không ngoại lệ.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.