Theo các nhà khoa học, khoáng chất sulfat tồn tại với các lượng nước khác nhau ở hầu hết các vùng trên sao Hỏa và cho phép chúng ta hiểu cách nước di chuyển quanh hành tinh.
Một nghiên cứu mới do Đại học Công nghệ Queensland (QUT) dẫn đầu vừa phân tích dữ liệu từ tàu thám hiểm Perseverance của NASA và phát hiện bằng chứng thuyết phục về nhiều sự kiến tạo khoáng vật ngay dưới bề mặt sao Hỏa - phát hiện đưa các nhà khoa học tiến gần hơn tới việc trả lời câu hỏi lớn: Liệu sự sống có từng tồn tại trên Hành tinh Đỏ?
Nhóm nghiên cứu do Tiến sỹ Michael Jones từ Cơ sở Nghiên cứu Phân tích Trung tâm và Trường Hóa học và Vật lý dẫn đầu đã áp dụng một phương pháp phân tích mới gọi là Lập bản đồ Nhiễu xạ tia X phản xạ (XBDM) cho thiết bị PIXL trên tàu Perseverance.
Phương pháp này cho phép xác định hướng của cấu trúc tinh thể, cung cấp "dấu vân tay" về cách thức và thời điểm chúng hình thành, cũng như môi trường trên sao Hỏa khi đó như thế nào.
Tiến sỹ Jones giải thích: "Khoáng chất sulfat tồn tại với các lượng nước khác nhau ở hầu hết các vùng trên sao Hỏa và cho phép chúng ta hiểu cách nước di chuyển quanh hành tinh, điều này là chìa khóa để hiểu về khả năng cư trú trong quá khứ của hành tinh này."
Hai thế hệ khoáng chất canxi-sulfat riêng biệt đã được phát hiện tại các khu vực Hogwallow Flats và Yori Pass thuộc Shenandoah, một phần của quạt trầm tích trong miệng núi lửa Jezero. Trong đó, một thế hệ hình thành ngay dưới bề mặt và thế hệ kia hình thành sâu hơn dưới lòng đất, ít nhất 80 mét.
Tiến sỹ Jones nhận định: "Khám phá này làm nổi bật sự đa dạng của môi trường đã tồn tại trong lịch sử của Shenandoah - cho thấy nhiều khả năng về việc sự sống có thể đã tồn tại trên sao Hỏa."
Kể từ khi hạ cánh xuống miệng núi lửa Jezero vào tháng 2/2021, tàu thám hiểm Perseverance đã khám phá nhiều loại đá sao Hỏa khác nhau, từ dòng dung nham cổ đại đến các lớp trầm tích còn sót lại từ một hồ nước và châu thổ sông đã biến mất từ lâu.
Một trong những mục tiêu chính của sứ mệnh là nghiên cứu môi trường có thể đã hỗ trợ sự sống vi sinh - và thu thập mẫu vật có thể một ngày nào đó được đưa trở lại Trái Đất./.
Đọc bài gốc tại đây.
Cục Sở hữu trí tuệ phát động hưởng ứng Ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới; Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp về Kinh tế sáng tạo trong âm nhạc.
Sáu 'hố tử thần' xuất hiện ở tỉnh Mae Hong Son, Thái Lan sau trận động đất mạnh 7,7 độ ở Myanmar vừa qua. Tính đến nay, gần 100 dư chấn đã được ghi nhận sau động đất.
Ngày 17.2.2025, Công an tỉnh Bắc Ninh thông báo kết quả phát hiện xử phạt nguội qua hệ thống camera giám sát giao thông và máy đo tốc độ từ 20.1 - 2.2.2025.
Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, khi con đường phát triển đã rõ ràng, chỉ cần biết cách làm và quyết tâm làm sẽ thành công.
Trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền trung Myanmar khiến nhiều địa phương ở Việt Nam cảm nhận rung lắc mạnh, tuy nhiên ít có khả năng gây thiệt hại, theo chuyên gia.
Các phi hành gia trở về Trái đất sau sứ mệnh nhiều ngày trong không gian thường được khiêng bằng cáng. Hai phi hành gia của NASA bị mắc kẹt trên ISS cũng không ngoại lệ.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia đồng sáng lập Viện liên hợp nghiên cứu hạt nhân tại Dubna (JINR) và gửi các nhà khoa học sang JINR học tập, nghiên cứu và đóng góp cho khoa học công nghệ cơ bản.
Thái Bình - Trong tuần, lực lượng Cảnh sát giao thông ghi nhận 37 lượt phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ bị xử lý phạt nguội .