Trung Quốc phủ vải trắng che sông băng Tây Tạng

07:00 09/07/2023

Việc che sông băng ở cao nguyên Tây Tạng, theo các nhà khoa học Trung Quốc, chỉ là giải pháp tạm thời khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng.

Các nhà khoa học Đại học Nam Kinh phủ một phần sông băng Dagu bằng màng phản chiếu ánh sáng mặt trời vào ngày 30-6 - Ảnh: TENCENT

Không khí loãng khi một nhóm các nhà khoa học lê bước qua băng tuyết gần đỉnh sông băng Dagu ở phía tây nam Trung Quốc vào một buổi sáng tháng 6 Mặt trời u ám.

Ở độ cao 4,8km so với mực nước biển, không gian yên tĩnh ngoại trừ tiếng nước chảy - một lời nhắc nhở liên tục về việc băng tan ngay dưới chân họ.

Làm chậm quá trình tan chảy sông băng

Khi các nhà khoa học đi bộ lên phía trên, các bình dưỡng khí được nhét vào áo khoác lông cừu của họ, những người khuân vác đi bên cạnh mang theo những cuộn vải trắng dày.

Các nhà nghiên cứu đã lên kế hoạch trải những tấm vải đó trên hơn 400m2 của ngọn núi. Những tấm phim gắn trên miếng vải để phản chiếu các tia nắng Mặt trời trở lại bầu khí quyển, che chắn sông băng khỏi sức nóng và hy vọng bảo tồn một phần băng của nó.

Một người mang một cuộn vải trắng để che sông băng - Ảnh; BLOOMBERG

Trong nhiều thập kỷ, Dagu đã hỗ trợ cuộc sống của hàng chục nghìn người sống quanh đó.

Nước tan chảy của sông băng cung cấp nước uống và giúp sản xuất thủy điện. Đồng thời quang cảnh hùng vĩ của cao nguyên Tây Tạng có thể thu hút hơn 200.000 khách du lịch mỗi năm, tạo việc làm cho hơn 2.000 người.

Bây giờ tất cả những thứ đó đang bị đe dọa khi hành tinh nóng lên.

Các nhà khoa học Trung Quốc không hề ảo tưởng rằng dự án của họ sẽ cứu được Dagu. Sông băng đã mất hơn 70% lượng băng trong nửa thế kỷ qua.

Chọn địa điểm để trải miếng vật liệu trắng - Ảnh: BLOOMBERG

Một nhà nghiên cứu đã mô tả những nỗ lực như vậy giống việc một bác sĩ chỉ đơn thuần cố gắng kéo dài tuổi thọ của một bệnh nhân mắc bệnh nan y thêm vài năm.

Cách chữa trị thực sự duy nhất là cắt giảm đáng kể lượng khí thải carbon dioxide đang làm nóng Trái đất, trong đó Trung Quốc là nguồn lớn nhất thế giới.

Zhu Bin, phó giáo sư 32 tuổi của Đại học Nam Kinh dẫn đầu đoàn thám hiểm, nhấn mạnh: “Tất cả các phương pháp can thiệp của con người mà chúng tôi đang nghiên cứu, ngay cả khi chúng tỏ ra hiệu quả, cũng sẽ chỉ làm chậm quá trình tan chảy”.

Thử nghiệm vật liệu mới

Các nhà khoa học từ Đại học Nam Kinh phủ một phần sông băng Dagu bằng màng phản chiếu ánh sáng Mặt trời vào ngày 30-6.

Che phủ sông băng bằng các tấm vật liệu phản chiếu không phải là một ý tưởng mới. Các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết ở châu Âu đã sử dụng miếng chăn trắng để bảo vệ tuyết trong gần hai thập kỷ.

Nhưng Trung Quốc mới chỉ bắt đầu thử nghiệm cách tiếp cận này. Các thử nghiệm nhỏ được tiến hành trên một sông băng ở Tân Cương và Dagu bắt đầu vào năm 2020 dường như đã làm chậm quá trình tan chảy của chúng.

Lần này, nhóm của Zhu đang thử nghiệm một loại vật liệu mới mà nghiên cứu của họ cho thấy có khả năng phản xạ hơn 93% ánh sáng Mặt trời và giúp Dagu chủ động giảm nhiệt.

Tấm phim được làm từ cellulose axetat, một loại sợi tự nhiên làm từ thực vật, nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường. Chất này cũng có thể được sử dụng dưới dạng các hạt nhỏ do máy bay không người lái rải trên các sông băng khó tiếp cận hơn.

Trải những tấm vật liệu trắng trên sông băng Dagu - Ảnh: TENCENT

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc che phủ các phần của sông băng bằng vật liệu đặc biệt có thể làm giảm sự tan chảy của băng tuyết từ 50 - 70% so với các bề mặt không được bảo vệ.

Thí nghiệm sẽ tiếp tục trong 3-5 năm, sau đó các nhà khoa học sẽ quyết định có nên tiếp tục sử dụng vật liệu này trên các sông băng khác ở Trung Quốc hay thậm chí đưa chúng ra nước ngoài.

Phải mất hàng chục triệu năm để cao nguyên Tây Tạng vươn cao như ngày nay.

Các mảng kiến tạo ở Ấn Độ và châu Á va chạm, khiến cho phần trên cùng đủ lạnh để chứa các sông băng và tuyết, cung cấp nước cho gần như tất cả các con sông lớn trong khu vực, bao gồm sông Hằng, sông Mekong và Dương Tử.

Chúng là nguồn sống cho hàng tỉ người trên khắp châu Á. Nhưng hiện cao nguyên đã mất hơn 15% số sông băng chỉ trong 50 năm.

Có thể bạn quan tâm
Đới đứt gãy sông Hồng gây động đất ở Hà Nội

Đới đứt gãy sông Hồng gây động đất ở Hà Nội

14:10 25/03/2024

Động đất ở huyện Mỹ Đức khiến nội thành Hà Nội rung lắc sáng 25/3 là do hoạt động của đới đứt gãy sông Hồng, theo chuyên gia Viện Vật lý địa cầu.

Vệ tinh Nga nổ tung trên quỹ đạo, phi hành gia ISS phải ẩn náu

Vệ tinh Nga nổ tung trên quỹ đạo, phi hành gia ISS phải ẩn náu

04:40 28/06/2024

Hiện chưa có thông tin chi tiết về nguyên nhân khiến vệ tinh RESURS-P1 của Nga, vốn đã ngừng hoạt động vào năm 2022, bị nổ thành trăm mảnh.

Không phải Võ Tắc Thiên, đây mới là người phụ nữ đầu tiên xưng đế ở Trung Hoa

Không phải Võ Tắc Thiên, đây mới là người phụ nữ đầu tiên xưng đế ở Trung Hoa

07:20 29/10/2023

Khi nói đến nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, người ta thường nghĩ ngay tới Võ Tắc Thiên, người lên ngôi hoàng đế năm 690. Tuy nhiên, ít người biết rằng, người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một cuộc nổi dậy và tự xưng hoàng đế là Trần Thạc Chân, người huyện Thuần An, thành phố Hàng Châu, tỉnh Giang Tô ngày nay. Sở dĩ Trần Thạc Chân không nổi tiếng như Võ Tắc Thiên, vì bà không có sức ảnh hưởng lớn, không có bí mật tranh đấu cung đình và...

Loạt biển số lộc phát khủng có mức trúng đấu giá rẻ trong phiên ngày 29.11

Loạt biển số lộc phát khủng có mức trúng đấu giá rẻ trong phiên ngày 29.11

05:30 30/11/2023

Đấu giá biển số ngày 29.11.2023: Trong ngày 29.11, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam (VPA) đã tổ chức đấu giá 1014 biển số. Sau khi kết thúc...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

05:10 24/03/2024

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3.

Cái chết bí ẩn của Tần Thủy Hoàng vẫn chưa có lời giải

Cái chết bí ẩn của Tần Thủy Hoàng vẫn chưa có lời giải

06:00 02/04/2023

Sau khi thống nhất thiên hạ, Tần Thủy Hoàng (259–210 TCN) không ngừng tăng thuế và nô dịch, cho xây Vạn Lý Trường Thành và cung điện, lăng tẩm, tăng cường phòng thủ biên giới. Để xây dựng cung A Phòng và lăng Ly Sơn, Tần Thủy Hoàng huy động hơn 700 triệu lượt nhân công, hao tiền tốn của, bị muôn dân phản đối. Năm 209 TCN, Tần Thủy Hoàng vi hành, mang theo con trai và các cận thần đi cùng. Tháng 7 năm đó, trên đường hồi cung, đoàn vi hành đi qua...

Bất ngờ nấm mọc trên lưng ếch sống

Bất ngờ nấm mọc trên lưng ếch sống

07:50 16/02/2024

Lohit YT, một chuyên gia về Sông và Đất ngập nước tại Quỹ Thiên nhiên Thế giới (WWF), đang đi leo núi cùng bạn bè ở vùng Western Ghats của Mala, ở Karnataka, Ấn Độ thì bắt gặp loài ếch lưng vàng. Loài này có tên khoa học đầy đủ là Rao's Intermediate Golden. Rao's Intermediate Golden được đặt theo tên của người phát hiện ra nó, CR Narayan Rao, nhà bò sát học người Ấn Độ đã mô tả loài này vào năm 1937. Vào khoảng giờ ăn trưa, Lohit và những người...

Tiết lộ mới về nơi hoàng đế đầu tiên của đế chế La Mã qua đời

Tiết lộ mới về nơi hoàng đế đầu tiên của đế chế La Mã qua đời

09:50 13/05/2024

Các nhà nghiên cứu cho biết một dinh thự bị chôn vùi sau vụ phun trào vào năm 79 sau Công nguyên phù hợp với hồ sơ về cái chết của hoàng đế La Mã vào năm 14 sau Công nguyên.

2 di chiếu Ung Chính bí mật để lại giúp Càn Long vững vàng trị vì hơn 60 năm

2 di chiếu Ung Chính bí mật để lại giúp Càn Long vững vàng trị vì hơn 60 năm

05:00 01/05/2023

Trong số các vị hoàng đế của nhà Thanh, Ung Chính được đánh giá là vị hoàng đế tận tụy nhất. Suốt thời gian trị vì, Ung Chính luôn áp dụng chính sách cần kiệm, quyết liệt trong việc chống tham nhũng, cải cách quản lý hành chính để tạo ta một triều đình hoạt động hiệu quả nhất. Quả thật, đất nước Trung Hoa dưới thời của ông đã đạt đến thời kỳ thịnh vượng. Nhiều người nói rằng, đóng góp lớn nhất của Khang Hy là mở rộng lãnh thổ nhà Thanh còn thời...

Co loi xay ra
Co loi xay ra