Sau khi có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban Nhân dân Thành phố, dự kiến trong năm 2025 chủ đầu tư dự án sẽ thực hiện lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công lắp đặt theo quy định.
Trong khuôn khổ Tọa đàm “Năng lượng sạch và giải pháp giảm chi phí điện cho người dân, doanh nghiệp” ngày 10/4, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết Ủy ban Nhân dân Thành phố vừa ban hành quyết định phê duyệt và quyết định kế hoạch triển khai thực hiện Đề án lắp đặt điện Mặt Trời mái nhà tại trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, trụ sở của các cơ quan, đơn vị được xác định là tài sản công (Đề án điện Mặt Trời mái nhà trụ sở công).
Theo đó, đề án có quy mô đầu tư công ở 438 trụ sở có tổng công suất hơn 43MW, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 647 tỷ đồng.
Thời gian dự kiến thu hồi vốn hệ thống điện Mặt Trời mái nhà khoảng 5-7 năm, thông qua việc giảm chi phí chi thường xuyên để thanh toán tiền điện của các cơ quan, đơn vị.
“Hiện Sở Công Thương đang phối hợp với các ngành, Tổng Công ty điện lực Thành phố, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp (đơn vị chủ đầu tư) tổng hợp các thông tin pháp lý liên quan mái nhà trụ sở công do các cơ quan, đơn vị quản lý các trụ sở công có tên trong đề án cung cấp để lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận theo quy định của Luật Đầu tư công,” bà Ngọc chia sẻ.
Sau khi có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban Nhân dân Thành phố, dự kiến trong năm 2025 chủ đầu tư dự án sẽ thực hiện lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công lắp đặt theo quy định.
Theo bà Ngọc, mục tiêu của Đề án là khai thác hiệu quả tiềm năng điện Mặt Trời mái nhà trên địa bàn thành phố để tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch góp phần giảm hiệu ứng khí nhà kính, giảm phát thải khí CO2 và giảm bức xạ nhiệt cho các tòa nhà hướng tới mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (net zero) vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
Thành phố phấn đấu đạt mục tiêu tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo so với công suất cực đại của hệ thống điện thành phố đạt tối thiểu 15% trong giai đoạn 2025-2030 theo định hướng Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thành phố cũng phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2030 có tối thiểu 50% tòa nhà công sở lắp đặt điện Mặt Trời mái nhà để lan tỏa đến người dân, doanh nghiệp cũng như người dân trên địa bàn Thành phố góp phần đảm bảo cung ứng điện cho Thành phố.
Theo Sở Công Thương, Thành phố có tiềm năng phát triển loại nguồn điện này khoảng 5.081 MW đến 2030. Trong số đó, công suất có thể lắp tại các cơ quan hành chính sự nghiệp là hơn 166 MW.
Hiện thành phố đã thí điểm lắp đặt hệ thống điện Mặt Trời tại một số trụ sở cơ quan Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, 4, 8, 10, 12 và ghi nhận bước đầu có hiệu quả nhất định.
Tại Sở Công Thương, hệ thống điện Mặt Trời với công suất 21 kW, chi phí đầu tư 550 triệu đồng đã giúp tiết kiệm bình quân 130 triệu đồng tiền điện/năm; Ủy ban nhân dân Quận 3 tiết kiệm 93 triệu đồng tiền điện/năm nhờ hệ thống công suất 31 kW.
Liên quan đến vấn đề này, ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) cho biết, qua thống kê giai đoạn trước năm 2021 (khi điện Mặt Trời mái nhà được khuyến khích phát triển), ngành điện thành phố đã quản lý hơn 14.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất khoảng 350 MWp.
Nay khi Nghị định 58/2025/NĐ-CP ngày 03/3/2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện từ năng lượng tái tạo và năng lượng mới được ban hành đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, tạo môi trường, chính sách thông thoáng, thuận lợi thu hút gần 500 khách hàng lớn với tổng công suất khoảng 46 MWp, tương đương 15% so với giai đoạn trước năm 2021.
“Sắp tới, các doanh nghiệp lớn như Samsung, các nhà máy trong Khu công nghiệp Đông Nam sẽ tiếp tục triển khai lắp đặt hệ thống trên mái nhà xưởng, dự báo sản lượng điện mặt trời sẽ tăng đáng kể…,” ông Kiên chia sẻ và khuyến khích người dân, doanh nghiệp tích cực tham gia, phát triển hệ thống điện năng lượng Mặt Trời./.
Đọc bài gốc tại đây.
Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Tối 12/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ hình sự với N.N.U.L. (SN 1995, thường trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) để điều tra về hành vi hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ Luật Hình sự. Kết quả điều tra ban đầu xác định, N.N.U.L. là chủ nhóm trẻ gia đình Con Cưng (xã Quế Mỹ), được phép hoạt động với quy mô 7 trẻ trở lại. Ngày 11/4, nhóm trẻ Con Cưng của L....
Việc công bố các thủ tục hành chính về biển và hải đảo lần này, nhằm góp phần minh bạch hóa quy trình giải quyết hồ sơ, tăng cường công tác quản lý nhà nước, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng phòng không của nước này đã bắn hạ thành công một máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine.
Quảng Bình - Địa phương tận dụng trụ sở cũ sau sắp xếp , nghiên cứu phương án lâu dài để tránh lãng phí và đảm bảo hoạt động hành...
Bịa chuyện quen thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Lực đã lừa đảo chiếm đoạt khoảng 1,5 tỉ đồng của một giám đốc ở Bình Phước.
Nguyễn Đức Tài, 30 tuổi, bị cáo buộc bảo kê vùng biển thuộc huyện Hòn Đất, ép ngư dân bán hải sản giá rẻ cho mình nếu không sẽ bị truy đuổi, ném chai bia vào tàu cá.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) tiếp tục duy trì vị trí nhà đầu tư quan trọng, đóng góp cho sự phát triển công nghệ và năng lượng của Việt Nam.
Hình ảnh phất cờ của được cựu chiến binh Phạm Duy Đô tại Dinh Độc lập trưa 30/4/1975 báo hiệu ngày toàn thắng của dân tộc, non sông liền một dải.