Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Thưa các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư,
Thưa các đồng chí Ủy viên Trung ương đảng,
Thưa toàn thể các đồng chí tham dự Hội nghị.
Với tinh thần quyết tâm, quyết liệt thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và khẩn trương, tích cực, chủ động chuẩn bị Đại hội XIV, Bộ Chính trị quyết định triệu tập Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII sớm hơn 1 tháng so với kế hoạch ban đầu. Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Trung ương, các đồng chí đại biểu đã về dự Hội nghị. Tôi xin gửi tới các đồng chí lời chúc sức khỏe, hạnh phúc; chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
Thưa các đồng chí,
Trung ương vừa biểu quyết thông qua chương trình Hội nghị. Theo đó, Trung ương sẽ thảo luận, cho ý kiến đối với 15 nội dung, tập trung là 02 nhóm vấn đề chính: Một là, nhóm vấn đề tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; Hai là, nhóm vấn đề về tiếp tục chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng và Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031. Cũng tại Hội nghị này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo Trung ương xem xét, quyết định một số nội dung công tác cán bộ theo thẩm quyền; báo cáo Trung ương về tình hình đất nước; tình hình thế giới, khu vực; những công việc quan trọng Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã giải quyết từ sau Hội nghị Trung ương 10 đến nay và các chuyên đề về hoàn thiện thể chế và đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.
Về tài liệu Hội nghị, Văn phòng Trung ương đã gửi trước các đồng chí nghiên cứu. Khối lượng công việc cần giải quyết tại Hội nghị Trung ương lần này rất lớn, phạm vi rất rộng, nhiều nội dung nhạy cảm liên quan đến “quốc kế dân sinh”. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, xin phép Trung ương không trình bày lại các Tờ trình mà dành thời gian cho các đồng chí nghiên cứu, đóng góp ý kiến. Tôi xin gợi mở một số vấn đề để Trung ương tập trung thảo luận và quyết định:
Thứ nhất, về nhóm vấn đề tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Trong hơn 4 tháng qua, thực hiện các kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo, chỉ đạo cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận ở cấp Trung ương. Những con số về tinh giảm đầu mối và hiệu quả công việc cũng như tiết kiệm chi phí nêu trong các báo cáo đã thể hiện rõ tính cách mạng trong việc tinh gọn này. Song đánh giá một cách tổng thể, mô hình tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị chưa thật hoàn thiện, nhất là ở địa phương. Để tiếp tục cuộc cách mạng về tinh giản tổ chức bộ máy, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp nhiều phiên, bàn bạc thấu đáo nhiều khía cạnh và thống nhất cao trình Trung ương Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; cùng với các Đề án về hệ thống tổ chức Đảng ở địa phương; Đề án về sắp xếp, tinh gọn cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ; các Đề án về sắp xếp các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát; và các Đề án về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, sửa đổi, bổ sung các quy định thi hành điều lệ Đảng, các quy định về kiểm tra, giám sát Đảng để bảo đảm triển khai thực hiện đồng bộ. Đây là vấn đề được cán bộ, đảng viên và nhân dân rất quan tâm. Thông tin mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư nắm được là đại đa số nhân dân, cán bộ đảng viên đều đồng tình ủng hộ, đánh giá cao chủ trương này và mong muốn sớm được triển khai thực hiện.
Đề án về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp cùng với các Đề án kèm theo là những vấn đề rất hệ trọng, có tính lịch sử; không chỉ sắp xếp về tổ chức, bộ máy, cán bộ; mà còn phân cấp về thẩm quyền; bố trí lại đơn vị hành chính; phân bổ về nguồn lực; tạo không gian phát triển. Mục tiêu là xây dựng Chính quyền theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn; đồng thời, mở ra cục diện mới trong phát triển đất nước với tầm nhìn lâu dài, ít nhất là cho 100 năm tới. Vì vậy, Bộ Chính trị đề nghị các đồng chí Trung ương với tư duy đổi mới, tinh thần cách mạng triệt để, vì sự phát triển của đất nước và vì nhân dân, tập trung cho ý kiến những nội dung theo gợi ý thảo luận gửi kèm theo từng Đề án, nhất là những vấn đề lớn như: Về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính - cấp tỉnh còn 34 tỉnh, thành phố; không tổ chức cấp huyện, giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp xã; mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, gắn với phân cấp, phân quyền, đặc biệt là cấp xã mới sau khi sáp nhập, làm thế nào để thực sự gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn. Về mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các cơ quan Đảng ở cấp tỉnh, cấp xã, tương ứng với chính quyền địa phương 2 cấp để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng. Về sắp xếp, hợp nhất các cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ vào trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để phối hợp hành động thống nhất, hướng mạnh về cơ sở, hướng đến quần chúng Nhân dân. Về sắp xếp mô hình các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát thành 03 cấp gắn với điều chỉnh thẩm quyền xét xử, thẩm quyền kiểm sát, thẩm quyền công tố cho phù hợp. Về phạm vi, nội dung, cách thức sửa đổi một số điều của Hiến pháp 2013; các quy định của Đảng, quy định của pháp luật có liên quan để triển khai thực hiện các chủ trương nêu trên từ 01/07/2025. Tất cả các công việc này đều phải triển khai cùng lúc, không thể chậm việc nào, vì vậy đề nghị các đồng chí góp ý về phương án và lộ trình tổ chức thực hiện sao cho đồng bộ, thống nhất, thông suốt, hiệu quả, không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy làm gián đoạn hoạt động của các cơ quan, hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động thường ngày của người dân, doanh nghiệp.
Thứ hai, về nhóm vấn đề tiếp tục chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng và Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031. Từ sau Hội nghị Trung ương 10, Bộ Chính trị đã tiếp tục quyết liệt, khẩn trương chỉ đạo chuẩn bị các công việc tổ chức Đại hội XIV của Đảng, trọng tâm là 2 nhóm vấn đề: Văn kiện và Nhân sự.
Về văn kiện: Cùng với việc gửi bản dự thảo tóm tắt 04 văn kiện để Đại hội cấp cơ sở tham gia ý kiến, Bộ Chính trị đã chỉ đạo bổ sung, cập nhật nhiều vấn đề mới, nhất là những chủ trương, quyết sách quan trọng mang tính cách mạng để phát triển đất nước. Nội dung, cách thức trình bày Văn kiện có nhiều cải tiến bảo đảm tính văn kiện, tính khoa học, tính thực tiễn, tính hành động, tính khả thi, tính mục đích, theo phương châm Báo cáo chính trị là “ngọn đuốc soi đường”, các báo cáo khác là “cẩm nang hành động”. Nội dung xuyên suốt của các văn kiện thể hiện sự kiên trì không thay đổi con đường xã hội chủ nghĩa; giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa ổn định và phát triển, bám sát mục tiêu lớn là “đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân”; quyết tâm hiện thực hóa 2 mục tiêu 100 năm của đất nước. Đây là những mục tiêu rất cao, phấn đấu thực hiện rất khó khăn. Ngay từ năm 2025, chúng ta đã phải triển khai nhiều công việc để tạo nền tảng cho thực hiện mục tiêu này. Bộ Chính trị, Ban Bí thư rất muốn được nghe những kiến nghị, giải pháp nhằm giúp chúng ta đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng liên tục 2 con số trong những năm tiếp theo trong điều kiện chúng ta tiến hành cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy và sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp, cũng như trong tình hình “chiến tranh thương mại trên phạm vi toàn cầu”. Điều quan trọng nhất đối với nội dung này là các đồng chí ở từng địa phương, bộ, ngành phải tìm ra “những việc cần làm ngay” từ chính nội lực của mình thì mới có thể đạt được các chỉ tiêu đề ra.
Về nhân sự: đây là vấn đề “then chốt” của “then chốt” để hiện thực hóa các mục tiêu, tầm nhìn của Đại hội XIV. Yêu cầu nhiệm vụ cao hơn, đòi hỏi mặt bằng đội ngũ cán bộ cao hơn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược. Công tác nhân sự phải được chuẩn bị từ sớm và sẽ được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cho đến Đại hội XIV. Bộ Chính trị đã chỉ đạo rà soát, bổ sung dự thảo Phương hướng công tác nhân sự Ban chấp hành Trung ương khóa XIV phù hợp với cơ cấu của mô hình tổ chức mới; rà soát đề xuất Trung ương bổ sung quy hoạch cán bộ cấp chiến lược; dự thảo sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về tổ chức Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Tất cả các công việc quan trọng này đều hướng đến mục tiêu tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp và tổ chức Đại hội XIV vào Quý I/2026 theo đúng kế hoạch đề ra. Đồng thời, để góp phần đưa Nghị quyết Đại hội XIV đi ngay vào cuộc sống, Bộ Chính trị trình Trung ương Đề án về “Phương hướng Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 – 2031”, với chủ trương là tổ chức bầu cử sớm hơn và cải cách, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, góp phần phát huy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân đối với công việc của đất nước. Đây là những vấn đề rất chiến lược, rất quan trọng để phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Đề nghị các đồng chí Trung ương nghiên cứu kỹ các tài liệu, cho ý kiến vào những nội dung quan trọng của từng chuyên đề . Các văn bản này sẽ là cơ sở, là “kim chỉ nam” để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp; Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Thưa các đồng chí.
Trong bối cảnh tình hình mới rất khẩn trương, cần sự đột phá, sự quyết đoán, quyết liệt, sự đoàn kết, thống nhất từ khâu đề xuất chính sách tới việc triển khai thực hiện, do vậy Tôi đề nghị các đồng chí Trung ương, các đại biểu dự Hội nghị phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, tham gia đóng góp ý kiến vào các nội dung để Hội nghị đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Trên tinh thần như vậy, Tôi tuyên bố khai mạc Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII. Một lần nữa chúc các đồng chí mạnh khỏe, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí.
Ngày 15/4, tại Huyện ủy Kon Plông, tỉnh Kon Tum, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chủ trương của Trung ương về việc hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh. Bà Bùi Thị Quỳnh Vân - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi và ông Dương Văn Trang, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum, chủ trì hội nghị. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa...
Tối 12/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ hình sự với N.N.U.L. (SN 1995, thường trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) để điều tra về hành vi hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ Luật Hình sự. Kết quả điều tra ban đầu xác định, N.N.U.L. là chủ nhóm trẻ gia đình Con Cưng (xã Quế Mỹ), được phép hoạt động với quy mô 7 trẻ trở lại. Ngày 11/4, nhóm trẻ Con Cưng của L....
Việc công bố các thủ tục hành chính về biển và hải đảo lần này, nhằm góp phần minh bạch hóa quy trình giải quyết hồ sơ, tăng cường công tác quản lý nhà nước, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng phòng không của nước này đã bắn hạ thành công một máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine.
Quảng Bình - Địa phương tận dụng trụ sở cũ sau sắp xếp , nghiên cứu phương án lâu dài để tránh lãng phí và đảm bảo hoạt động hành...
Bịa chuyện quen thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Lực đã lừa đảo chiếm đoạt khoảng 1,5 tỉ đồng của một giám đốc ở Bình Phước.
Nguyễn Đức Tài, 30 tuổi, bị cáo buộc bảo kê vùng biển thuộc huyện Hòn Đất, ép ngư dân bán hải sản giá rẻ cho mình nếu không sẽ bị truy đuổi, ném chai bia vào tàu cá.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) tiếp tục duy trì vị trí nhà đầu tư quan trọng, đóng góp cho sự phát triển công nghệ và năng lượng của Việt Nam.
Hình ảnh phất cờ của được cựu chiến binh Phạm Duy Đô tại Dinh Độc lập trưa 30/4/1975 báo hiệu ngày toàn thắng của dân tộc, non sông liền một dải.