Theo AP, một số quốc gia châu Âu đang bí mật làm việc về kế hoạch gửi quân tới Ukraine để "hỗ trợ đảm bảo thực thi" bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai với Nga.
![]() |
Bộ Ngoại giao Nga thông báo Ngoại trưởng Sergey Lavrov đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio theo đề xuất từ Washington, ngày 15/2. (Nguồn: Reuters) |
Theo AP, các nước châu Âu bắt đầu nghiên cứu các phương án như vậy từ khoảng một năm trước do lo ngại về lập trường của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với việc giải quyết xung đột.
Thông tin trên AP có đoạn: "Một nhóm các quốc gia châu Âu, ngày càng lo ngại các ưu tiên an ninh của Mỹ nằm ở những lĩnh vực khác, đang bí mật làm việc về kế hoạch gửi quân tới Ukraine để hỗ trợ đảm bảo thực thi bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai với Nga...
Châu Âu bắt đầu nghiên cứu loại lực lượng mà họ có thể cần từ khoảng một năm trước, nhưng cảm giác khẩn cấp gia tăng do lo ngại Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể bỏ qua họ và thậm chí cả Ukraine để đạt được thỏa thuận với (Tổng thống Nga Vladimir) Putin".
AP tiết lộ rằng Anh và Pháp đang đi đầu trong những nỗ lực này. Mặc dù chi tiết vẫn còn ít ỏi, nhưng thành phần và vai trò của lực lượng sẽ được quyết định bởi các điều kiện của thỏa thuận hòa bình.
AP đưa ra nhận định: "Điều rõ ràng là châu Âu sẽ gặp khó khăn trong việc tập hợp một lực lượng lớn, và chắc chắn họ không thể làm điều đó một cách nhanh chóng.
Trong khi đó, các lực lượng Nga tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chiến đấu ở miền Đông Ukraine trong ngày 16/2 và các cuộc tấn công chính tập trung gần trung tâm hậu cần quan trọng Pokrovsk.
Phía Ukraine cho biết quân đội Nga đã tiến về Pokrovsk trong nhiều tuần qua như một phần chiến dịch bình định của họ ở khu vực Donetsk miền Đông Ukraine, chiếm giữ một loạt ngôi làng.
Quân đội Ukraine thông báo đã có 261 cuộc giao tranh trong 24 giờ qua, so với chỉ hơn 100 cuộc ngày hôm trước. Gần 1/3 tổng số cuộc giao tranh tập trung gần Pokrovsk.
Theo quân đội Ukraine, các lực lượng Nga đang tấn công các vị trí của Ukraine ở phía Nam, phía Tây và phía Đông Pokrovsk.
Trong khi đó, bản tin của Reuters vào ngày 15/2 cho biết, các quan chức Mỹ và Nga dự kiến sẽ gặp mặt tại Saudi Arabia trong những ngày tới để bắt đầu tiến trình đàm phán nhằm chấm dứt xung đột đột Nga-Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine không được mời tham dự các cuộc đàm phán ở Saudi Arabia và Kiev sẽ không hợp tác với Nga trước khi tham vấn với các đối tác chiến lược.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, Cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz và Đặc phái viên Nhà Trắng về Trung Đông Steve Witkoff sẽ tới Saudi Arabia. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ Nga sẽ cử nhân vật nào tới cuộc gặp này.
Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan tuyên bố nước này đã dùng hệ thống tác chiến điện tử vô hiệu hóa biên đội Rafale Ấn Độ hoạt động gần biên giới.
Việc ký hợp đồng tên lửa AMRAAM hơn 300 triệu USD giúp Thổ Nhĩ Kỳ tăng năng lực không quân, trong khi Mỹ củng cố ảnh hưởng chiến lược với đồng minh.
Trưởng phái đoàn Nga cho biết họ hài lòng về cuộc đàm phán tại Istanbul, trong khi Ukraine nói rằng Nga đã 'nêu ra một số điều chúng tôi không thể chấp nhận được'.
Pakistan nói đã hạ 5 tiêm kích Ấn Độ, trong đó có mẫu Rafale trị giá hơn 100 triệu USD, khi đối phó cuộc không kích của nước láng giềng.
Quân đội Israel tuyên bố đang triển khai lực lượng ở miền nam Syria nhằm bảo vệ cộng đồng thiểu số Druze sau các cuộc giao tranh gần đây.
Vatican sẽ tổ chức Mật nghị Hồng y, quy trình có thể kéo dài nhiều ngày, để bầu người kế nhiệm Giáo hoàng Francis trong tuần này.
Ngày 3/5, tại Công viên Trung tâm Hanazono, thành phố Higashi Osaka, tỉnh Osaka, Nhật Bản, lễ hội văn hóa 'Trái tim Việt Nam – 50 năm hòa chung một nhịp' đã chính thức khai mạc.
Trang Indonesiawindow ngày 30/4 đăng bài viết nhận định Việt Nam đã có những bước đổi thay và phát triển mạnh mẽ sau dấu mốc lịch sử 30/4/1975 - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
5 tiêm kích KF-16 Hàn Quốc huấn luyện bắn đạn thật sáng 6/3, trong đó hai chiếc đầu tiên thả loạt bom nhầm vào khu dân cư ở tỉnh Gyeonggi.