Thước phim có thể thuộc về mực ống khổng lồ non

19:50 01/06/2024

Các nhà nghiên cứu bắt gặp một con mực nhỏ có khả năng là mực ống khổng lồ chưa trưởng thành ở vùng biển Nam Cực.

Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế lập kế hoạch tham vọng nhằm tìm kiếm và nghiên cứu mực ống khổng lồ trong môi trường tự nhiên vào năm 2025 nhân kỷ niệm 100 năm phát hiện loài này. Từ tháng 12/2022 đến tháng 3/2023, nhóm nghiên cứu di chuyển tới Nam Cực 4 lần nhằm tìm kiếm mực ống khổng lồ. Họ sử dụng tàu du lịch vùng cực mang tên Ocean Endeavor trang bị hệ thống camera biển sâu có thể hạ thấp tới độ sâu tối đa 400 m, theo IFL Science.

Mực ống khổng lồ (Mesonychoteuthis hamiltoni) hay còn gọi là mực khổng lồ Nam Cực là một trong những bí ẩn lớn nhất đại dương. Không có ảnh chụp hay thước phim nào quay mực ống khổng lồ sống trong môi trường tự nhiên của chúng. Những gì giới nghiên cứu biết về loài quái vật này đến từ số mẫu vật ít ỏi mắc vào lưới đánh cá hoặc dạt vào bãi biển. Mực ống khổng lồ dài 14 m và nặng ít nhất 500 kg. Chúng nắm giữ nhiều kỷ lục thế giới, bao gồm động vật không xương sống lớn nhất hành tinh xét theo trọng lượng. Loài vật ẩn dật này được cho là sống dưới vùng biển sâu Nam Đại Dương xung quanh Nam Cực.

Dù không tìm ra cá thể trưởng thành, nhóm nghiên cứu ghi hình một con mực thủy tinh dài 10 - 12 cm. Hiện nay, họ đang phân tích đoạn video này và suy đoán đó có thể là loài chưa biết, một con mực Galiteuthis glacialis trưởng thành, hoặc mực ống khổng lồ nhỏ chưa trưởng thành, theo Matt Mulrennan, nhà khoa học hải dương, trưởng đoàn 4 cuộc thám hiểm trong năm 2022 - 2023 kiêm nhà sáng lập/giám đốc điều hành tổ chức phi lợi nhuận Kolossal.

Mực thủy tinh có tên khoa học là Cranchiidae, là họ mực bao gồm cả mực ống khổng lồ và Galiteuthis glacialis. Chúng là hai thành viên duy nhất trong họ Cranchidae sống ở vùng Nam Cực. Theo Aaron Evans, nhà khoa học chuyên nghiên cứu họ Aaron Evans, con mực trong video có thể thuộc hình thái khác nhau của một trong hai loài mực.

Trong video, lượng lớn tuyết biển, vật chất hữu cơ rơi xuống đáy biển sâu, che khuất tầm nhìn khi con mực bí ẩn xuất hiện. "Việc nhận dạng con mực thủy tinh từ thước phim có thể khó khăn. Một số loài có sự kết hợp các đặc điểm dễ nhận biết riêng biệt, nhưng nhiều loài khác trông giống nhau đến mức rất khó có thể xác nhận chúng đến từ loài nào", tiến sĩ Kat Bolstad ở Đại học Công nghệ Auckland (AUT), nhận xét.

Ngoài hình ảnh con mực, nhóm nghiên cứu còn ghi hình hơn 80 loài sinh vật biển sâu khác, bao gồm hải miên khổng lồ, sao biển hướng dương Nam Cực, san hô mềm, sống đuôi, thủy tức ống và huệ biển.

An Khang (Theo IFL Science)

Đọc bài gốc tại đây.

Có thể bạn quan tâm
Những điều bất ngờ tại khu cắm trại 8.200 năm tuổi ở Mỹ

Những điều bất ngờ tại khu cắm trại 8.200 năm tuổi ở Mỹ

07:50 15/04/2024

Một quân nhân Mỹ đã khai quật được tàn tích của một khu cắm trại thời tiền sử trên một căn cứ không quân ở New Mexico, nơi mà người Mỹ đầu tiên có thể đã chiếm đóng cách đây 8.200 năm.

Từ 15/8, bán xe không nộp lại biển số bị phạt bao nhiêu?

Từ 15/8, bán xe không nộp lại biển số bị phạt bao nhiêu?

10:20 11/08/2023

Từ ngày 15/8/2023, biển số ô tô, xe máy sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe, hay còn gọi là biển số định danh. Biển xe định danh sẽ đi theo chủ xe chứ không đi theo xe, do vậy, khi bán xe, chủ xe phải phải giữ lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và nộp cho cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục thu hồi theo Khoản 4 Điều 6 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe,...

Cá voi tấn công và làm chìm thêm một du thuyền

Cá voi tấn công và làm chìm thêm một du thuyền

08:10 17/05/2024

Một nhóm voi sát thủ chuyên tấn công các tàu thuyền ở châu Âu đã đánh chìm một thuyền buồm ở eo biển Gibraltar sau khi xé toạc thân tàu. Đây là lần thứ năm cá voi sát thủ đánh chìm tàu thuyền trong vòng ba năm qua.

Nam Cực - ‘Lục địa trắng’ đang bị tổn thương

Nam Cực - ‘Lục địa trắng’ đang bị tổn thương

03:30 27/02/2023

Nam Cực - “Lục địa trắng”, nơi mà vài thập kỷ trước con người vẫn đặt niềm tin là có thể chống lại sự tấn công của khí thải nhà kính, của biến đối khí hậu, giờ đây đang trở nên rất dễ bị tổn thương.

Tốc độ tối đa trên cao tốc Bắc - Nam từ Hà Nội đi Nghệ An

Tốc độ tối đa trên cao tốc Bắc - Nam từ Hà Nội đi Nghệ An

20:50 10/02/2024

Nhiều người dân đi lễ chùa dịp Tết Nguyên đán băn khoăn về tốc độ tối đa trên cao tốc Bắc - Nam.

Cháy rừng ở Vườn quốc gia Tràm Chim nhìn từ góc độ sinh thái học

Cháy rừng ở Vườn quốc gia Tràm Chim nhìn từ góc độ sinh thái học

05:50 13/06/2024

Có thể nói, hệ sinh thái đồng cỏ ngập theo mùa mới là ưu tiên bảo tồn của Vườn quốc gia Tràm Chim. Nhưng trên thực tế, diện tích rừng tràm ở vườn đã tăng nhanh chóng trong thời gian qua.

Nguy cơ thi lại nếu vi phạm nồng độ cồn khi bằng lái sắp hết hạn

Nguy cơ thi lại nếu vi phạm nồng độ cồn khi bằng lái sắp hết hạn

09:30 02/05/2023

Nếu vi phạm các lỗi có thời gian tước bằng lái lâu như nồng độ cồn,... khi bằng lái sắp hết hạn, người vi phạm hoàn toàn có khả năng...

Khám phá mới có thể giúp sạc pin điện thoại trong 60 giây

Khám phá mới có thể giúp sạc pin điện thoại trong 60 giây

08:30 03/06/2024

Phát hiện mới về việc thay đổi tốc độ dịch chuyển của ion mở ra khả năng sạc pin cho điện thoại, ôtô điện siêu nhanh.

Thử nghiệm chính sách đặc thù về khoa học công nghệ tại TP HCM

Thử nghiệm chính sách đặc thù về khoa học công nghệ tại TP HCM

04:50 03/03/2024

Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với TP HCM thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, thử nghiệm một số chính sách, sản phẩm mới.

Co loi xay ra
Co loi xay ra