Tên lửa 'quái vật Frankenstein' phơi bày lỗ hổng phòng không của NATO

06:20 05/02/2024

Việc Ukraine phải dùng tổ hợp tên lửa "quái vật Frankenstein" kiểu chắp vá cho thấy kho vũ khí NATO thiếu nghiêm trọng hệ thống phòng không mặt đất.

Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Ukraine Oleksandr Kamyshin cuối tháng trước thông báo quân đội nước này đã triển khai các tổ hợp đầu tiên của dự án FrankenSAM nhằm tăng cường lưới phòng không bảo vệ các thành phố và cơ sở hạ tầng quan trọng.

FrankenSam, viết tắt của dự án "Tên lửa quái vật Frankenstein", là chương trình thử nghiệm do Mỹ cùng Ukraine thực hiện, nhằm ghép nối các bộ phận của hệ thống phòng không phương Tây với tổ hợp cũ thời Liên Xô mà Ukraine có rất nhiều trong kho.

Một số dự án chỉ đơn thuần là lắp đạn tên lửa Mỹ lên bệ phóng cũ, số khác có độ phức tạp cao hơn, như tích hợp toàn bộ bệ phóng phương Tây vào tổ hợp phòng không S-300, nhằm bắn hạ tên lửa, máy bay không người lái (UAV) và máy bay Nga.

Dự án còn hoán cải tên lửa không đối không AIM-9M Sidewinder của Mỹ để có thể biến nó thành đạn phòng không phóng từ mặt đất. Theo một quan chức Ukraine, tổ hợp phòng không hoán cải này từng hạ thành công một UAV Nga hồi tháng 1.

Tuy nhiên, Mark Cancian, cựu đại tá thủy quân lục chiến Mỹ đang là chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho rằng dự án này là giải pháp tình thế để giải quyết nhu cầu phòng không cấp bách của Ukraine, đồng thời cho thấy các nước NATO, trong đó có Mỹ, đang thiếu hụt các tổ hợp phòng không mặt đất đến mức nào.

Theo ông, các tổ hợp "quái vật Frankenstein" lấp đầy khoảng trống quan trọng trong lưới phòng không của Ukraine, do các đồng minh phương Tây không có đủ hệ thống tên lửa để hỗ trợ họ. Ukraine đang rất cần các tổ hợp này khi Nga mở những đợt tập kích bằng UAV và tên lửa quy mô lớn vào nhiều đô thị trong mùa đông.

"Cách lực lượng Nga đang tác chiến hiện nay cũng cho thấy NATO cần những loại vũ khí nào nếu muốn sẵn sàng cho xung đột trong tương lai", Cancian nói. "Tuy nhiên, liên minh này không có đủ vũ khí sau khi các thành viên NATO ngừng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất quốc phòng sau Chiến tranh Lạnh".

Những tổ hợp phòng không như NASAMS, sử dụng được nhiều loại đạn tên lửa, là hệ thống tuyệt vời để chống lại UAV và tên lửa hành trình. Tuy nhiên, vấn đề là NATO hiện không sở hữu nhiều tổ hợp loại này.

Mỹ đã cam kết cung cấp 12 hệ thống NASAMS cho Ukraine, song mới chỉ chuyển giao hai tổ hợp. Lầu Năm Góc cho biết số còn lại sẽ được bàn giao cho Ukraine sau khi chế tạo xong. Theo chuyên gia Cancian, thực tế này cho thấy số lượng tổ hợp NASAMS mà Mỹ có sẵn không nhiều.

Trong khi đó, nhu cầu hệ thống NASAMS của các nước phương Tây đang gia tăng và dự kiến phải mất vài năm các hãng chế tạo mới giải quyết được vấn đề. Điều này buộc Mỹ và Ukraine phải chế tạo các tổ hợp phòng không chắp vá để khắc phục tình hình.

Ông Cancian cho biết Mỹ và các thành viên khác trong NATO từng sở hữu những hệ thống phòng không mặt đất rất mạnh trong Chiến tranh Lạnh. Liên minh này sau đó thay đổi trọng tâm, coi chương trình tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên và Iran là mối đe dọa chính, khiến họ không còn nhu cầu đối với mạng lưới phòng không đa tầng như trước.

Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, Mỹ mới bắt đầu thay đổi chiến lược và chú trọng vào học thuyết phòng thủ trên mặt đất nhằm sẵn sàng cho các cuộc xung đột quy mô lớn, song chuyên gia Cancian cho rằng tình hình lúc đó đã "quá muộn".

Khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, Mỹ và các đồng minh mới nhận ra rằng họ không có đủ các loại tên lửa phòng không mặt đất để giúp Kiev thiết lập mạng lưới phòng không đa tầng, nhằm đối phó với ưu thế vượt trội về tên lửa, UAV của Nga.

Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Ukraine Kamyshin cho hay để chế tạo một hệ thống phòng không hoàn toàn mới, Mỹ và Ukraine thường phải mất tới 3-4 năm, không thể kịp đáp ứng nhu cầu của Kiev.

Ngay cả khi được tăng tốc chế tạo, các hệ thống phòng không mặt đất mới cũng chưa trải qua thực chiến nên ít giúp ích cho Ukraine trong xung đột với Nga. Còn đối với những tổ hợp cũ, Mỹ và NATO rất khó chuyển chúng cho Ukraine do đã loại biên phần lớn trong số này.

Đây là cơ hội để Ukraine thử nghiệm những phương án tưởng như "điên rồ", kết hợp hệ thống phòng không chuẩn NATO và Liên Xô, vượt qua các thách thức về kỹ thuật để đạt hiệu quả cao nhất. Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Ukraine cho biết Washington và Kiev đang phát triển năm dự án "quái vật Frankenstein", bao gồm tổ hợp phòng không tầm ngắn, tầm trung và cả tầm xa.

"Với khả năng phòng thủ hiện tại, Ukraine có thể đánh chặn nhiều cuộc không kích và buộc máy bay Nga phải tránh xa tiền tuyến", ông Cancian đánh giá. "Điều này cho thấy Mỹ cần những gì trong cuộc đối đầu với Nga hay bất cứ quốc gia nào khác có lực lượng không quân hùng mạnh".

Nguyễn Tiến (Theo BI, AFP, Reuters)

Có thể bạn quan tâm
Từ Điện Biên Phủ đến Hiệp định Geneva, những chiến thắng mang tầm thời đại

Từ Điện Biên Phủ đến Hiệp định Geneva, những chiến thắng mang tầm thời đại

20:20 31/05/2024

Chiều ngày 31/5, tại Nhà làm việc Bộ Ngoại giao, Đảng uỷ Bộ Ngoại giao phối hợp với Học viện Ngoại giao tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.

Liban: Đụng độ tại trại tị nạn của người Palestine, 20 người bị thương

Liban: Đụng độ tại trại tị nạn của người Palestine, 20 người bị thương

20:30 08/09/2023

Cuộc đụng độ xuyên đêm ở trại tị nạn Ain al-Helweh ở khiến hàng chục gia đình có trẻ nhỏ đã phải bỏ chạy khỏi trại tị nạn hoặc tìm kiếm nơi trú ẩn tạm thời ở một nhà thờ Hồi giáo gần đó.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC)

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC)

02:20 26/06/2024

Chiều 25/6, tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Lou Qiliang, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC).

Trung Quốc 'kêu gọi Iran kiềm chế Houthi ở Biển Đỏ'

Trung Quốc 'kêu gọi Iran kiềm chế Houthi ở Biển Đỏ'

18:20 26/01/2024

Trung Quốc muốn Iran giúp hạn chế các đợt tập kích của Houthi ở Biển Đỏ, lưu ý quan hệ thương mại giữa hai nước có thể bị tổn hại, theo nguồn tin từ Tehran.

Tin thế giới ngày 1/4: Nga dự báo Tổng thống Zelensky sắp mất chức, Mỹ-Nhật thỏa thuận quan trọng về quân sự, Israel bắt giữ em gái thủ lĩnh Hamas

Tin thế giới ngày 1/4: Nga dự báo Tổng thống Zelensky sắp mất chức, Mỹ-Nhật thỏa thuận quan trọng về quân sự, Israel bắt giữ em gái thủ lĩnh Hamas

22:30 01/04/2024

Nga siết chặt quản lý người di cư, xuất khẩu quốc phòng của Ấn Độ đạt kỷ lục, tàu chiến Trung Quốc lại xuất hiện tại căn cứ hải quân Campuchia, Ukraine bác yêu cầu của Nga về giao nộp khủng bố, Venezuela cảnh báo nguy cơ bạo lực trước bầu cử … là một số tin thế giới nổi bật trong 24 giờ qua.

Tin thế giới 24/1: Máy bay Nga chở 74 người phát nổ gần Ukraine, Đức dọa khó 'gánh' Kiev, Iraq 'nóng mặt' vì hành động của Mỹ

Tin thế giới 24/1: Máy bay Nga chở 74 người phát nổ gần Ukraine, Đức dọa khó 'gánh' Kiev, Iraq 'nóng mặt' vì hành động của Mỹ

23:00 24/01/2024

Máy bay Nga chở gần 80 người rơi ở Belgorod gần Ukraine, xung đột ở Trung Đông, Triều Tiên phóng tên lửa hành trình, Thổ Nhĩ Kỳ phê duyệt đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Pakistan: Vừa bị kết án 10 năm tù, Cựu Thủ tướng Imran Khan chịu thêm bản án thứ 2

Pakistan: Vừa bị kết án 10 năm tù, Cựu Thủ tướng Imran Khan chịu thêm bản án thứ 2

17:00 31/01/2024

Ngày 31/1, một tòa án của Pakistan đã kết án 14 năm tù giam đối với cựu Thủ tướng Imran Khan và vợ với tội danh nhận và bán các quà tặng nhà nước một cách trái phép.

Tin thế giới 15/7: Trung Quốc khai mạc hội nghị quan trọng, Ukraine ký thoả thuận an ninh với 3 nước EU, Hamas rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tin thế giới 15/7: Trung Quốc khai mạc hội nghị quan trọng, Ukraine ký thoả thuận an ninh với 3 nước EU, Hamas rút khỏi đàm phán ngừng bắn

21:30 15/07/2024

Nga-Trung tập trận hàng hải quy mô lớn, cố vấn đảng Dân chủ nói vụ ám sát ông Trump 'được dàn dựng' rồi xin lỗi, EU muốn tẩy chay hội nghị cấp cao ở Hungary, EU gia hạn trừng phạt Iran… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Các trường đại học Anh thâm hụt tài chính do lượng sinh viên quốc tế giảm mạnh

Các trường đại học Anh thâm hụt tài chính do lượng sinh viên quốc tế giảm mạnh

09:50 15/01/2024

Nhiều trường đại học ở Vương quốc Anh có nguy cơ rơi vào tình trạng thâm hụt tài chính do số lượng sinh viên quốc tế đến nước này giảm mạnh sau chính sách siết chặt nhập cư của chính phủ.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới