Chiều 21-1, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, Hà Nội nhằm cải thiện môi trường.
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, nguồn nước lấy trực tiếp từ sông Hồng, dẫn qua tuyến đường ống chạy ngầm dọc đường Võ Chí Công đến điểm đầu sông Tô Lịch tại đường Hoàng Quốc Việt với chiều dài khoảng 5,3km. Tuyến ống có dành một nhánh bổ cập nước cho hồ Tây.
Dự kiến lưu lượng nước bổ cập từ 240.000-270.000m3/ngày đêm, giúp sông Tô Lịch đạt cao độ 3,3-3,8m so với cao độ hiện nay là 1,3-1,8m và lưu lượng 100.000m3/ngày đêm.
Bên cạnh đó, dọc sông Tô Lịch sẽ thiết kế một số đập dâng với chức năng lắng đọng phù sa, làm trong nước, tạo dòng chảy, khai thác cảnh quan hai bên bờ…
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đề nghị Hà Nội cần rà soát, cập nhật lại quy hoạch cấp, thoát nước của thủ đô; vị trí, quy mô, công suất trạm bơm; làm rõ phương án xử lý phù sa trước khi đưa nước vào sông Tô Lịch…
Kết luận, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ việc xử lý ô nhiễm sông, hồ của Hà Nội là hết sức cấp bách, cần thiết, phải làm nhanh nhất có thể. Phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch có căn cứ chính trị, pháp lý, cơ sở khoa học, thực tiễn.
Trước thực tế trên, ông Hà yêu cầu Hà Nội chịu trách nhiệm tính toán phương án, giải pháp kỹ thuật để triển khai bảo đảm mục tiêu môi trường, tính bền vững, hiệu quả kinh tế, mức độ tác động, ảnh hưởng trong quá trình thi công, vận hành trạm bơm, tuyến ống dẫn, dòng chảy… đối với các công trình xung quanh.
Ngoài ra, ông Hà yêu cầu Hà Nội phải thực hiện đồng bộ các giải pháp đi kèm như nạo vét trầm tích đáy sông: thu gom, xử lý nguồn nước thải, nước mưa trước khi xả vào sông; cải tạo cảnh quan hai bên sông; rà soát, điều chỉnh, cập nhật các quy hoạch về cấp thoát nước…
Phó thủ tướng lưu ý Hà Nội muốn làm nhanh thì phải có quy hoạch, thiết kế, giải pháp bài bản, tổng thể và cụ thể; không vì vội mà làm ẩu, làm sai về quy trình, thiết kế, quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, gây thất thoát, làm mất đi tính lợi ích kinh tế tổng thể.
"Tô Lịch thực sự trở lại là một dòng sông mang lại giá trị cảnh quan, đô thị, dịch vụ, giao thông, du lịch… là hình mẫu về cơ chế, cách thức xử lý các dòng sông ô nhiễm, các khu vực ô nhiễm môi trường" - ông Hà nói.
Ông Bensalem Mohamed khẳng định, Đảng FLN luôn ghi nhớ sự ủng hộ của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Algeria.
Chuyến thăm Kazakhstan của Tổng Bí thư Tô Lâm chứng kiến cột mốc lịch sử khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược. Đó cũng là tín hiệu tích cực cho hàng hóa Việt Nam trong nỗ lực tiến sâu hơn vào Trung Á và châu Âu.
Với việc sáp nhập Gia Lai và Bình Định, chính quyền đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng trung tâm hành chính - chính trị cho tỉnh mới tại Khu kinh tế Nhơn Hội trên bán đảo Phương Mai, TP Quy Nhơn.
Lực lượng chức năng Tây Ninh và Campuchia đã giải cứu thành công 2 nạn nhân và bắt giữ 3 đối tượng trong đường dây mua bán người xuyên biên giới.
Trường Sa - Giữa sóng gió đại dương, cán bộ, chiến sĩ tổ phục vụ nấu ăn vẫn ngày đêm giữ lửa trong căn bếp tàu, góp phần đảm bảo...
Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo quy định cơ quan quản lý giáo dục sẽ đóng vai trò tổ chức việc tuyển dụng nhưng có thể xem xét, phân cấp cho cơ sở.
Lào Cai - Tối 30.4, hàng ngàn người dân và du khách có mặt tại thành phố đã chứng kiến những màn biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa...
Chiều 29-4, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng UBND TP.HCM tổ chức chuyến tham quan thực tế Di tích lịch sử Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược - Địa đạo Củ Chi trong khuôn khổ Tuần lễ báo chí.
Lấy cảm hứng từ hồi ký “Nước mắt ngày gặp mặt” của Đại tá tình báo, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), tối 6/5, nhóm sinh viên ngành Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG TP Hồ Chí Minh đã tổ chức chương trình kịch nói “Để dành ngày mai ấy” nhằm lan toả những giá trị lịch sử.