Tổng thống Trump tuyên bố hoàn toàn ủng hộ châu Âu cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine nếu nước này đạt được thỏa thuận chấm dứt xung đột với Nga.
"Nếu họ muốn làm như vậy thì thật tuyệt, tôi hoàn toàn ủng hộ. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không phải đóng góp quân vì chúng tôi ở rất xa", Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/2 nói, sau khi được phóng viên hỏi có ủng hộ châu Âu cử quân tới Ukraine trong khuôn khổ bất cứ thỏa thuận nào về chấm dứt chiến sự giữa nước này với Nga.
Ông Trump nói thấy tự tin hơn nhiều về triển vọng đạt được thỏa thuận sau cuộc hội đàm giữa quan chức Mỹ và Nga tại Riyadh, Arab Saudi, trong đó hai nước nhất trí sẽ chỉ định đoàn đàm phán để giải quyết xung đột Nga - Ukraine.
"Các cuộc thảo luận đang diễn ra rất tốt, Nga muốn làm gì đó, họ muốn chấm dứt điều này", ông Trump nhận xét. "Tôi nghĩ mình có khả năng chấm dứt cuộc xung đột này và mọi việc đang diễn ra rất tốt".
Tổng thống Volodymyr Zelensky trước đó phàn nàn về việc Ukraine không được tham gia về cuộc thảo luận liên quan đến nước này ở Arab Saudi. Ông Zelensky kêu gọi đàm phán công bằng với sự tham gia của Ukraine và châu Âu để chấm dứt chiến sự.
Ông Trump chỉ trích Ukraine vì điều này, cho hay "rất thất vọng khi biết rằng họ buồn vì không có ghế". "Tôi nghe thấy rằng 'ôi, chúng tôi không được mời'. Nhưng đã ba năm trôi qua rồi và họ chưa có giải pháp".
Tổng thống Mỹ dường như còn đổ lỗi cho Ukraine đã "bắt đầu cuộc chiến". "Các bạn đáng lẽ phải kết thúc cuộc chiến sau ba năm, và lẽ ra đừng bao giờ bắt đầu nó. Các bạn lẽ ra đã phải đạt được một thỏa thuận", ông Trump nói.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 18/2 có cuộc hội đàm trong 4,5 giờ tại Arab Saudi, đánh dấu cuộc gặp cấp cao chính thức đầu tiên giữa hai nước từ khi chiến sự Nga - Ukraine bùng phát tháng 2/2022.
Nga nhận định hai bên đã lắng nghe nhau và tin rằng Mỹ đã hiểu rõ hơn lập trường của nước này. Ông Lavrov nói Nga phản đối bất cứ thành viên nào của NATO đưa quân tới Ukraine trong khuôn khổ lệnh ngừng bắn, gọi đây là điều không thể chấp nhận được.
Ông Rubio nói Mỹ đang hướng tới giải pháp công bằng và bền vững, khẳng định không bên nào "bị gạt ra ngoài lề" và sẽ có thời điểm EU cần tham gia tiến trình. Tuy nhiên, một số lãnh đạo châu Âu đã lo ngại Mỹ sẽ nhượng bộ Nga và điều chỉnh thỏa thuận an ninh với khu vực.
Các quan chức Nga và Mỹ đều cho biết chưa ấn định ngày tổ chức cuộc gặp giữa tổng thống hai nước. Khi được hỏi liệu có triển vọng gặp Tổng thống Vladimir Putin trong tháng này hay không, ông Trump nói "có thể".
Nguyễn Tiến (Theo AFP, AP, Reuters)
Bộ trưởng Hegseth xăm dòng 'kẻ ngoại đạo' bằng tiếng Arab lên cánh tay, bị chỉ trích có thể xúc phạm người Hồi giáo.
Trận động đất khiến tòa nhà 30 tầng tại Bangkok sụp đổ đang tạo ra bầu không khí hoang mang, làm dấy lên câu hỏi về độ an toàn của các công trình.
Khi ông Donald Trump gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 'lỗi thời' vào năm 2016, nhiều người cho rằng đó chỉ là một tuyên bố gây tranh cãi.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Các diễn biến mới nhất xung quanh thủ đô Juba ở Nam Sudan đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng ở quốc gia châu Phi nhiều bất ổn này.
Giới chức Đan Mạch tuyên bố muốn mua thêm tiêm kích F-35 từ Mỹ, dù quan hệ song phương đang căng thẳng vì vấn đề chủ quyền đảo Greenland.
Ngày 7/3, Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) thông báo đã nhất trí tạm dừng tất cả các cuộc diễn tập bắn đạn thật.
Houthi sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm, đủ sức uy hiếp tàu sân bay Mỹ hoạt động gần Yemen.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/3.