Những người Mỹ muốn rời đất nước vì căng thẳng chính trị

02:20 01/04/2024

Lo lắng trước những căng thẳng chính trị có thể xảy ra với màn tái đấu Trump - Biden, nhiều người Mỹ đang tính phương án rời khỏi đất nước dài hạn.

Những người Mỹ lớn tuổi suốt nhiều năm qua đã đổ tới Florida để tìm ngôi nhà nghỉ hưu lý tưởng của họ sau 4 thập kỷ làm việc. Nhưng những công dân giàu có đang cân nhắc đến một cuộc sống mới ở bên kia Đại Tây Dương vì bất an trước bối cảnh chính trị rối ren trong nước.

David, luật sư 65 tuổi ở Chicago, sẽ đến Bồ Đào Nha vào tháng tới với ngân sách 500.000 USD. Ông hy vọng tìm được ngôi nhà thứ hai mới ở Silver Coast, nằm giữa Lisbon, thủ đô của Bồ Đào Nha, và thành phố ven biển Porto. David cho biết bầu không khí chính trị tại Mỹ đã trở nên độc hại đến mức ông buộc phải tìm kiếm nơi yên bình mới ở châu Âu.

Sinh ra trong một gia đình nhập cư, David đặc biệt lo lắng trước cuộc tranh luận về vấn đề này. "Đất nước ngày càng trở nên kém khoan dung", ông nói. "Họ luôn có cái nhìn không thiện cảm với những người không giống họ. Hãy nhìn vào hình ảnh những người di cư ở biên giới phía nam, họ cũng chỉ là con người, nhưng cả lưỡng đảng đều sử dụng họ như một lý do chính trị. Đây là ví dụ điển hình về sự không khoan dung và nó thật đáng buồn".

Ông cũng đang tìm cách tránh xa khỏi mối đe dọa bạo lực súng đạn ở Mỹ. "Tôi từng nói với vợ khoảng 15 năm trước rằng tôi đã chấp nhận sự thật rằng mình có thể bị bắn chết bất cứ lúc nào ở đất nước này", David cho hay.

Ông đang hy vọng hoàn tất một thỏa thuận mua nhà ở Bồ Đào Nha trước cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 vì tin rằng nếu cựu tổng thống Donald Trump đắc cử nhiệm kỳ hai, nhu cầu mua nhà ở nước ngoài sẽ tăng vọt.

Vợ chồng David không thực hiện chuyến đi tìm hiểu ở Bồ Đào Nha vào tháng tới một mình mà đi cùng 5 người bạn. Theo Kylie Adamec, nhà môi giới bất động sản tại công ty Casa Azul, Bồ Đào Nha, người đang tư vấn cho David cùng nhiều khách hàng khác có chung ý tưởng với ông, quyết định rời quê hương vì lý do chính trị như vậy không phải điều hiếm.

"Mọi người không quan tâm nhiều đến tình hình thuế, họ quan tâm nhiều hơn đến những gì sẽ xảy ra ở Mỹ trong vài tháng tới. Tới khi cuộc bầu cử tháng 11 diễn ra, mọi người chỉ muốn họ có sẵn các lựa chọn", Adamec nói.

Cựu tổng thống Trump và Tổng thống Joe Biden đã hội đủ số phiếu trong vòng sơ bộ để trở thành ứng viên đại diện đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ. Cuộc đua đang phơi bày tình trạng phân cực sâu sắc trong đời sống chính trị Mỹ.

Tình trạng chia rẽ này bắt đầu sau sự kiện bạo loạn Đồi Capitol cuối nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump. Công chúng Mỹ "nhìn nhận gần như mọi sự việc qua lăng kính đảng phái", Wendy Schiller, chuyên gia về khoa học chính trị tại Đại học Brown, Rhode Island, nhận xét.

Theo khảo sát do Viện Chính trị và Dịch vụ công Georgetown thực hiện sau bầu cử quốc hội giữa kỳ 2022, người dân Mỹ đánh giá mức độ chia rẽ chính trị ở mức 71 điểm trên thang 100, trong đó ngưỡng tối đa đồng nghĩa đất nước đang bên bờ vực nội chiến.

"Theo những gì tôi thấy, đây là lần đầu tiên tác động từ cuộc bầu cử thực sự là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển ra nước ngoài của ai đó, dù là toàn thời gian hay bán thời gian", cô nói.

Adamec cho hay những người Mỹ đang xem xét các lựa chọn bất động sản ở Bồ Đào Nha có quan điểm chính trị đa dạng, nhưng họ phần nào thiên về cánh tả hơn.

Theo Marco Permunian, có thể nhận thấy tình hình bất ổn chính trị ở Mỹ chỉ bằng cách quan sát số lượng người nộp đơn xin hộ chiếu Italy thông qua nơi ông làm việc, công ty Hỗ trợ Công dân Italy (ICA).

Đơn yêu cầu bắt đầu tăng đột biến vào năm 2016 sau khi ông Trump đắc cử tổng thống. Xu hướng này lặp lại vào năm 2020 sau đại dịch Covid-19 và những bất ổn gây ra bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn vì vụ người đàn ông da màu George Floyd bị cảnh sát bắn chết hay việc Tòa án Tối cao Mỹ lật ngược phán quyết vụ kiện "Roe chống lại Wade", tuyên bố phá thai không phải quyền hiến định.

Khi Mỹ chuẩn bị cho cuộc đọ sức Trump - Biden thứ hai ẩn chứa nhiều bất ổn, không có gì ngạc nhiên khi ICA chứng kiến số lượng đơn yêu cầu tăng gấp ba lần kể từ cuối năm ngoái, Permunian cho biết. Tuy nhiên, lần này, ông nhận thấy dấu hiệu mệt mỏi đến từ cả hai phía trên chính trường Mỹ.

Phần lớn khách hàng của Permunian là cư dân tại khu vực Bờ Đông như New York, Pennsylvania hay Boston, Massachusetts. Nhưng ông cũng đang đón cả những khách hàng đến từ California và Texas.

Tìm hiểu về hộ chiếu thường là bước đầu tiên trong kế hoạch dài hạn của những người Mỹ tìm kiếm nơi ở mới tại Italy hay bất kỳ nơi nào khác trong Liên minh châu Âu (EU), song không phải dấu hiệu họ sẽ lên đường ngay lập tức, Permunian cho biết.

"Phần lớn vẫn chưa sẵn sàng ra đi nhưng họ phải chuẩn bị sẵn phương án đề phòng", ông nói. ICA chủ yếu làm việc với những người 35-65 tuổi muốn có quốc tịch kép.

Báo cáo Thịnh vượng Mỹ mới nhất, do công ty tư vấn di cư Henley & Partners và công ty tài sản toàn cầu New World Wealth công bố, cho thấy một số lượng kỷ lục công dân nước này đang tìm kiếm các lựa chọn cư trú ở nước ngoài khi môi trường chính trị trở nên căng thẳng.

Christopher Willis, giám đốc điều hành công ty tư vấn về quốc tịch và cư trú Latitude Consultant, cho hay số lượng yêu cầu từ khách hàng đã tăng 300%. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những địa điểm đặc biệt được ưa chuộng đối với khách hàng của Willis.

"Mọi người không chờ đến tháng 11. Họ đang sắp xếp công việc của mình ngay lúc này", ông nói. "Nếu mọi thứ đi chệch hướng, họ có thể hành động ngay lập tức thay vì phải chen chúc, tranh giành với những người khác khi cuộc bầu cử hoàn tất".

Steven đang chờ phê duyệt thị thực. Ông là một người New York chuyển đến Bồ Đào Nha thông qua Casa Azul. Quá chán ngán với những gì đang diễn ra ở trong nước, ông và vợ quyết định dùng số tiền 3.500 USD thuê nhà ở New York để chuyển sang thuê một căn nhà ba phòng ngủ tại Lisbon với giá 2.100 USD.

"New York là thành phố tuyệt vời nếu bạn vẫn còn tham vọng và nỗ lực", ông nói. "Nhưng nếu bạn chậm lại một chút, nó sẽ bỏ xa bạn".

Mặc dù chính trị không phải lý do chính khiến ông ra đi, Steven thừa nhận ông cảm thấy bầu không khí chính trị Mỹ đã trở nên "điên rồ".

Châu Âu dường như là thiên đường cho những người Mỹ quá mệt mỏi với tình trạng phân cực chính trị trong nước và các mối đe dọa bạo lực ngày càng tăng, nhưng lục địa này không còn là nơi trú ẩn an toàn hay ôn hòa như trong thời kỳ hậu Thế chiến II nữa, giới chuyên gia đánh giá.

Ông Trump đã đe dọa khi tái đắc cử, ông sẽ rút Mỹ khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nếu các quốc gia châu Âu không đáp ứng yêu cầu chi tiêu ngân sách của khối. Từ giám đốc điều hành Airbus cho đến Chủ tịch Ủy ban châu Âu Christine Lagarde đều cảnh báo điều này sẽ đặt ra những rủi ro chiến lược cho châu Âu.

Điều kiện để người Mỹ định cư ở châu Âu cũng phức tạp hơn trước đây. Bồ Đào Nha đã loại bỏ chương trình thị thực vàng vào năm ngoái, chương trình cho phép người nước ngoài có được quyền cư trú và quyền công dân thông qua mua bất động sản. Đầu tư với mức cao hơn, đặc biệt không phải vào bất động sản, hiện là lựa chọn tốt nhất cho những người nước ngoài giàu có.

Có những lo ngại rằng việc các đảng cánh hữu giữ ghế trong quốc hội Bồ Đào Nha sẽ làm gia tăng quan điểm chống nhập cư ở nước này, tạo ra tình trạng phân cực chính trị giống như những gì đã trở nên phổ biến tại Mỹ.

Ở Italy, đảng cực hữu cầm quyền cũng đã thực hiện những thay đổi sâu rộng đối với bối cảnh văn hóa của đất nước và kiểm soát chặt chẽ vấn đề nhập cư.

Dù vậy, công ty Casa Azul của Adamec cho biết sau khi chương trình thị thực vàng bị hủy bỏ, số đơn đăng ký vẫn ổn định, dường như được thúc đẩy bởi cuộc bầu cử Mỹ.

Về bối cảnh chính trị đang có chiều hướng trở nên tiêu cực của châu Âu, David không cảm thấy lo lắng như ở Mỹ. "Bồ Đào Nha nhìn chung luôn theo chủ nghĩa tự do. Tôi không lo âu chút nào".

Vũ Hoàng (Theo Fortune, AFP, Reuters)

Có thể bạn quan tâm
Bầu cử tổng thống Nga: Ứng cử viên nặng ký nhất của Tổng thống Putin bị loại

Bầu cử tổng thống Nga: Ứng cử viên nặng ký nhất của Tổng thống Putin bị loại

16:50 11/02/2024

Ngày 11/2, Ủy ban bầu cử trung ương Nga (SIK) đã hoàn tất việc đăng ký ứng cử viên và loại ông Boris Nadezhdin, người được coi là đối thủ nặng ký với Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin.

Mẫu bom 1,5 tấn Nga dùng để bào mòn phòng tuyến Ukraine

Mẫu bom 1,5 tấn Nga dùng để bào mòn phòng tuyến Ukraine

12:30 13/03/2024

Nga đang tăng cường triển khai bom dẫn đường FAB-1500 nặng 1,5 tấn, đủ sức xóa sổ nhiều cứ điểm để bào mòn phòng tuyến Ukraine.

Nga tập kích Ukraine 'lớn nhất trong nhiều tuần'

Nga tập kích Ukraine 'lớn nhất trong nhiều tuần'

18:20 03/11/2023

Ukraine cho biết Nga khai hỏa nhiều vũ khí tập kích loạt mục tiêu trọng yếu khắp nước này, trong đòn tấn công lớn nhất nhiều tuần qua.

Chiến hạm hiện đại nhất Israel suýt trúng UAV tại cảng

Chiến hạm hiện đại nhất Israel suýt trúng UAV tại cảng

10:20 02/04/2024

Một chiến hạm lớp Saar 6 tối tân của Israel đậu tại căn cứ hải quân ở Eilat suýt trúng UAV tầm xa phóng từ Iraq trong vụ tập kích ban đêm.

Bất chấp kêu gọi của quốc tế, Israel từ chối ngừng bắn ở Lebanon

Bất chấp kêu gọi của quốc tế, Israel từ chối ngừng bắn ở Lebanon

12:00 27/09/2024

Israel đã từ chối kế hoạch ngừng bắn ở Lebanon do Mỹ bảo trợ, đồng thời đạt được thỏa thuận nhận thêm 8,7 tỉ USD viện trợ quân sự từ Mỹ.

Mỹ nói Iran 'thất bại ngoạn mục' khi tập kích Israel

Mỹ nói Iran 'thất bại ngoạn mục' khi tập kích Israel

07:50 16/04/2024

Nhà Trắng gọi cuộc tấn công của Iran vào Israel là 'thất bại ngoạn mục và đáng xấu hổ', sau khi hầu hết tên lửa và UAV từ Tehran đều bị chặn đứng.

Những người Ukraine từ chối di tản khi quân Nga áp sát Pokrovsk

Những người Ukraine từ chối di tản khi quân Nga áp sát Pokrovsk

09:41 30/09/2024

Đi bộ qua đường phố vắng vẻ ở Pokrovsk, Galyna không lo lắng trước nguy cơ Nga tiến vào kiểm soát thành phố chiến lược của Ukraine tại Donetsk.

Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

11:30 26/04/2024

Từ ngày 22-25/4, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa đã có chuyến thăm Ai Cập và hội kiến Bộ trưởng Bộ Phát triển địa phương Ai Cập Hisham Abdel Ghani Abdulaziz Amna.

Israel bị tố không kích trường học Gaza khiến hơn 100 người thiệt mạng

Israel bị tố không kích trường học Gaza khiến hơn 100 người thiệt mạng

14:40 10/08/2024

Cơ quan phòng vệ dân sự Gaza tố Israel không kích trường học ở Gaza City khiến khoảng 100 người chết, trong khi Tel Aviv nói họ tấn công sở chỉ huy Hamas.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới