Những nạn nhân bị lừa sang Myanmar mòn mỏi chờ hồi hương

11:45 28/02/2025

Khoảng 450 người nước ngoài được giải cứu từ trung tâm lừa đảo ở Myanmar đang mắc kẹt trong trại tạm trú với điều kiện tồi tàn trong quá trình chờ được hồi hương.

"Tôi thề với Chúa, tôi cần giúp đỡ", Mike, công dân Ethiopia, nói từ một tòa nhà ở Myanmar gần biên giới Thái Lan, nơi đang giữ khoảng 450 người cùng cảnh ngộ.

Họ nằm trong số hàng nghìn người được giải cứu khỏi các trung tâm lừa đảo mọc lên như nấm dọc biên giới Thái Lan - Myanmar vài năm qua. Những người này mắc kẹt ở đây trong quá trình chờ giới chức Myanmar thẩm tra và sắp xếp chuyến bay hồi hương.

Các nhóm phiến quân đang giam giữ họ chỉ đủ năng lực để hỗ trợ hơn 7.000 người như Mike. Các trại này đều không đủ điều kiện vệ sinh, thiếu đồ ăn, trong khi nhiều người được cứu, trong đó có Mike, đang trong tình trạng sức khỏe kém. Mike thường xuyên lên cơn hoảng loạn sau một năm làm việc và bị đánh đập tại một trung tâm lừa đảo.

Mike được mời ra nước ngoài làm việc một năm trước, với hứa hẹn sẽ nhận được công việc lương hậu hĩnh ở Thái Lan, chỉ cần biết tiếng Anh và đánh máy vi tính. Nhưng khi đến nơi, anh bị đưa vào trung tâm lừa đảo ở Myanmar, bị ép phải làm việc nhiều giờ mỗi ngày để đạt chỉ tiêu lừa đảo trực tuyến mà các ông chủ người Trung Quốc đặt ra.

"Đây là trải nghiệm tồi tệ nhất đời tôi. Tất nhiên là tôi đã bị đánh. Nhưng tin tôi đi, tôi đã chứng kiến họ làm những điều tệ hơn với người khác", anh nói.

Mike là một trong số 100.000 người bị dụ dỗ làm việc trong các trung tâm lừa đảo dọc biên giới Thái Lan - Myanmar, đa số do các ông chủ ngành cờ bạc và lừa đảo người Trung Quốc điều hành nhằm lợi dụng tình trạng pháp luật lỏng lẻo ở khu vực này của Myanmar.

Những nạn nhân đã trốn thoát từng chia sẻ nỗi kinh hoàng bị ngược đãi ở đây, nhưng hàng nghìn người từ các khu vực thiếu việc làm trên thế giới vẫn đến đây vì cám dỗ tiền bạc.

Trung Quốc, nơi có nhiều nạn nhân bị dụ dỗ tới Myanmar, đang mở chiến dịch truy quét các trung tâm lừa đảo dọc biên giới với Myanmar. Bị truy quét mạnh, các băng nhóm này dạt tới khu vực biên giới Thái Lan - Myanmar.

Ariyan, thanh niên người Bangladesh, đã trốn thoát thành công hồi tháng 10/2024. Anh sau đó quyết định quay lại Thái Lan để giúp 17 người bạn vẫn mắc kẹt ở Myanmar.

Ariyan cho các phóng viên xem một video ngắn về khu phức hợp đang xây dựng trong một thung lũng xa xôi, rậm rạp, nơi anh bị giam, thuật lại những gì mà anh và bạn bè phải chịu đựng dưới tay ông chủ.

"Mỗi tuần họ đều giao mục tiêu 5.000 USD cho chúng tôi. Nếu không đạt, họ sẽ chích điện hoặc nhốt chúng tôi vào phòng tối không cửa sổ. Nhưng nếu chúng tôi kiếm được nhiều tiền, họ sẽ cư xử rất hòa nhã", Ariyan nói.

Sử dụng AI, những kẻ lừa đảo biến Ariyan thành một phụ nữ trẻ hấp dẫn trên màn hình, đồng thời thay đổi giọng nói để anh lên mạng, lân la làm quen đàn ông ở Trung Đông, dụ dỗ họ chuyển tiền vào các khoản đầu tư giả.

Anh rất ghét phải đi lừa đảo. Có một người đàn ông sẵn sàng bán đồ trang sức của vợ để dồn tiền vào quỹ đầu tư giả và Ariyan ước có thể cảnh báo người này, nhưng mọi cuộc gọi đều bị theo dõi.

Hơn hai tuần trước, những người làm việc trong các trung tâm lừa đảo bắt đầu được giải thoát sau khi giới chức Thái Lan cắt điện và Internet tới các sòng bạc, trung tâm lừa đảo ở biên giới Myanmar. Chính quyền Thái Lan cũng hạn chế quyền truy cập ngân hàng của các ông trùm lừa đảo, đồng thời phát lệnh bắt đối với một số thủ lĩnh phiến quân bảo vệ các cơ sở lừa đảo.

Quyết định này giáng đòn mạnh vào các trung tâm lừa đảo. Dưới áp lực của Thái Lan, các thủ lĩnh phiến quân ngừng bảo kê cho các trung tâm lừa đảo và bắt đầu giải cứu các nạn nhân.

Khu trại mà Mike đang ở do DKBA, phe nổi dậy của người Karen, canh gác. Cách đây không lâu, lực lượng này vẫn bảo kê nhiều cơ sở trong khu vực.

Thái Lan nhấn mạnh đang nỗ lực hết sức để nhanh chóng hồi hương những người bị lừa sang Myanmar làm việc. Một nhóm 260 người được đưa từ Myanmar qua sông biên giới Moei tới Thái Lan hồi đầu tháng.

Tuy nhiên, hoạt động đưa nạn nhân sang Thái Lan dường như đang bị đình trệ. Vấn đề là họ đến từ nhiều quốc gia và quá trình hồi hương đối mặt nhiều khó khăn. Khoảng 130 trong số 260 người trên là công dân Ethiopia, quốc gia không có đại sứ quán tại Bangkok.

Một số nước châu Phi khác chỉ chấp nhận đưa công dân về nước bằng máy bay nếu có người trả tiền. Đa số nạn nhân đều trắng tay, ngay cả hộ chiếu cũng bị các ông chủ tịch thu.

Thái Lan e ngại phải trông chừng những người này vô thời hạn. Họ cũng muốn sàng lọc để tìm ra nạn nhân thực sự và kẻ phạm tội, nhưng không đủ năng lực nhanh chóng thẩm tra hàng nghìn người.

"Chúng tôi sẽ làm việc không ngừng và rất nghiêm túc cho tới khi xử lý xong vấn đề này", Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra ngày 25/2 phát biểu tại Bangkok. Nhưng vấn đề mà bà đang nhắc đến hoạt động lừa đảo trực tuyến, không phải cuộc khủng hoảng nhân đạo đang nổi lên trong nhóm nạn nhân được giải cứu.

"Thật không may, dường như chúng ta đang bế tắc", Judah Tana, người Australia điều hành một tổ chức phi chính phủ đã nhiều năm giúp đỡ nạn nhân buôn người tại các trung tâm lừa đảo, cho biết.

"Chúng tôi đang nhận được nhiều thông tin đáng lo ngại về tình trạng thiếu nhà vệ sinh tại các trại trú ẩn. Trong số 260 người được đưa tới Thái Lan có nhiều người mắc bệnh lao, một số người ho ra máu. Họ vui vì đã được giải cứu khỏi các trung tâm lừa đảo, nhưng chúng tôi e ngại giới chức hành động chưa đủ nhanh", Tana nói.

Thái Lan đã sẵn sàng hồi hương một nhóm 94 người Indonesia, sau khi đại sứ quán Indonesia đặt vé máy bay để họ về nước. Tuy nhiên, vẫn còn hơn 7.000 người mắc kẹt tại Myanmar mà chưa rõ điều gì đang chờ họ.

Mike và những người xung quanh e ngại nếu không được sớm được chuyển sang Thái Lan, họ có thể bị DKBA bàn giao lại cho những tên trùm lừa đảo, đẩy họ vào tình thế bị trừng phạt vì đã tẩu thoát.

Tối 26/2, Mike lại lên cơn hoảng loạn, khó thở, tới mức phải nhập viện. "Tôi chỉ muốn về nhà", anh nói. "Tôi chỉ muốn về nước. Đó là tất cả những gì tôi cầu xin".

Hồng Hạnh (Theo BBC)

Có thể bạn quan tâm
Hình xăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gây tranh cãi

Hình xăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gây tranh cãi

17:45 31/03/2025

Bộ trưởng Hegseth xăm dòng 'kẻ ngoại đạo' bằng tiếng Arab lên cánh tay, bị chỉ trích có thể xúc phạm người Hồi giáo.

Nỗi lo với các tòa nhà cao tầng ở Bangkok sau động đất

Nỗi lo với các tòa nhà cao tầng ở Bangkok sau động đất

16:45 31/03/2025

Trận động đất khiến tòa nhà 30 tầng tại Bangkok sụp đổ đang tạo ra bầu không khí hoang mang, làm dấy lên câu hỏi về độ an toàn của các công trình.

NATO dưới thời Tổng thống Trump 2.0: 'Cái chết' được báo trước?

NATO dưới thời Tổng thống Trump 2.0: 'Cái chết' được báo trước?

00:45 31/03/2025

Khi ông Donald Trump gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 'lỗi thời' vào năm 2016, nhiều người cho rằng đó chỉ là một tuyên bố gây tranh cãi.

Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

Tin thế giới 19/3: Tổng thống Nga đang 'chơi trò chơi'? Ukraine tuyên bố 'lằn ranh đỏ', Israel lại thổi bùng 'lò lửa' Gaza

06:45 28/03/2025

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Tình hình Nam Sudan: Xung đột tiếp diễn, Phó Tổng thống bị bắt, Mỹ ra mặt

Tình hình Nam Sudan: Xung đột tiếp diễn, Phó Tổng thống bị bắt, Mỹ ra mặt

06:45 28/03/2025

Các diễn biến mới nhất xung quanh thủ đô Juba ở Nam Sudan đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng ở quốc gia châu Phi nhiều bất ổn này.

Đan Mạch muốn mua thêm F-35 Mỹ giữa căng thẳng vì Greenland

Đan Mạch muốn mua thêm F-35 Mỹ giữa căng thẳng vì Greenland

17:45 27/03/2025

Giới chức Đan Mạch tuyên bố muốn mua thêm tiêm kích F-35 từ Mỹ, dù quan hệ song phương đang căng thẳng vì vấn đề chủ quyền đảo Greenland.

Sau vụ máy bay chiến đấu thả bom nhầm, Mỹ-Hàn Quốc ra quyết dịnh khẩn cấp

Sau vụ máy bay chiến đấu thả bom nhầm, Mỹ-Hàn Quốc ra quyết dịnh khẩn cấp

04:01 27/03/2025

Ngày 7/3, Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) thông báo đã nhất trí tạm dừng tất cả các cuộc diễn tập bắn đạn thật.

Dàn tên lửa Houthi khiến tàu sân bay Mỹ phải dè chừng

Dàn tên lửa Houthi khiến tàu sân bay Mỹ phải dè chừng

04:00 27/03/2025

Houthi sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm, đủ sức uy hiếp tàu sân bay Mỹ hoạt động gần Yemen.

Điểm tin thế giới sáng 21/3: Philippines mua tên lửa Ấn Độ, Phần Lan top 1 thế giới ở một lĩnh vực, Italy chỉ trích EC 'vô lý'

Điểm tin thế giới sáng 21/3: Philippines mua tên lửa Ấn Độ, Phần Lan top 1 thế giới ở một lĩnh vực, Italy chỉ trích EC 'vô lý'

04:00 27/03/2025

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/3.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới
Ống hút giấy, cốc giấy, ly giấy, bát giấy, tô giấy, đĩa giấy
Cốc Giấy Là Gì? Tại sao chúng ta nên sử dụng Cốc Giấy?
Cốc giấy, Ly giấy
Ống hút giấy
Ống hút giấy
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học