Ngoại trưởng Trung Quốc công du châu Phi và Nam Mỹ: Giữ truyền thống, đẩy ảnh hưởng

07:40 19/01/2024

Trong lúc thế giới đổ dồn quan tâm tới các điểm nóng ở Ukraine, Biển Đỏ hay xung đột leo thang ở Dải Gaza, thì Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công du tới một loạt nước châu Phi và Nam Mỹ.

Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry (phải) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc họp báo ở Cairo vào ngày 14/1. (Nguồn: AFP)
Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry (phải) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc họp báo ở Cairo vào ngày 14/1. (Nguồn: AFP)

Đối với châu Phi, chuyến đi của Ngoại trưởng Vương Nghị bắt đầu từ Ai Cập, Tunisia, Togo và Bờ Biển Ngà từ ngày 13-18/1. Đây là chuyến thăm tiếp nối truyền thống hơn 30 năm qua, châu Phi luôn là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu năm của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc.

Lần này, sau chặng dừng chân cuối cùng ở châu Phi vào ngày 18/1, Ngoại trưởng Vương Nghị tiếp tục thăm hai quốc gia Nam Mỹ là Brazil và Jamaica từ ngày 19-22/1.

Đối tác truyền thống

Trước khi Ngoại trưởng Vương Nghị lên đường, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mao Ninh cho biết, chuyến thăm nhằm triển khai các kết quả đạt được trong Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo châu Phi-Trung Quốc. Sự kiện được tổ chức hồi tháng 8/2023 tại Johannesburg, Nam Phi, bên lề Thượng đỉnh BRICS 2023 do chính Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đồng chủ trì. Tại đó, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố hỗ trợ các nước châu Phi thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho châu Phi nhanh hơn nữa.

Trong khi đó, theo Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Phi thuộc Đại học Sư phạm Chiết Giang Liu Hongwu, chuyến thăm tiếp tục cho thấy Bắc Kinh từ lâu rất coi trọng hợp tác với châu Phi và các quốc gia Nam Mỹ và Caribe. Quả vậy, hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi trong 14 năm liên tiếp với thương mại song phương đã đạt 140,9 tỷ USD chỉ trong nửa đầu 2023 và con số của cả năm có thể sẽ hơn gấp đôi số này. Trong khi đó, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil trong 14 năm liên tiếp.

Từ năm 2013, trong chuyến thăm Tanzania, Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với châu Phi là “chân thành, kết quả thực tế, hữu nghị và thiện chí”. Sun Hong, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu châu Phi thuộc Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc bình luận rằng, các nguyên tắc này chi phối và phản ánh chính xác bản chất của quan hệ Trung Quốc-châu Phi.

“Thời kỳ tốt đẹp nhất”

Trong hội đàm với người đồng cấp Ai Cập Sameh Shoukry ngày 14/1, Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố, Bắc Kinh luôn theo đuổi các chính sách đối ngoại độc lập và ủng hộ chủ nghĩa đa phương thực sự. Ông Vương chúc mừng Ai Cập gia nhập khối BRICS và nhấn mạnh “trong thế giới nhiều bất ổn, phức tạp ngày nay, Bắc Kinh và Cairo với tư cách là đại diện của các nước đang phát triển chủ chốt, là những nhân tố quan trọng để duy trì sự ổn định chiến lược”.

Cũng tại Cairo, trong cuộc gặp Tổng thư ký Liên đoàn Arab Ahmed Aboul Gheit cùng ngày, Ngoại trưởng Vương Nghị khẳng định, Bắc Kinh luôn sẵn sàng hợp tác với các nước Arab nhằm thúc đẩy tiến triển mới trong hợp tác giữa hai bên. Ông nhắc lại các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Arab đạt được đồng thuận quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Arab đầu tiên diễn ra tại Riyadh tháng 12/2022 đưa quan hệ song phương “bước vào thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử”.

Hội đàm với người đồng cấp Tunisia Nabil Ammar ngày 15/1, Ngoại trưởng Vương Nghị khẳng định “tình hữu nghị vĩ đại” mà Trung Quốc và Tunisia đạt được trong sáu thập kỷ qua. Ông Vương Nghị nói rằng, Trung Quốc và Tunisia đã kiên quyết ủng hộ lẫn nhau trong bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Không chỉ bằng những văn bản cam kết, Ngoại trưởng Vương Nghị đã khánh thành Học viện Ngoại giao quốc tế Tunis do Bắc Kinh xây dựng với sự có mặt của Tổng thống Kais Saied. Đáp lại thịnh tình của Bắc Kinh, ông Ammar khẳng định đây là kết quả cụ thể của việc hợp tác trong Vành đai và Con đường và kết tinh tình hữu nghị sâu sắc giữa hai bên.

Đến Togo ngày 16/1, Ngoại trưởng Vương Nghị khẳng định với người đồng cấp nước này Robert Dussey rằng, Trung Quốc tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ Togo bảo vệ chủ quyền, an ninh và các lợi ích phát triển, rằng “những người bạn thực sự sẽ hỗ trợ lẫn nhau vào những thời điểm quan trọng”. Ngoại trưởng Togo cam kết chính sách “Một Trung Quốc” và hoàn toàn ủng hộ Bắc Kinh trong bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Sự lựa chọn kỹ lưỡng

Với mục tiêu xuyên suốt như thế, trọng tâm trong hội đàm giữa Ngoại trưởng Vương Nghị với người đồng cấp Bờ Biển Ngà, Brazil và Jamaica nhắm tới mục tiêu mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mao Ninh cho biết trước chuyến thăm, là “để củng cố hơn nữa nền tảng niềm tin chính trị, nâng cao cấp độ hợp tác cùng có lợi và phối hợp trong các vấn đề lớn của khu vực và quốc tế, làm sâu sắc thêm sự phát triển ổn định mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh".

Năm nay, Trung Quốc và Brazil kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil trong 14 năm liên tiếp. Năm 2024 cũng là năm Trung Quốc-Jamaica kỷ niệm năm năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược.

Trong bối cảnh như thế, theo nhận định của Trung tâm Phát triển toàn cầu tại Đại học Boston (Mỹ), chuyến đi đầu năm của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc là sự lựa chọn kỹ lưỡng, cho mục tiêu duy trì và mở rộng ảnh hưởng tại các khu vực truyền thống, bảo đảm sự tiến triển của sáng kiến Vành đai và Con đường tại khu vực này.

Có thể bạn quan tâm
Nam Phi trao đổi với Trung Quốc về sáng kiến hòa bình Ukraine

Nam Phi trao đổi với Trung Quốc về sáng kiến hòa bình Ukraine

13:40 11/06/2023

Tổng thống Nam Phi đã trao đổi và nhận được sự ủng hộ từ Chủ tịch Trung Quốc với sáng kiến hòa bình của châu Phi cho xung đột Ukraine

Nga khẳng định chưa bao giờ kiềm chế NATO, nói con đường ngoại giao giữa Moscow và Kiev ‘mong manh’

Nga khẳng định chưa bao giờ kiềm chế NATO, nói con đường ngoại giao giữa Moscow và Kiev ‘mong manh’

15:20 03/07/2023

Ngày 2/7, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết, kiềm chế Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không phải là mục tiêu của Moscow, mong muốn của Nga chỉ là loại bỏ mối nguy từ việc các nước Liên Xô cũ gia nhập liên minh, đặc biệt là Ukraine.

Cơn khát của thủ đô 22 triệu dân

Cơn khát của thủ đô 22 triệu dân

07:20 01/03/2024

Mexico City, một trong những thành phố đông dân nhất thế giới, đang đối mặt khủng hoảng nước nghiêm trọng.

Mỹ đồng ý bán tên lửa chống tăng cho Kosovo

Mỹ đồng ý bán tên lửa chống tăng cho Kosovo

09:50 12/01/2024

Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo chấp thuận yêu cầu mua 246 tên lửa chống tăng Javelin do Kosovo đưa ra để vùng lãnh thổ ly khai tăng cường năng lực phòng thủ.

Việt Nam dự hội nghị quan chức cao cấp Diễn đàn khu vực ASEAN

Việt Nam dự hội nghị quan chức cao cấp Diễn đàn khu vực ASEAN

07:30 15/06/2023

Trọng tâm thảo luận của hội nghị là kiểm điểm tình hình và định hướng hợp tác ARF, thảo luận các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, và chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng ARF-30 (7/2023).

Vụ đảo chính ở Niger: Một quan chức bác tin đồn về Wagner, Mỹ lạc quan với hướng giải quyết khủng hoảng

Vụ đảo chính ở Niger: Một quan chức bác tin đồn về Wagner, Mỹ lạc quan với hướng giải quyết khủng hoảng

14:50 08/08/2023

Ngày 8/8, Thủ tướng Niger Ouhoumoudou Mahamadou trong Chính phủ của Tổng thống Mohamed Bazoum phủ nhận thông tin về sự xuất hiện của lực lượng Wagner ở nước này, nơi vừa xảy ra cuộc đảo chính vào cuối tháng trước.

Quốc hội Kenya thông qua đề xuất về lực lượng an ninh đa quốc gia

Quốc hội Kenya thông qua đề xuất về lực lượng an ninh đa quốc gia

09:10 17/11/2023

Ngày 16/11, Quốc hội Kenya thông qua kế hoạch triển khai 1.000 cảnh sát tới Haiti trong sứ mệnh được Liên hợp quốc (LHQ) ủng hộ, nhằm hỗ trợ quốc gia Caribbean đối phó tình trạng bạo lực băng đảng.

Nga kêu gọi quốc tế điều tra Ukraine vì vụ rơi máy bay chở tù binh

Nga kêu gọi quốc tế điều tra Ukraine vì vụ rơi máy bay chở tù binh

18:50 25/01/2024

Điện Kremlin chỉ trích Kiev và cho rằng cần mở cuộc điều tra quốc tế nhằm vào chính phủ Ukraine sau vụ rơi máy bay Il-76 ở tỉnh Belgorod.

Điểm yếu của lữ đoàn mạnh nhất Ukraine trong chiến dịch phản công

Điểm yếu của lữ đoàn mạnh nhất Ukraine trong chiến dịch phản công

13:00 29/08/2023

Xe công binh phá mìn M1132 với lớp giáp mỏng trở thành điểm yếu lớn nhất trong Lữ đoàn 82, đơn vị chủ lực trong chiến dịch phản công của Ukraine.

Co loi xay ra
Co loi xay ra