Nghị sĩ Rangsiman cho rằng Thái Lan cần mạnh tay hơn để giải cứu "hàng trăm nghìn người" trong các ổ lừa đảo trực tuyến ở biên giới Myanmar.
Nghị sĩ Thái Lan Rangsiman Rome trong cuộc phỏng vấn với Reuters ngày 27/2 cho hay khoảng 300.000 người đang hoạt động trong các hang ổ lừa đảo trực tuyến ở Myawaddy, Myanmar và giới chức mới giải cứu chưa tới 10.000 người.
"Điều này cho thấy đế chế lừa đảo vẫn tồn tại ở đó, chúng ta mới chỉ làm chúng rung chuyển", ông Rangsiman, chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia và Các vấn đề Biên giới của quốc hội Thái Lan, nói.
Ông Rangsiman, người đã tới thăm một số khu vực biên giới giữa Thái Lan và Myanmar, cho biết khoảng 40 trung tâm lừa đảo vẫn hoạt động ở đó, nhưng không đưa ra bằng chứng chứng minh. Ông kêu gọi giới chức phải tiếp tục mạnh tay, nếu không loại tội phạm này vẫn tiếp tục hoành hành.
Theo nghị sĩ này, chính quyền Thái Lan hành động chưa đủ quyết liệt để xử lý những kẻ đứng đầu trung tâm lừa đảo hoặc có một số quan chức tiếp tay cho nhóm tội phạm này mở rộng hoạt động.
"Chúng tôi biết các nhóm này có mối liên hệ lớn với một số quan chức phía Thái Lan", ông Rangsiman nói, nhưng không nêu cụ thể. "Đã đến lúc chấm dứt tình trạng tham nhũng".
Thái Lan đang đẩy mạnh truy quét và triệt phá các trung tâm lừa đảo ở Myawaddy, một trong những địa điểm mà nhóm tội phạm tập trung hoạt động mạnh. Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết các trung tâm lừa đảo là vấn đề khẩn cấp mà chính phủ nước này đang giải quyết.
Thái Lan đã cắt điện, Internet và các nguồn cung nhiên liệu cho một số khu vực biên giới với Myanmar, buộc thủ lĩnh các nhóm phiến quân ở đây hợp tác để đối phó băng đảng buôn người và giải cứu nạn nhân trong cơ sở lừa đảo.
Thái Lan cũng chuẩn bị tiếp nhận 7.000 người nước ngoài được giải cứu khỏi hang ổ lừa đảo ở Myanmar, từ đó phối hợp với sứ quán các nước giúp những họ hồi hương.
Các hang ổ lừa đảo trực tuyến thường dụ dỗ nạn nhân trên khắp thế giới bằng lời chào mời về "việc nhẹ lương cao", nhưng sau đó bắt họ làm con tin và ép họ phải tham gia đường dây lừa đảo. Những người từ chối hoặc làm không đủ chỉ tiêu sẽ bị trừng phạt bằng các biện pháp khắc nghiệt. Khu vực biên giới giữa Thái Lan và Myanmar, nơi các nhóm phiến quân kiểm soát, là một trong những điểm nóng mà loại tội phạm này tập trung hoạt động.
Ngọc Ánh (Theo Reuters, AP)
Bộ trưởng Hegseth xăm dòng 'kẻ ngoại đạo' bằng tiếng Arab lên cánh tay, bị chỉ trích có thể xúc phạm người Hồi giáo.
Trận động đất khiến tòa nhà 30 tầng tại Bangkok sụp đổ đang tạo ra bầu không khí hoang mang, làm dấy lên câu hỏi về độ an toàn của các công trình.
Khi ông Donald Trump gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 'lỗi thời' vào năm 2016, nhiều người cho rằng đó chỉ là một tuyên bố gây tranh cãi.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Các diễn biến mới nhất xung quanh thủ đô Juba ở Nam Sudan đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng ở quốc gia châu Phi nhiều bất ổn này.
Giới chức Đan Mạch tuyên bố muốn mua thêm tiêm kích F-35 từ Mỹ, dù quan hệ song phương đang căng thẳng vì vấn đề chủ quyền đảo Greenland.
Ngày 7/3, Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) thông báo đã nhất trí tạm dừng tất cả các cuộc diễn tập bắn đạn thật.
Houthi sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm, đủ sức uy hiếp tàu sân bay Mỹ hoạt động gần Yemen.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/3.