Nga dự kiến lắp pháo laser lên tổ hợp pháo - tên lửa phòng không tầm ngắn Pantsir để tăng khả năng đối phó drone.
"Chúng tôi đang phát triển tổ hợp laser và một số khí tài khác để sử dụng trên hệ thống phòng không Pantsir trong tương lai", Phó thủ tướng Nga Denis Manturov cho biết hôm 17/2, bên lề triển lãm quốc phòng IDEX 2025 tại thủ đô Abu Dhabi của Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất.
Ông không tiết lộ thông số chi tiết về mẫu pháo laser hay phương án lắp đặt cho hệ thống Pantsir, song nhấn mạnh tổ hợp phòng không này đang liên tục được cải tiến và hiện đại hóa để sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa mới, sắp xuất hiện.
Một trong các biện pháp nâng cấp mới nhất là bổ sung các cụm tên lửa hạng nhẹ TKB-1055 cho phiên bản Pantsir-SMD-E. Đây là giải pháp nhằm đối phó lượng lớn mục tiêu cỡ nhỏ như thiết bị bay không người lái, thay vì sử dụng tên lửa nguyên bản đắt tiền với số lượng ít hoặc khai hỏa pháo có hiệu quả thấp.
"Gói nâng cấp này giúp tổ hợp Pantsir-SMD-E thu hút sự chú ý của khách hàng quốc tế, trong đó có những quốc gia đã đặt hàng", ông Manturov nói.
Nga phát triển tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir từ năm 1990 để thay thế hệ thống phòng không tương tự đặt trên xe bánh xích 2K22 Tunguska. Nga bắt đầu sản xuất Pantsir vào năm 2008 và biên chế tổ hợp đầu tiên 4 năm sau đó.
Phần lớn biến thể Pantsir trên bệ mặt đất được trang bị hai pháo 2A38M cỡ nòng 30 mm và 12 tên lửa 57E6 có tầm bắn 20 km. Chúng có thể triển khai trên khung gầm xe tải Kamaz hoặc xe thiết giáp, tùy thuộc nhiệm vụ và mục tiêu cần bảo vệ. Biến thể Pantsir-M lắp trên chiến hạm sử dụng pháo 6 nòng xoay 30 mm AO-18KD.
Phiên bản Pantsir-SMD-E xuất hiện lần đầu tại triển lãm Army 2024 ở thủ đô Moskva. Nhà sản xuất bỏ pháo 30 mm nhằm tăng số lượng tên lửa sẵn sàng chiến đấu, với tối đa 12 quả 57E6 nguyên bản và 48 đạn TKB-1055 đạt tầm bắn tối đa 7 km.
Nga công bố kế hoạch lắp pháo laser lên hệ thống phòng không Pantsir giữa lúc nhiều quốc gia cũng đang chạy đua phát triển loại khí tài này. Vũ khí laser sử dụng tia laser công suất cao để đốt cháy, vô hiệu hóa hoặc phá hủy mục tiêu. Đây được cho là giải pháp hiệu quả và có chi phí thấp để đối phó drone, loại vũ khí được sử dụng phổ biến tại chiến trường Ukraine.
Phạm Giang (Theo RIA Novosti, Eurasian Times)
Bộ trưởng Hegseth xăm dòng 'kẻ ngoại đạo' bằng tiếng Arab lên cánh tay, bị chỉ trích có thể xúc phạm người Hồi giáo.
Trận động đất khiến tòa nhà 30 tầng tại Bangkok sụp đổ đang tạo ra bầu không khí hoang mang, làm dấy lên câu hỏi về độ an toàn của các công trình.
Khi ông Donald Trump gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 'lỗi thời' vào năm 2016, nhiều người cho rằng đó chỉ là một tuyên bố gây tranh cãi.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Các diễn biến mới nhất xung quanh thủ đô Juba ở Nam Sudan đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng ở quốc gia châu Phi nhiều bất ổn này.
Giới chức Đan Mạch tuyên bố muốn mua thêm tiêm kích F-35 từ Mỹ, dù quan hệ song phương đang căng thẳng vì vấn đề chủ quyền đảo Greenland.
Ngày 7/3, Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) thông báo đã nhất trí tạm dừng tất cả các cuộc diễn tập bắn đạn thật.
Houthi sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm, đủ sức uy hiếp tàu sân bay Mỹ hoạt động gần Yemen.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/3.