Truyền thông Mỹ cho biết Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ thăm Trung Quốc trong tháng này và có thể gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Việc ông Blinken tới Trung Quốc, nếu có, sẽ là sự kiện diễn tả tốt nhất việc nối lại đối thoại, hàn gắn quan hệ song phương giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Hồi tháng 2 năm nay, đáng ra ông Blinken đã tới Trung Quốc, nhưng chuyến đi bị hủy sau khi Mỹ tố Trung Quốc dùng khinh khí cầu do thám. Vụ việc này cho thấy thái độ hoài nghi trong mối quan hệ hai nước gia tăng và cũng chỉ là một trong số rất nhiều diễn biến căng thẳng thời gian qua.
Giữa năm ngoái, Trung Quốc đã phản ứng giận dữ khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thăm đảo Đài Loan. Các cuộc tiếp xúc cấp cao khác giữa Mỹ và Đài Loan vẫn diễn ra, song song với những động thái quân sự từ phía Trung Quốc.
Bắc Kinh đã ngừng một số hợp tác với Mỹ, sự cứng rắn này được thể hiện qua việc từ chối tổ chức cuộc gặp giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore tuần trước. Trong lúc sự việc tại Shangri-La chưa lắng xuống, tàu chiến hai bên lại suýt va chạm ở eo biển Đài Loan.
Mặc dù vậy, báo chí quốc tế đánh giá Mỹ và Trung Quốc bên trong vẫn âm thầm tìm cách quản lý mâu thuẫn, không để bất đồng kéo theo hệ lụy lớn. Tín hiệu đầu tiên cho các nỗ lực này là cam kết giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng đỉnh G20 ở Bali (Indonesia) tháng 11 năm ngoái.
Tại Thượng đỉnh G7 ở Hiroshima (Nhật Bản) hồi tháng trước, ông Biden cũng cho biết đang kỳ vọng "phá băng" mối quan hệ với Trung Quốc.
Song song đó, các cuộc tiếp xúc khác của hai nước vẫn tiếp diễn vài tuần qua. Financial Times cho biết giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Bill Burns đã bí mật tới Bắc Kinh trong tháng 5. Ông chính là quan chức cao cấp nhất của chính quyền Biden thăm Trung Quốc. Theo lời hai nguồn thạo tin, đây là chuyến thăm theo lời mời từ Trung Quốc.
Mới nhất vào ngày 5-6, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink cùng giám đốc cấp cao phụ trách Trung Quốc và Đài Loan thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC) Sarah Beran cũng đã thăm Bắc Kinh, thảo luận cùng các quan chức Trung Quốc. Mỹ và Trung Quốc đều mô tả các cuộc thảo luận trên là "thẳng thắn và hiệu quả".
Chuyến đi được dự báo của ông Blinken cũng có thể mang tới cái nhìn mới hơn về chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc. Một trong những nội dung quan trọng trong chuyến đi này sẽ là cuộc cạnh tranh công nghệ. Mỹ đã ban hành chính sách hạn chế các công ty bán công nghệ chip và bán dẫn tiên tiến cho Trung Quốc.
Đây được xem là đòn nặng tay trong tiến trình "tách ly khỏi Trung Quốc" nhằm triệt tiêu sức ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh. Tuy nhiên tại Hiroshima hồi tháng trước, ngôn ngữ trong cách tiếp cận này đã được giảm nhẹ, từ "tách ly" biến thành "giảm rủi ro".
Dù phía Trung Quốc không nghĩ chuyện câu chữ thay đổi được bản chất vấn đề, đó vẫn được xem là sự cân nhắc đáng chú ý trong việc điều hướng mối quan hệ song phương. Mỹ được cho đã điều chỉnh chiến lược phù hợp với mối quan tâm của các đồng minh cũng như đối tác - những người rất khó để tách ly khỏi Trung Quốc.
Việc nối lại liên lạc cấp cao vào lúc này cũng mang tới tâm lý lạc quan hơn cho các bên, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn.
Báo cáo mới nhất cho thấy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 4,5% trong quý đầu năm 2023 nhưng lại thấp hơn so với mốc 5% như kỳ vọng. Việc Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn dự kiến cũng được nhiều chuyên gia cho rằng sẽ tác động tiêu cực lên kinh tế các nước, bao gồm Mỹ - vốn đang gánh áp lực lạm phát và nợ công.
Nói về động cơ kinh tế, mới đây CEO Jamie Dimon của Ngân hàng JPMorgan Chase (Mỹ) có những phát biểu đáng chú ý. Hôm 6-5, ông khẳng định chính quyền Biden đang làm đúng khi tập trung vào các lợi ích cốt lõi như an ninh quốc gia, đất hiếm và bán dẫn, đồng thời xử lý các hoạt động thương mại không công bằng.
Tuy nhiên, ông Dimon nhấn mạnh chính sách của Mỹ với Trung Quốc không nên "chỉ là những điều mang tính đe dọa". Ông cho rằng chính quyền Mỹ đang "nhận nhiều sự trợ giúp từ cộng đồng doanh nghiệp về cách thức phù hợp để thực hiện điều đó một cách đúng đắn mà không tổn hại doanh nghiệp Mỹ và quốc tế".
Theo NBC News, chuyến đi của ông Blinken sắp tới nhiều khả năng cũng nhằm xoa dịu lo ngại từ các đồng minh then chốt của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, như Nhật Bản và Hàn Quốc.
"Tình trạng mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ hiện nay như một thùng thuốc súng, mà tôi e có thể phát nổ bất cứ lúc nào" - nghị sĩ Lee Jae Jung, thành viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Hàn Quốc, từng nhận xét hồi tháng 3 năm nay.
Đại sứ Trung Quốc tại Nga Trương Hán Huy mới đây cho biết, Bắc Kinh ủng hộ một hội nghị hòa bình về xung đột ở Ukraine, với sự tham gia bình đẳng của tất cả các bên.
Đài Loan sơ tán gần 8.000 người, huy động gần 40.000 binh sĩ ứng phó cứu hộ cứu nạn trước khi siêu bão Krathon đổ bộ.
Tòa Công lý Quốc tế công bố phán quyết yêu cầu quân đội Israel lập tức chấm dứt chiến dịch tại thành phố Rafah ở phía nam Dải Gaza.
Thủ tướng Orban cho rằng nỗi lo sợ Nga tấn công NATO là vô căn cứ và Moskva cũng khó có thể 'nuốt chửng' phương Tây.
Ngày 3/5, báo chí Đức đưa tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sắp thăm Đức. Cùng ngày, phía Kiev bày tỏ không bằng lòng với tiến độ các đối tác châu Âu áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga.
5 con ngựa kỵ binh hoảng loạn bỏ chạy vì tiếng ồn, hất văng 4 binh sĩ trước khi chạy trên đường phố trung tâm London và va chạm với phương tiện.
Ngành công nghiệp quốc phòng Nga liên tục tăng sản lượng vũ khí giữa chiến sự, vượt xa dự đoán của giới hoạch định chiến lược phương Tây suốt hai năm qua.
Ngày 19/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel tổ chức buổi giao lưu văn hóa với chủ đề 'Sống trọn ở Việt Nam' - một trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 31 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Israel (12/7/1993-12/7/2024).
Nhóm Hezbollah nói đã bắn rơi UAV Israel Hermes 450, mẫu được gọi là 'tốt nhất thế giới', tại miền nam Lebanon.