Pháp thông báo sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu vào ngày 17/2 để thảo luận về chiến sự ở Ukraine và an ninh châu Âu, sau khi Đặc phái viên của Tổng thống Trump tuyên bố châu Âu sẽ không có chỗ ngồi tại bàn đàm phán hòa bình cho Ukraine.
![]() |
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot. (Nguồn: AFP) |
Ngày 16/2, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot phát biểu trên đài phát thanh France Inter cho biết: "Tổng thống Macron sẽ triệu tập các nước châu Âu chủ chốt để thảo luận về an ninh châu Âu".
Ông nhấn mạnh đây là phiên làm việc bình thường và không nên "bi kịch hóa quá mức".
Tin liên quan |
![]() |
Theo các nguồn ngoại giao, thư mời đã được gửi tới Anh, Đức, Ba Lan, Italy, Đan Mạch cùng lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Cuộc họp sẽ tập trung thảo luận về sự hỗ trợ tức thời cho Ukraine và vai trò của châu Âu trong việc bảo đảm an ninh cho Kiev.
Động thái này diễn ra sau khi Washington gửi bảng câu hỏi tới các thủ đô ở châu Âu về khả năng đóng góp của họ trong việc bảo đảm an ninh cho Ukraine.
Trong khi đó, theo một tài liệu mà hãng tin Reuters có được, Mỹ đã hỏi các đồng minh châu Âu xem các nước này cần gì từ Washington để tham gia các thỏa thuận an ninh cho Ukraine. Washington cũng đề nghị các đồng minh châu Âu phác họa quan điểm của mình về các đảm bảo an ninh lâu dài cho Ukraine.
Tài liệu gồm 6 điểm và câu hỏi này cũng tìm hiểu các nước nào có thể đóng góp cho các bảo đảm an ninh trên, sẵn sàng triển khai quân đội tới Ukraine như một phần của thỏa thuận hòa bình, và quy mô của bất kỳ lực lượng nào do châu Âu dẫn đầu.
Tài liệu còn bao gồm câu hỏi chính phủ các nước này sẵn sàng làm gì để tăng cường trừng phạt Nga, trong đó có việc thực thi nghiêm ngặt hơn các biện pháp trừng phạt áp đặt lên Moscow hiện nay.
Bộ trưởng Hegseth xăm dòng 'kẻ ngoại đạo' bằng tiếng Arab lên cánh tay, bị chỉ trích có thể xúc phạm người Hồi giáo.
Trận động đất khiến tòa nhà 30 tầng tại Bangkok sụp đổ đang tạo ra bầu không khí hoang mang, làm dấy lên câu hỏi về độ an toàn của các công trình.
Khi ông Donald Trump gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 'lỗi thời' vào năm 2016, nhiều người cho rằng đó chỉ là một tuyên bố gây tranh cãi.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Các diễn biến mới nhất xung quanh thủ đô Juba ở Nam Sudan đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng ở quốc gia châu Phi nhiều bất ổn này.
Giới chức Đan Mạch tuyên bố muốn mua thêm tiêm kích F-35 từ Mỹ, dù quan hệ song phương đang căng thẳng vì vấn đề chủ quyền đảo Greenland.
Ngày 7/3, Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) thông báo đã nhất trí tạm dừng tất cả các cuộc diễn tập bắn đạn thật.
Houthi sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm, đủ sức uy hiếp tàu sân bay Mỹ hoạt động gần Yemen.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/3.