Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên lịch tổ chức một cuộc họp mới về Ukraine nhằm phối hợp phản ứng của châu Âu trong bối cảnh Mỹ đang có những thay đổi chính sách gây sốc trong giải quyết cuộc xung đột Nga-Ukraine.
![]() |
Cuộc gặp của các lãnh đạo châu Âu ngày 17/2 tại Paris, Pháp. (Nguồn: X) |
Theo AFP, cuộc họp mới được lên lịch sau khi các nhà lãnh đạo châu Âu vừa tiến hành một cuộc họp khẩn tương tự hôm 17/2, cũng theo lời kêu gọi của Tổng thống Macron, để thống nhất phản ứng chung trước các bước đi gần đây của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tin liên quan |
![]() |
Theo Điện Elysee, cuộc họp thứ hai sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Một số nguồn tin cho hay, cuộc họp này sẽ có nhiều nước tham gia hơn cuộc họp lần đầu, bao gồm cả những nước trong và ngoài châu Âu. Hai nguồn tin ngoại giao tiết lộ, các nước được mời gồm Canada, Na Uy, ba nước Baltic (Lithuania, Estonia và Latvia), Cộng hòa Czech, Hy Lạp, Phần Lan, Romania, Thụy Điển và Bỉ.
Hiện tại, các nhà lãnh đạo "lục địa già" đang phải ráo riết phối hợp hành động sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ tiến hành các bước đi riêng với Nga trong việc tăng cường quan hệ song phương và giải quyết xung đột Ukraine.
Bằng các cuộc điện đàm giữa hai nguyên thủ hôm 12/2 cũng như cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa hai bên tại Saudi Arabia ngày 18/2 khiến các nhà lãnh đạo "lục địa già" phải ráo riết phối hợp hành động để không bị "gạt ra ngoài lề" trong tiến trình hòa đàm về Ukraine
Nhiều nhà lãnh đạo ở châu Âu cảnh báo sẽ không chấp nhận bất cứ kết quả đàm phán nào nếu không có sự tham gia và/hoặc chấp nhận của châu Âu cũng như Ukraine.
Trong một động thái trấn an các đồng minh châu Âu, ngay sau đàm phán với Nga ở Saudi Arabia, ngày 18/2, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã điện đàm với một số đồng cấp châu Âu và Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Kaja Kallas.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ trấn an rằng, cả EU và Ukraine sẽ được tham gia tiến trình đàm phán chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine.
Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết, ông Rubio đã khẳng định rằng Mỹ muốn có một thỏa thuận hòa bình bền vững ở Ukraine.
Trong khi đó, ngày 19/2, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Ukraine Keith Kellogg đã đến thủ đô Kiev để gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky. Ông Kellogg nói: "Đây sẽ là cơ hội để có những cuộc đàm phán thực chất và tốt đẹp" và rằng nội dung đàm phán sẽ dựa trên các cuộc thảo luận vừa qua tại Hội nghị An ninh Munich.
Bộ trưởng Hegseth xăm dòng 'kẻ ngoại đạo' bằng tiếng Arab lên cánh tay, bị chỉ trích có thể xúc phạm người Hồi giáo.
Trận động đất khiến tòa nhà 30 tầng tại Bangkok sụp đổ đang tạo ra bầu không khí hoang mang, làm dấy lên câu hỏi về độ an toàn của các công trình.
Khi ông Donald Trump gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 'lỗi thời' vào năm 2016, nhiều người cho rằng đó chỉ là một tuyên bố gây tranh cãi.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Các diễn biến mới nhất xung quanh thủ đô Juba ở Nam Sudan đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng ở quốc gia châu Phi nhiều bất ổn này.
Giới chức Đan Mạch tuyên bố muốn mua thêm tiêm kích F-35 từ Mỹ, dù quan hệ song phương đang căng thẳng vì vấn đề chủ quyền đảo Greenland.
Ngày 7/3, Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) thông báo đã nhất trí tạm dừng tất cả các cuộc diễn tập bắn đạn thật.
Houthi sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm, đủ sức uy hiếp tàu sân bay Mỹ hoạt động gần Yemen.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/3.