Mong đợi chính sách đối ngoại nhiều sắc thái của Indonesia dưới thời Tổng thống Prabowo Subianto

08:40 13/06/2024

Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto đang hoạt động đối ngoại tích cực nhằm thể hiện khả năng lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á này trong bối cảnh địa chính trị thay đổi nhanh chóng.

Chính sách đối ngoại của Indonesia dưới thời Tổng thống Prabowo
Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto phát biểu tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore ngày 1/6. (Nguồn: IISS)

Ông Prabowo Subianto, 72 tuổi, đắc cử Tổng thống Indonesia hồi tháng 2 và sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 8 của quốc gia Đông Nam Á này vào tháng 10.

Mặc dù chưa nhậm chức, nhưng ông Prabowo Subianto đã hoạt động tích cực cả ở trong nước và trên thế giới. Điều này thể hiện xu hướng đẩy mạnh quan hệ quốc tế của Indonesia trong thời gian tới.

Với những gì mà ông Prabowo Subianto đang thể hiện, người ta có thể mong đợi một nhà lãnh đạo sẽ tham gia tích cực hơn vào chính sách đối ngoại, dành nhiều thời gian tham dự các hội nghị quốc tế lớn và sẽ đi khắp thế giới, không chỉ đại diện cho đất nước mà còn theo đuổi lợi ích quốc gia thông qua các cam kết quốc tế.

Tăng cường vai trò của Indonesia trên trường quốc tế

Phong cách lãnh đạo của người tiền nhiệm Joko Widodo (Jokowi), Tổng thống Indonesia từ năm 2014, dường như tập trung hơn vào chương trình nghị sự trong nước. Ông Jokowi chưa một lần tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ), mặc dù đã từng phát biểu trực tuyến và chưa bao giờ đến Davos (Thụy Sỹ) để tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), một sự kiện thường niên uy tín giúp các nhà lãnh đạo thế giới có cơ hội trình bày tầm nhìn và chính sách kinh tế của họ.

Trong khi đó, kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 14/2 và ngay cả trước khi được Ủy ban Tổng tuyển cử (GEC) xác nhận chiến thắng vào tháng 5, ông Prabowo đã đi nhiều nơi trên thế giới. Mặc dù khi đó, ông Prabowo công du nước ngoài với tư cách là bộ trưởng quốc phòng, nhưng ở nhiều nơi ông đã được chào đón như là tổng thống đắc cử của Indonesia.

Trong các chuyến thăm vừa qua, các nhà lãnh đạo nước chủ nhà thể hiện mong muốn được biết định hướng chính sách đối ngoại của ông Prabowo. Truyền thông địa phương coi ông như nhà lãnh đạo của quốc gia có vị thế quốc tế ngày càng tăng trong 20 năm qua.

Trên thế giới, Indonesia được biết đến là một cường quốc bậc trung, quốc gia đông dân thứ tư thế giới, nền dân chủ lớn nhất trong số các quốc gia có đa số người Hồi giáo, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và là thành viên của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).

Cựu Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono (SBY) đã khen ngợi ông Prabowo vì tích cực tham gia vào các sự kiện quốc tế và chú ý đến quan hệ quốc tế ngay cả trước lễ nhậm chức. Ông Susilo Bambang Yudhoyono mô tả bài phát biểu của ông Prabowo tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore ngày 1/6 vừa qua là “mạnh mẽ và đẹp đẽ” khi đề cập đến các cuộc xung đột quốc tế ở Gaza và Ukraine.

Trên nền tảng X, Cựu Tổng thống Indonesia viết: "Ông Prabowo đang đi đúng hướng và sẽ trở thành vị ‘tổng thống chính sách đối ngoại’”. Điều thú vị là ông Susilo Bambang Yudhoyono cũng từng được coi là “tổng thống chính sách đối ngoại” trong nhiệm kỳ 2004-2014 trước ông Jokowi.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận những thành tựu chính sách đối ngoại mà ông Jokowi đã đạt được trong 10 năm qua. Những thành tựu này bao gồm vai trò Chủ tịch G20 của Indonesia vào năm 2022 và Chủ tịch ASEAN vào năm ngoái, cùng nhiều sáng kiến khác của Indonesia về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ông Jokowi có xu hướng ít thực hiện các chuyến thăm nước ngoài và dự hội nghị quốc tế, nên Ngoại trưởng Retno Marsudi đã trở thành gương mặt đại diện của Indonesia trên trường quốc tế trong những năm gần đây. Trước đó, trong nhiệm kỳ đầu tiên 2014-2019, ông Jokowi đã giao cho Phó Tổng thống Jusuf Kalla tham dự nhiều hội nghị. Ông Jusuf Kalla đã nhiều lần tới Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Trong khi đó, Phó Tổng thống đắc cử Gibran Rakabuming Raka, con trai của ông Jokowi, chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đối ngoại khi chỉ mới 36 tuổi. Khi chính thức nhậm chức vào tháng 10 tới, ông Gibran, được dự báo sẽ tập trung vào các vấn đề đối nội giống như cha ông.

Chính sách đối ngoại của Indonesia dưới thời Tổng thống Prabowo
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (thứ 2 từ trái sang) gặp Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto ở Jordan ngày 12/6. (Nguồn: Twitter/Antony Blinken)

Sẵn sàng đương đầu với thách thức

Với nền tảng quân sự, từng được đào tạo ở nước ngoài, cũng như cương vị Bộ trưởng Quốc phòng trong 5 năm qua, ông Prabowo được nhận định đã có nhiều kinh nghiệm và sẵn sàng đương đầu với những thách thức trong chính sách đối ngoại mà Indonesia sẽ phải đối mặt trong thời gian tới.

Trong bối cảnh tình hình địa chính trị thay đổi nhanh chóng, ông Prabowo được coi là sự lựa chọn đúng đắn cho vị trí tổng thống của Indonesia so với 2 ứng cử viên khác mà ông đã vượt qua hồi tháng 2. Cựu Thống đốc Trung Java Ganjar Pranowo được đánh giá sẽ giống ông Jokowi trong việc tập trung vào các vấn đề trong nước, trong khi cựu Thống đốc Jakarta Anies Baswedan chưa từng phải đối mặt với những thách thức chính sách đối ngoại và quốc phòng nhiều như ông Prabowo.

Sự chuyển giao quyền lực từ ông Jokowi sang ông Prabowo vào tháng 10 tới diễn ra vào thời điểm không thể thích hợp hơn. Trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung gia tăng, Jakarta cần một tổng thống có khả năng nắm bắt sâu sắc các thách thức địa chính trị mà nước này đang phải đối mặt.

Một thay đổi lớn mà đảo quốc Đông Nam Á mong đợi từ ông Prabowo là chuyển trọng tâm trong chính sách đối ngoại, từ quan hệ kinh tế dưới thời ông Jokowi sang quốc phòng và an ninh.

Indonesia đã không thể xây dựng được năng lực quân sự để đáp ứng tầm nhìn “Lực lượng tối thiểu cần thiết” (MEF), nên đảo quốc này đang mong đợi một sự thay đổi mang nhiều sắc thái hơn trong cách tiếp cận đối với cạnh tranh Mỹ-Trung trong khi vẫn tuân thủ nguyên tắc “không liên kết”.

Phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Jakarta vào cuối năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo nhấn mạnh rằng, việc chọn không liên kết nghĩa là Indonesia sẽ tiếp tục không tham gia bất kỳ hiệp ước quân sự hay liên minh địa - chính trị toàn cầu nào.

Định hướng chính sách đối ngoại của ông Prabowo là đưa Indonesia trở thành láng giềng tốt của tất cả các nước láng giềng, bè bạn tốt của tất cả các nước. Theo ông Prabowo, vị trí chiến lược của Indonesia không chỉ mang lợi ích cho Đông Nam Á mà còn cho các khu vực khác.

Bối cảnh địa chính trị thay đổi nhanh chóng đòi hỏi Indonesia phải liên tục điều chỉnh, thích nghi. Thách thức đối với ông Prabowo sau khi nhậm chức tổng thống vào tháng 10 tới là phải cân bằng hợp lý giữa các vấn đề trong nước và các vấn đề quốc phòng - an ninh và đối ngoại.

Có thể bạn quan tâm
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

11:00 27/04/2024

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.

Chiến thuật giúp EU gỡ nút thắt viện trợ cho Ukraine

Chiến thuật giúp EU gỡ nút thắt viện trợ cho Ukraine

08:30 06/02/2024

Vấp phải sự phản đối của Hungary, EU đã áp dụng biện pháp cả răn đe lẫn nhượng bộ để 'gỡ phong ấn' gói viện trợ 54 tỷ USD cho Ukraine.

Toàn quyền Australia lái xe điện chở Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan phủ

Toàn quyền Australia lái xe điện chở Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan phủ

06:20 08/03/2024

Ông David Hurley lái xe điện đưa Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan phủ Toàn quyền Australia sau cuộc hội kiến.

EU ấn định thời điểm đàm phán kết nạp Ukraine, Moldova

EU ấn định thời điểm đàm phán kết nạp Ukraine, Moldova

09:00 15/06/2024

Các đại sứ EU nhất trí 'trên nguyên tắc' thời điểm khởi động đàm phán tư cách thành viên của Ukraine và Moldova, quá trình có thể mất vài năm.

Triều Tiên thử drone tấn công dưới nước mang đầu đạn hạt nhân

Triều Tiên thử drone tấn công dưới nước mang đầu đạn hạt nhân

15:30 19/01/2024

Triều Tiên trong tuần qua đã thử nghiệm hệ thống vũ khí mang hạt nhân dưới nước, đáp trả lại cuộc tập trận của Mỹ, Nhật, Hàn.

Israel: Dù rạn nứt với Mỹ vẫn quyết giành Rafah

Israel: Dù rạn nứt với Mỹ vẫn quyết giành Rafah

08:20 22/03/2024

Ngày 21-3, một quan chức cấp cao Israel cho biết lực lượng nước này sẽ nắm quyền kiểm soát Rafah ngay cả khi điều đó gây ra rạn nứt với Mỹ.

Tấn công mỏ làm 9 người thiệt mạng ở Peru

Tấn công mỏ làm 9 người thiệt mạng ở Peru

21:50 03/12/2023

Bộ Nội vụ Peru sáng 3/12 cho biết, có 9 người thiệt mạng và 15 người bị thương sau khi những phần tử vũ trang đột kích khu mỏ Poderosa của nước này bằng chất nổ và bắt cóc con tin.

Nga có thể đã nâng cấp tên lửa 'Ukraine không thể đánh chặn'

Nga có thể đã nâng cấp tên lửa 'Ukraine không thể đánh chặn'

08:40 31/03/2024

Nga nhiều khả năng đã trang bị đầu dẫn radar mới và cải thiện khả năng kháng nhiễu của P-800 Oniks, mẫu tên lửa Ukraine từng thừa nhận không thể đánh chặn.

Thủ lĩnh Hamas gửi thư cho lãnh đạo Hezbollah, thề chiến đấu đến cùng

Thủ lĩnh Hamas gửi thư cho lãnh đạo Hezbollah, thề chiến đấu đến cùng

11:10 14/09/2024

Thư do thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar gửi từ nơi ẩn náu cho lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah nhấn mạnh quyết tâm chiến đấu với Israel và ủng hộ liên minh của các lực lượng trong 'trục kháng chiến'.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới