Chiến thuật giúp EU gỡ nút thắt viện trợ cho Ukraine

08:30 06/02/2024

Vấp phải sự phản đối của Hungary, EU đã áp dụng biện pháp cả răn đe lẫn nhượng bộ để "gỡ phong ấn" gói viện trợ 54 tỷ USD cho Ukraine.

Liên minh châu Âu (EU) tuần trước đạt đồng thuận về gói viện trợ khoảng 54 tỷ USD cho Ukraine trong vòng 4 năm, sau nhiều tuần bế tắc vì vấp phải sự phản đối quyết liệt của Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Trong khi ông Orban tuyên bố đạt được mục tiêu chính trị với thỏa thuận này, giới phân tích cho rằng chiến thuật "vừa đấm vừa xoa" mà nhóm ủng hộ Ukraine tại EU áp dụng với Hungary đã giúp họ trở thành bên giành phần thắng.

EU hồi tháng 12 năm ngoái nhất trí về gói viện trợ này cho Ukraine và quyết định cấp tư cách ứng viên cho Kiev, điều mà Thủ tướng Orban miễn cưỡng chấp nhận. Tuy nhiên, ông Orban, người có quan hệ chặt chẽ với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã tức giận trước quyết định từ Ủy ban châu Âu về việc chặn Hungary tiếp cận một số quỹ của khối, do lo ngại những rủi ro tiềm tàng đối với ngân sách EU.

Để phản ứng, Orban đã phủ quyết một số vấn đề tại EU, trong đó có gói viện trợ cho Ukraine. Ông duy trì quan điểm này trong suốt nhiều tháng qua, bất chấp nỗ lực thuyết phục của các nước thành viên EU.

Tại hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của các lãnh đạo EU ở Brussels, Bỉ hôm 1/2, các nước đã nhượng bộ trước Hungary bằng cách nhất trí bổ sung một số điều khoản vào dự thảo gói viện trợ Ukraine.

Theo đó, Ủy ban châu Âu, cơ quan hành pháp của EU, có nhiệm vụ trình báo cáo thường niên về triển khai viện trợ cho Ukraine. Thỏa thuận này sẽ được lãnh đạo chính phủ 27 nước thành viên EU xem xét, tranh luận hàng năm trong vòng 4 năm tiếp theo.

Sau hai năm, Hội đồng châu Âu, cơ quan tham gia lập pháp EU, có quyền yêu cầu Ủy ban châu Âu đánh giá và đề xuất điều chỉnh gói viện trợ nếu cảm thấy cần thiết.

Những điều khoản bổ sung này thoạt đầu tạo ấn tượng gói viện trợ của EU dành cho Ukraine chịu nhiều ràng buộc. Song, theo những nguồn tin ngoại giao tiết lộ với DW của Đức, cơ chế kiểm soát bổ sung chỉ là hành động mang tính biểu tượng.

"Các điều khoản nhượng bộ này khiến Hungary không thể đe dọa phủ quyết gói viện trợ cho Ukraine trong các cuộc họp mỗi năm. Thỏa thuận vẫn chừa đường để Budapest thể hiện vai trò của mình trong tương lai, nhưng thực chất đã giảm thiểu nguy cơ gói viện trợ bị xét lại", James Batchik, phó giám đốc Trung tâm châu Âu thuộc tổ chức tư vấn chính sách Hội đồng Đại Tây Dương tại Mỹ, bình luận.

Batchik cho rằng cuộc giằng co giữa ông Orban và các lãnh đạo châu Âu về viện trợ cho Ukraine đã cho thấy Thủ tướng Hungary đang ngày càng lạc lõng trong tầm nhìn chung của EU. Toàn bộ 26 thành viên còn lại trong khối đã kiên trì lập trường rằng "an ninh của Ukraine là an ninh cho toàn châu Âu" trong suốt quá trình đàm phán để tháo gỡ trở ngại do Hungary dựng lên.

Không chỉ nhượng bộ ông Orban với một số điều khoản mang tính biểu tượng, các lãnh đạo EU còn tìm ra cách gây sức ép với Hungary, bằng cách xoáy sâu vào quỹ hỗ trợ mà khối có thể cấp cho Budapest.

EU từ tháng 12/2020 đã phong tỏa khoảng 21,64 tỷ USD quỹ hỗ trợ phát triển cho Hungary, sau khi bày tỏ lo ngại về thiết chế dân chủ và tình trạng tham nhũng tại nước này.

Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh quốc gia Hungary cuối năm 2023, Thủ tướng Orban thừa nhận ông chỉ ngừng chặn viện trợ cho Ukraine nếu Bussels gỡ phong tỏa các quỹ hỗ trợ nước mình.

Ông cũng lập luận rằng gói viện trợ cho Ukraine có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế và tài chính Hungary, nhấn mạnh rằng những thành viên EU kiên quyết hỗ trợ Ukraine nên "tự bỏ tiền túi", thay vì buộc người Hungary san sẻ gánh nặng.

"Đây là cơ hội tốt cho Hungary giành lấy những gì chúng ta xứng đáng được nhận. Chúng ta muốn được đối xử công bằng và đây là cơ hội tốt để khẳng định điều đó", ông nói.

Trước quan điểm đó của ông Orban, hội nghị thượng đỉnh EU đã nhấn mạnh Ủy ban châu Âu "cần khách quan, công bằng, không thiên vị và đánh giá dựa trên thực tế tình hình", đồng thời cam kết "không phân biệt đối xử" khi kích hoạt cơ chế chặn viện trợ cho các nước thành viên.

Thông điệp này "như rót mật vào tai" ông Orban, vì nó có thể nới lỏng cơ chế kiểm soát hàng chục tỷ USD viện trợ cho nước này, theo các bình luận viên của Politico.

Theo Gergely Rajnai, chuyên gia thuộc Trung tâm Phân tích Chính trị Công bình tại Budapest, nỗ lực cản trở gói viện trợ EU cho Ukraine của ông Orban thực chất là chiến thuật gây sức ép đàm phán với khối.

Hungary duy trì lập trường trung lập về chiến sự tại Ukraine, đồng thời không muốn chọn phe giữa phương Tây và Moskva. Do đó, Budapest giằng co với Brussels những tháng qua, thậm chí đe dọa dùng quyền phủ quyết gói viện trợ Ukraine, chủ yếu để đòi thêm quyền lợi cho chính mình.

Rajnai lưu ý rằng Thủ tướng Orban gần như luôn dùng đến chiến thuật này mỗi khi EU cần đưa ra quyết định đòi hỏi đồng thuận giữa 27 nước thành viên.

"Chính phủ Hungary nhân cơ hội này muốn thuyết phục EU chấp nhận đánh giá lại quyết định phong tỏa viện trợ trước đây và đưa ra kết luận có lợi hơn", chuyên gia tại Budapest bình luận. "Chiến thuật này đã mang về một số kết quả thực tế".

Đây là lý do Thủ tướng Orban xem thỏa thuận tại Brussels là thắng lợi chính trị của mình. Ông viết trên mạng xã hội X rằng đã "hoàn thành nhiệm vụ" khi "đạt được một cơ chế kiểm soát" gói viện trợ trong hai năm đầu, đồng thời tuyên bố Hungary đã "đấu tranh thành công" và tiếp tục giữ lập trường hòa bình khi không gửi tiền hay vũ khí cho Ukraine.

Dù vậy, các nhà ngoại giao EU tin rằng những nhượng bộ mà Brussels đưa ra với Hungary là không đáng kể. Tuyên bố của các lãnh đạo EU cũng không lập tức tái khởi động chương trình viện trợ cho Hungary.

Ông Orban vẫn hài lòng với lời hứa hẹn từ các lãnh đạo châu Âu vì không muốn đẩy căng thẳng đi quá xa, đặc biệt khi nhiều thành viên EU đã công khai cảnh cáo họ sẽ không tiếp tục làm ngơ trước sự thiếu hợp tác từ Hungary.

"Chúng ta không cảm thấy mệt mỏi vì Ukraine, nhưng chúng ta lúc này đã rất mệt mỏi với ông Orban. Châu Âu cần đoàn kết ủng hộ Ukraine", Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cảnh báo người đồng cấp Hungary trong bài phát biểu trước thềm cuộc họp tuần trước.

Theo một số nhà ngoại giao EU, các nước thành viên thậm chí sẵn sàng tăng sức ép với Hungary bằng cách đe dọa tước một số quyền bỏ phiếu của Budapest, hoặc gạt nước này ra rìa, thông qua một tuyên bố đặc biệt viện trợ cho Ukraine. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cũng liên tục họp riêng với ông Orban để vừa gây sức ép, vừa thuyết phục lãnh đạo Hungary hợp tác.

Giới ngoại giao cùng quan chức EU cho rằng sau những lời vừa thuyết phục vừa đe dọa mà các lãnh đạo Ba Lan, Đức, Pháp và Italy đưa ra, ông Orban buộc phải chấp nhận thông qua gói viện trợ cho Ukraine, tránh đẩy Budapest vào khủng hoảng chính trị thật sự với Brussels.

"Hungary cần châu Âu. Ông Orban cần suy nghĩ kỹ về thực tế Hungary đang hưởng lợi thế nào khi được quyền đứng trong cộng đồng châu Âu", Thủ tướng Estonia Kaja Kallas nhắn nhủ người đồng cấp Hungary.

Thanh Danh (Theo Politico, Al Jazeera, WSJ, Atlantic Council)

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Kyrgyzstan kêu gọi công dân hạn chế tới Nga

Kyrgyzstan kêu gọi công dân hạn chế tới Nga

21:00 27/03/2024

Bộ Ngoại giao Kyrgyzstan kêu gọi công dân không đến Nga nếu không cần thiết, sau vụ khủng bố nhà hát ở ngoại ô Moskva khiến 139 người chết.

Nga cáo buộc công dân Hàn Quốc làm gián điệp

Nga cáo buộc công dân Hàn Quốc làm gián điệp

15:20 13/03/2024

Nga tiến hành bắt giữ ông Baek Won-soon mang quốc tịch Hàn Quốc với nghi ngờ làm gián điệp tại thành phố Vladivostok.

Công ty Bulgaria bị nghi bán máy nhắn tin nổ ở Lebanon

Công ty Bulgaria bị nghi bán máy nhắn tin nổ ở Lebanon

05:30 20/09/2024

Bulgaria mở cuộc điều tra một công ty bị nghi tham gia quá trình bán loạt máy nhắn tin cho Hezbollah trước khi chúng phát nổ ở Lebanon.

Cá heo liên tục cắn người có thể vì quá cô đơn

Cá heo liên tục cắn người có thể vì quá cô đơn

10:40 29/08/2024

'Thủ phạm' cắn hàng loạt người tắm biển ở tỉnh Fukui có thể là một con cá heo đực cô đơn bị tách đàn, theo các chuyên gia.

ASEAN thúc đẩy quan hệ với Venezuela và các nước Caribe

ASEAN thúc đẩy quan hệ với Venezuela và các nước Caribe

10:40 10/06/2024

Ngày 9/6, Đại sứ quán các nước ASEAN tại Caracas phối hợp với Bộ Ngoại giao Venezuela và Đại sứ quán các nước Cộng đồng Caribe (CARICOM) tổ chức giải bóng đá hữu nghị ASEAN-CARICOM 2024.

Moldova phản pháo Nga về vùng ly khai

Moldova phản pháo Nga về vùng ly khai

10:10 03/03/2024

Bộ Ngoại giao Moldova chỉ trích Ngoại trưởng Nga sau bình luận vùng ly khai Transnistria đang chịu chèn ép kinh tế nên phải cầu cứu Moskva.

Triều Tiên phóng nhiều tên lửa đạn đạo ra biển

Triều Tiên phóng nhiều tên lửa đạn đạo ra biển

08:50 18/09/2024

Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào sáng nay 18-9 và chúng đã rơi xuống vùng biển phía đông nước này.

Ông Biden lo bầu cử tổng thống Mỹ sẽ không 'yên bình'

Ông Biden lo bầu cử tổng thống Mỹ sẽ không 'yên bình'

09:45 05/10/2024

Ông Biden tin rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ công bằng, nhưng bày tỏ hoài nghi liệu cuộc bầu cử này có diễn ra trong yên bình hay không.

Đại sứ quán Mỹ tại Kiev đóng cửa vì sợ có không kích

Đại sứ quán Mỹ tại Kiev đóng cửa vì sợ có không kích

14:45 20/11/2024

Ngày 20-11, Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Kiev, Ukraine thông báo đóng cửa sau khi nhận được thông tin có thể xảy ra một cuộc không kích lớn vào 20-11.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới