Sau khi hoạt động trong một thập kỷ, B-36 "Peacemaker" là một trong những máy bay phi thường nhất từng cất cánh.
Được phát triển giữa Thế chiến II và triển khai vào những ngày đầu của Chiến tranh lạnh, B-36 là máy bay gắn động cơ piston lớn nhất sản xuất hàng loạt. Vượt xa mẫu B-29 "Superfortress" và cuối cùng bị thay thế bởi mẫu B-52 "Stratofortress" ấn tượng không kém, "Peacemaker" là một chiếc oanh tạc cơ có tuổi thọ ngắn ngủi, theo Interesting Engineering.
Dù Mỹ chưa bao giờ sử dụng B-36 trong các trận không kích, phương tiện được thiết kế như một máy bay ném bom hạt nhân chiến lược tầm cực xa. Với tải trọng tối đa 39.600 kg, B-36 có tầm hoạt động 16.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu.
Năm 1941, Quân đoàn Không lực Lục quân Mỹ yêu cầu chế tạo một máy bay ném bom chiến lược có thể bay quãng đường xuyên lục địa do lo ngại về độ tin cậy của các căn cứ hải ngoại. Tháng 11/1941, nhà sản xuất máy bay Consolidated Vultee, sau đổi tên thành Convair, giành được hợp đồng với mẫu thiết kế Model 36, đánh bại mẫu Model 385 của Boeing. Chiếc máy bay có sải cánh 70 m, trang bị 6 động cơ piston tỏa tròn Pratt & Whitney R-4360 "XWasp" 28 xylanh. Phương tiện có chiều dài thân là 49 m và sở hữu 4 khoang chứa bom khổng lồ.
Máy bay cũng trang bị 4 động cơ turbine phản lực luồng J47 của General Electric trong khoang hướng về phía mép cánh, một cải tiến lớn thời đó. Nhờ thiết kế độc đáo này, máy bay có thể duy trì vận tốc hành trình 370 km/h. Cụm động cơ J47 có thể giúp tăng tốc độ tối đa lên 700 km/h.
Tổng cộng 380 máy bay B-36 đã được sản xuất. Chiếc cuối cùng rời khỏi dây chuyền lắp ráp vào tháng 8/1954. Một năm sau, máy bay B-52 đi vào hoạt động. Sau 10 năm, B-36 chính thức ngừng hoạt động năm 1959, chỉ có vài chiếc tiếp tục vận hành dưới dạng máy bay trinh sát, số khác được cải tiến để phóng và thu hồi máy bay trinh sát đặc biệt RF-84F/K.
Trong số 380 máy bay B-36 đã sản xuất, chỉ có 4 khung máy bay còn tồn tại ngày nay, nằm ở bảo tàng Castle Air tại Atwater, California cùng bảo tàng Hàng không vũ trụ và chỉ huy chiến lược ở Ashland, Nebraska. Chiếc B-36 sản xuất cuối cùng hiện nay nằm trong bộ sưu tập ở bảo tàng hàng không vũ trụ Pima, kế bên căn cứ không quân Davis-Monthan ở Tucson, Arizona.
Convair cũng phát triển một phiên bản dân sự chở khách của B-36, gọi là Convair Model 37. Ban đầu, hãng Pan American Airways đặt 15 chiếc máy bay này, nhưng do chi phí nhiên liệu cao và mức tiêu thụ dầu lớn, kế hoạch được cho là không khả thi về mặt kinh tế. Do thiếu đơn hàng để khởi động sản xuất, dự án chấm dứt năm 1949.
An Khang (Theo Interesting Engineering)
Theo danh sách phạt nguội công an các tỉnh công bố đến cuối tháng 3, nhiều người lái xe vi phạm lỗi chạy quá tốc độ.
Theo các nhà khoa học, khoáng chất sulfat tồn tại với các lượng nước khác nhau ở hầu hết các vùng trên sao Hỏa và cho phép chúng ta hiểu cách nước di chuyển quanh hành tinh.
Cục Sở hữu trí tuệ phát động hưởng ứng Ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới; Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp về Kinh tế sáng tạo trong âm nhạc.
Sáu 'hố tử thần' xuất hiện ở tỉnh Mae Hong Son, Thái Lan sau trận động đất mạnh 7,7 độ ở Myanmar vừa qua. Tính đến nay, gần 100 dư chấn đã được ghi nhận sau động đất.
Ngày 17.2.2025, Công an tỉnh Bắc Ninh thông báo kết quả phát hiện xử phạt nguội qua hệ thống camera giám sát giao thông và máy đo tốc độ từ 20.1 - 2.2.2025.
Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, khi con đường phát triển đã rõ ràng, chỉ cần biết cách làm và quyết tâm làm sẽ thành công.
Trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền trung Myanmar khiến nhiều địa phương ở Việt Nam cảm nhận rung lắc mạnh, tuy nhiên ít có khả năng gây thiệt hại, theo chuyên gia.
Các phi hành gia trở về Trái đất sau sứ mệnh nhiều ngày trong không gian thường được khiêng bằng cáng. Hai phi hành gia của NASA bị mắc kẹt trên ISS cũng không ngoại lệ.
Internet di động vào top 20 toàn cầu, cáp quang phủ đến 83% hộ gia đình, cáp quang biển tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.