Mất hơn 200 năm các nhà khoa học mới có thể tái tạo loại khoáng chất này

08:00 13/02/2024
Mất đến hai thế kỷ các nhà khoa học mới có thể tái tạo chúng trong phòng thí nghiệm. Thậm chí, giới chuyên gia còn đặt tên thử thách này là “Vấn đề Dolomite”, cho thấy những thách thức về khoa học khi tái tạo loại khoáng sản trong môi trường phòng lab.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Science, kết quả hợp tác giữa Đại học Michigan (UM) và Đại học Hokkaido ở Sapporo, Nhật Bản, dường như đã giải quyết được câu hỏi hóc búa về địa chất này bằng cách tận dụng phần mềm độc quyền và hòa tan các tinh thể không hoàn hảo bằng chùm tia điện tử.

Trước đây, những người muốn tạo ra tinh thể hoàn hảo luôn cố gắng làm theo một quy trình thật chậm. Tuy nhiên, lý thuyết của chúng tôi cho thấy rằng bạn có thể tạo ra chúng một cách nhanh chóng, nếu định kỳ loại bỏ các khiếm khuyết trong quá trình phát triển”, Wenhao Sun, nhà khoa học tại UM và tác giả nghiên cứu, cho biết trong thông cáo báo chí, “nếu chúng ta hiểu được dolomite phát triển như thế nào trong tự nhiên, chúng ta có thể tìm ra các chiến lược mới để thúc đẩy sự phát triển tinh thể của các vật liệu công nghệ hiện đại”.

Dolomite thường được tìm thấy trong các loại đá có niên đại hơn 100 triệu năm, nghĩa là khoáng chất này phải mất một thời gian dài mới hình thành. Theo các nhà nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng chậm này có thể là do quá trình hình thành cấu trúc tinh thể của dolomite.

Sự hình thành của khoáng chất này được tạo bởi các hàng canxi và magiê xen kẽ. Trong môi trường nước, các nguyên tố này thường kết hợp ngẫu nhiên vào những vị trí sai, từ đó ngăn cản dolomite hình thành. Trong khi Trái Đất có sự kiên nhẫn gần như vô hạn để chờ đợi sự phát triển chậm chạp (chẳng hạn như chỉ có một lớp dolomite được tạo ra trong mỗi 10 triệu năm), thì con người với tuổi thọ tương đối nhỏ bé lại không như vậy.

Để tìm ra cách đẩy nhanh quá trình tự nhiên, các nhà khoa học cần hiểu những khiếm khuyết này bám vào bề mặt dolomite như thế nào. Theo một nhà nghiên cứu, thông thường, việc này sẽ mất hàng nghìn giờ siêu máy tính, nhưng phần mềm độc quyền của UM đã tận dụng một kỹ thuật mới để hoàn thành những mô phỏng này chỉ “trong 2 mili giây với máy tính để bàn”.

Phần mềm của chúng tôi tính toán năng lượng cho một số cách sắp xếp nguyên tử, sau đó ngoại suy để dự đoán năng lượng cho những cách sắp xếp khác dựa trên tính đối xứng của cấu trúc tinh thể”, nhà nghiên cứu cộng tác của UM và đồng tác giả Brian Puchala, một trong những nhà phát triển chính của phần mềm, cho hay.

Tiếp đến, các nhà khoa học từ Đại học Hokkaido sử dụng hiển vi điện tử để bắn electron phân tách nước, tạo ra axit có thể khiến tinh thể hòa tan. Mỗi mẫu dolomite được đặt trong dung dịch canxi/magiê và phát xung chùm tia điện tử 4.000 lần trong hai giờ liên tục. Axit thu được có hiệu quả hòa tan mọi khiếm khuyết và cho phép dolomite phát triển khoảng 100 nanomet. Điều này tương đương với khoảng 300 lớp dolomite, gấp 60 lần so với lượng dolomite từng được trồng trong phòng thí nghiệm trước đây.

Việc giải mã những bí mật về sự phát triển của dolomite có thể giúp các nhà khoa học trong tương lai hiểu được các quá trình địa chất của các khoáng chất khác, đặc biệt là những khoáng chất được sử dụng trong chất bán dẫn.

Có thể bạn quan tâm
CZ bị đề nghị ba năm tù

CZ bị đề nghị ba năm tù

09:30 25/04/2024

Các công tố viên đề nghị mức án 36 tháng tù đối với Changpeng Zhao (CZ), nhà đồng sáng lập và cựu CEO Binance.

Xác định nguyên nhân băng tan qua khảo sát Hải lưu vòng Nam Cực

Xác định nguyên nhân băng tan qua khảo sát Hải lưu vòng Nam Cực

16:20 19/12/2023

Một nhóm các nhà khoa học sẽ tham gia chuyến nghiên cứu kéo dài hơn một tháng trên tàu Investigator để đánh giá vai trò của Hải lưu vòng Nam Cực đối với tình trạng tan chảy của các thềm băng.

Cục Đăng kiểm lên tiếng về việc cảnh sát giao thông hỗ trợ đăng kiểm

Cục Đăng kiểm lên tiếng về việc cảnh sát giao thông hỗ trợ đăng kiểm

18:00 17/03/2023

Trước ý kiến trái chiều về việc cảnh sát giao thông (CSGT) tham gia hỗ trợ đăng kiểm , Cục Đăng kiểm, Bộ Giao thông Vận tải lên tiếng.

Băn khoăn bị phạt nguội khi vượt đèn đỏ nhường đường xe cứu thương

Băn khoăn bị phạt nguội khi vượt đèn đỏ nhường đường xe cứu thương

19:30 19/06/2023

Nhiều lái xe băn khoăn tình huống buộc phải vượt đèn đỏ do nhường đường xe cứu thương có bị xử phạt nguội hay không?

Kỹ sư xây dựng bàn thiết kế nút cổ chai trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Cần cảnh báo rõ ràng hơn

Kỹ sư xây dựng bàn thiết kế nút cổ chai trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Cần cảnh báo rõ ràng hơn

22:20 20/02/2024

Tai nạn ở nút thắt cổ chai trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đã được nhiều người mổ xẻ nhằm tìm ra nguyên nhân gây tai nạn.

Công nghệ sạc không dây tầm xa cho drone đang bay

Công nghệ sạc không dây tầm xa cho drone đang bay

05:10 30/05/2024

Nhóm chuyên gia tại Đại học Texas đang phát triển công nghệ cho phép phóng điện để sạc drone ngay giữa không trung dựa vào sóng điện từ.

Công trình được ví như kênh đào Suez cổ đại

Công trình được ví như kênh đào Suez cổ đại

04:30 15/01/2024

Dưới sự chỉ đạo của nhiều đời pharaoh, kênh đào nối liền sông Nile với Biển Đỏ ra đời và tồn tại tới thế kỷ 8.

Lái xe tồi có thể là do... di truyền

Lái xe tồi có thể là do... di truyền

04:30 29/04/2023

Nếu ai từng bị nửa kia buộc tội lái xe dở, giờ đây họ đã có lý do để tranh cãi, đặc biệt nếu người phàn nàn là cha mẹ. Một nghiên cứu mới ở Anh cho thấy khả năng lái xe tệ có thể do 'di truyền'.

Xây đập tạm để đẩy nước về Đà Nẵng

Xây đập tạm để đẩy nước về Đà Nẵng

16:00 03/05/2024

TP - UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản liên quan đắp đập tạm trên sông Quảng Huế (địa phận Đại Lộc, Quảng Nam) để điều tiết nước từ sông Vu Gia về sông Yên xuống sông Cầu Đỏ, sông Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) giúp đẩy mặn, nhà máy nước Cầu Đỏ đủ nguồn nước thô để xử lý, cung cấp nước ngọt cho người dân thành phố.

Co loi xay ra
Co loi xay ra