Lo ngại khiến Mỹ ngăn Ukraine phóng tên lửa ATACMS vào Nga

12:40 04/06/2024

Mỹ nới lỏng "vòng kim cô" với Ukraine, song vẫn cấm sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS tập kích lãnh thổ Nga, do lo ngại nó bị hiểu nhầm là vũ khí hạt nhân.

Tổng thống Joe Biden tuần trước bật đèn xanh cho Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ viện trợ để tập kích mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga, nhằm đối phó với chiến dịch tấn công Kharkov của nước này. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 31/5 cho biết quyết định được đưa ra sau nhiều tuần Ukraine đề nghị.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn cấm Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa, trong đó có tên lửa đạn đạo ATACMS phóng từ pháo phản lực HIMARS, tấn công mục tiêu trên đất Nga. Động thái này gây nhiều tranh cãi, khi một số người cho rằng ATACMS là vũ khí cần thiết để giúp Ukraine tạo đòn bẩy mạnh mẽ, trong bối cảnh bị Nga áp đảo về hỏa lực.

Cựu trung tướng Ben Hodges, từng là lãnh đạo Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ tại châu Âu, nhận định quyết định này cho thấy "nỗi sợ quá mức" của giới chức Mỹ về nguy cơ Nga sẽ leo thang xung đột nếu Ukraine khai hỏa tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS, vũ khí tấn công có tầm xa nhất mà Washington viện trợ cho Kiev.

"Ưu tiên của họ là kiểm soát leo thang", ông Hodges nói, đồng thời bày tỏ ủng hộ việc cho phép Ukraine tập kích mục tiêu trọng yếu của Nga bằng tên lửa ATACMS.

Một số nghị sĩ đảng Cộng hòa, trong đó có Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Michael McCaul, viết thư cho Tổng thống Biden để phản đối lệnh cấm nói trên. "Để giành chiến thắng, Ukraine phải được dùng vũ khí do Mỹ viện trợ tấn công bất cứ mục tiêu quân sự phù hợp nào tại Nga, không chỉ dọc theo biên giới gần tỉnh Kharkov", bức thư có đoạn.

Nhưng Daniel Rice, chủ tịch Đại học Mỹ ở Kiev, cho rằng việc cấm Ukraine dùng tên lửa ATACMS tập kích lãnh thổ Nga là động thái "nhằm ngăn chặn khủng hoảng hạt nhân có thể xảy ra".

Theo Rice, Ukraine không có vũ khí hạt nhân, nhưng khi một quả tên lửa đạn đạo do Mỹ sản xuất như ATACMS được khai hỏa nhắm vào lãnh thổ Nga, một cường quốc hạt nhân, "bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra".

ATACMS là tên lửa đạn đạo chiến thuật có kích thước nhỏ hơn nhiều so với loại có thể mang đầu đạn hạt nhân, nhưng trong tình huống chiến đấu khẩn cấp, lực lượng phòng thủ Nga có thể có thể mắc sai lầm trong nhận định mục tiêu. Tên lửa đạn đạo tầm ngắn có thời gian bay đến mục tiêu rất ngắn, khiến lực lượng phòng thủ hầu như không có đủ thời gian để phân tích kỹ mối đe dọa.

Dù Nga biết rõ Ukraine không sử dụng vũ khí hạt nhân trong giao tranh, các chỉ huy chiến trường có thể tính toán sai lầm, đặc biệt trong bối cảnh Nga gần đây tổ chức diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật cỡ nhỏ ở biên giới.

Rice cho rằng căng thẳng chiến lược giữa Nga với Ukraine và phương Tây đang lên cao chưa từng thấy, khi Kiev gần đây nhiều lần dùng máy bay không người lái (UAV) tập kích đài radar cảnh giới chiến lược của Nga chuyên theo dõi, phát hiện các vụ tấn công hạt nhân.

Trong bối cảnh đó, Mỹ phải vô cùng thận trọng để đảm bảo tất cả đòn tập kích vào lãnh thổ Nga của Ukraine không bị hiểu nhầm thành vụ tấn công hạt nhân, và việc ngăn Kiev sử dụng tên lửa ATACMS là bước đi hợp lý.

Chưa rõ phương Tây có thảo luận về khả năng cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa tập kích Nga trong những tuần tới hay không. Ukraine đang chuẩn bị đối mặt khả năng Nga mở thêm chiến dịch nhằm vào miền bắc nước này để áp đảo lực lượng đối phương, trong khi giao tranh tiếp diễn tại tỉnh Kharkov và dọc theo chiến tuyến dài 1.000 km.

Ukraine có thể dùng rocket tầm ngắn phóng từ pháo HIMARS để tấn công một số căn cứ mà Nga dùng để hỗ trợ lực lượng tham gia chiến dịch nhằm vào khu vực đông bắc nước láng giềng, Matthew Savill, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI), cho biết.

Nếu được phép dùng ATACMS tấn công lãnh thổ Nga, Ukraine có thể mở rộng phạm vi đòn đánh và nhắm vào căn cứ không quân của đối phương nằm ngoài tầm với của rocket phóng từ pháo HIMARS, như mục tiêu ở tỉnh Voronezh.

Ukraine cuối năm ngoái nhận một số tên lửa ATACMS, cho phép họ tấn công mục tiêu giá trị cao của Nga ở hậu phương, cách xa tiền tuyến. Mỹ hồi tháng 3 bí mật chuyển cho Ukraine một số tên lửa ATACMS tầm xa hơn, gây thiệt hại cho nhiều căn cứ tại khu vực Nga đang kiểm soát và bán đảo Crimea.

Một số quốc gia phương Tây gần đây cũng bật đèn xanh cho Ukraine dùng vũ khí viện trợ tấn công lãnh thổ Nga. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuần trước cho biết Ukraine nên được phép tập kích địa điểm Nga phóng tên lửa nhằm vào nước này, "nhưng không nên cho phép họ tấn công các mục tiêu quân sự hoặc dân sự khác ở Nga".

Giới chức Nga chỉ trích động thái của Mỹ và phương Tây, cho biết nước này "sẽ đáp trả phi đối xứng" quyết định dỡ hạn chế cho Ukraine. Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo "hành vi leo thang liên tục có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng".

Dmitry Medvedev, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Liên bang Nga, cho biết nước này "coi toàn bộ vũ khí tầm xa mà Ukraine sử dụng đều do binh sĩ từ các nước thành viên NATO kiểm soát trực tiếp". "Đây không phải hỗ trợ quân sự mà là việc tham gia một cuộc chiến chống lại Nga", ông Medvedev nói.

Nguyễn Tiến (Theo NW, Reuters, AFP)

Có thể bạn quan tâm
Ukraine tập kích xa chưa từng thấy vào lãnh thổ Nga

Ukraine tập kích xa chưa từng thấy vào lãnh thổ Nga

00:10 10/05/2024

Cơ quan An ninh Ukraine tập kích UAV vào một cơ sở lọc dầu ở Cộng hòa Bashkortostan thuộc Nga, cách biên giới 1.500 km, xa nhất từ đầu chiến sự.

Nỗ lực bám trụ của lính Ukraine bên bờ đông sông Dnieper

Nỗ lực bám trụ của lính Ukraine bên bờ đông sông Dnieper

20:30 21/03/2024

Binh sĩ Ukraine ở đầu cầu Krynki tại Kherson gần như phải ẩn nấp dưới hầm 24/7 để tránh drone Nga, song vẫn nỗ lực bám trụ.

Hàn Quốc và Nhật Bản không ngừng phòng bị trước khả năng phóng tên lửa và vệ tinh của Triều Tiên

Hàn Quốc và Nhật Bản không ngừng phòng bị trước khả năng phóng tên lửa và vệ tinh của Triều Tiên

18:50 11/06/2023

Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục duy trì tình trạng cảnh giác, báo động về phòng thủ tên lửa đạn đạo bất chấp thời hạn mà Triều Tiên tuyên bố phóng vệ tinh đã kết thúc.

Lãnh đạo cánh tả châu Âu kêu gọi Nga - Ukraine đàm phán

Lãnh đạo cánh tả châu Âu kêu gọi Nga - Ukraine đàm phán

12:00 19/03/2024

Lãnh đạo các đảng cánh tả tại Nghị viện châu Âu ủng hộ thông điệp của Giáo hoàng Francis, kêu gọi Nga - Ukraine hòa đàm.

Tên lửa Iskander Nga tập kích biên đội MiG-29, Su-25 Ukraine

Tên lửa Iskander Nga tập kích biên đội MiG-29, Su-25 Ukraine

17:20 04/07/2024

Video từ UAV Nga cho thấy tên lửa Iskander đánh vào bãi đỗ tiêm kích MiG-29 và cường kích Su-25 tại sân bay Dolgintsevo thuộc tỉnh Dnipro.

Tương lai sáng dành cho người tị nạn ở Đức

Tương lai sáng dành cho người tị nạn ở Đức

10:10 02/11/2023

Ngày 1/11, Nội các Đức đã thông qua dự luật cho phép những người xin tị nạn thành công được làm việc sớm hơn.

Ông Trump thách ông Biden tranh luận kiểu mới

Ông Trump thách ông Biden tranh luận kiểu mới

04:40 06/07/2024

Cựu tổng thống Trump thách ông Biden tham gia cuộc tranh luận với ít quy tắc hơn và không có người điều hành.

Vụ khủng bố nhà hát ám ảnh lễ hội Hồi giáo ở Nga

Vụ khủng bố nhà hát ám ảnh lễ hội Hồi giáo ở Nga

21:30 10/04/2024

Người Hồi giáo ở Moskva hạn chế tụ tập đông trong sự kiện kết thúc tháng Ramadan, do lo ngại nguy cơ khủng bố sau vụ tấn công nhà hát.

Malaysia bắt hơn 350 nghi phạm vụ 'mái ấm ác mộng'

Malaysia bắt hơn 350 nghi phạm vụ 'mái ấm ác mộng'

16:10 22/09/2024

Cảnh sát Malaysia đã bắt 355 nghi phạm trong cuộc điều tra chuỗi mái ấm ngược đãi trẻ em và trục lợi từ thiện.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới