Lãnh đạo các đảng cánh tả tại Nghị viện châu Âu ủng hộ thông điệp của Giáo hoàng Francis, kêu gọi Nga - Ukraine hòa đàm.
"Tôi hoàn toàn ủng hộ thông điệp của Giáo hoàng Francis. Giờ là lúc chấm dứt cuộc chiến, bắt đầu đàm phán và kết thúc giết chóc", Walter Baier, lãnh đạo đảng Cánh tả châu Âu (GUE) tại Nghị viện châu Âu, nói trong cuộc phỏng vấn ngày 18/3.
Chính trị gia 70 tuổi, người được GUE hồi tháng 2 chọn làm ứng viên cho vị trí chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), cho rằng tìm cách chấm dứt cuộc chiến chính là sự giúp đỡ thiết thực nhất với nhân dân Ukraine.
Ông tái khẳng định GUE giữ lập trường phản đối Nga "xâm phạm" lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, tình hình xung đột đóng băng hiện nay trên chiến trường Ukraine đòi hỏi Liên minh châu ÂU (EU) thay đổi cách tiếp cận.
"Tôi mong muốn EU triển khai các nỗ lực ngoại giao để khởi động đàm phán, hướng đến thỏa thuận ngừng bắn và mục tiêu Nga rút quân", Baier nói.
GEU, thành lập vào năm 1995, là liên minh lớn nhất của các đảng cánh tả có đại diện trong Nghị viện châu Âu. Liên minh hiện có 26 tổ chức thành viên, trong đó có các đảng cánh tả lớn của Đức, Pháp và Hy Lạp.
Nghị viện châu Âu còn một liên minh cánh tả khác là đảng Nhân dân Đương đại, hoạt động từ năm 2018 với đại diện các đảng xã hội của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch.
GUE đang thúc đẩy thông điệp ủng hộ đàm phán và đình chiến tại Ukraine trước thềm bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6, diễn ra đồng loạt tại 23 nước thành viên. Nhóm giành thắng lợi đa số trong tổng số 720 ghế nghị sĩ châu Âu sẽ đề cử chủ tịch EC.
Trong cuộc phỏng vấn của Giáo hoàng Francis với đài RSI của Thụy Sĩ, dự kiến công bố ngày 20/3, người đứng đầu Vatican được đề nghị bình luận về tranh cãi liệu Ukraine có nên giương "cờ trắng", bỏ cuộc và chấp nhận đàm phán để chấm dứt chiến sự hay không.
Giáo hoàng nhận định cách nói này có phần đúng, cho rằng người mạnh mẽ là người biết nghĩ đến dân thường, "có dũng khí giương cờ trắng và bắt đầu đàm phán" khi nhận ra thất bại và tình hình xấu đi.
Phát biểu của Giáo hoàng Francis lập tức gây tranh cãi, khi nhiều người cho rằng đây là lời kêu gọi Kiev "đầu hàng" và nhượng bộ trước Moskva. Ukraine và loạt đồng minh châu Âu đã lên tiếng chỉ trích tuyên bố của Giáo hoàng.
Hồng y Pietro Parolin sau đó giải thích lập trường của Vatican là "bên tấn công" phải ngừng bắn để đàm phán hòa bình tại Ukraine. Hồng y Parolin cho rằng bình luận của Giáo hoàng Francis đã bị diễn giải lệch khỏi bối cảnh cuộc phỏng vấn.
Thanh Danh (Theo AFP)
Người vợ nộp đơn lên tòa án, kiện chồng tội cưỡng hiếp vì ép cô 'quan hệ tình dục trái tự nhiên', nhưng bị thẩm phán bác bỏ.
Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 13-20/5.
Giới chức Liên Hợp Quốc lên án hành động từ Israel lẫn Hamas dẫn đến thương vong dân thường nghiêm trọng trong cuộc giải cứu con tin ở Dải Gaza.
Theo Tân Hoa xã, Diễn đàn Indonesia-châu Phi (IAF) lần thứ hai do chính phủ Indonesia tổ chức chính thức khai mạc ngày 2/9 tại Bali, hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng của Indonesia.
Chính quyền Tổng thống Biden bị chỉ trích vì gây áp lực lên chính phủ của ông Netanyahu chủ yếu bằng lời nói thay vì dừng viện trợ.
Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc, ông Biden nói Israel không nên để cơn giận chi phối, xung đột ở Dải Gaza, bầu cử Chủ tịch Hạ viện Mỹ bế tắc, hiện tượng nhật thực 'vòng lửa' hiếm gặp… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Một thủ lĩnh của Hamas ở Bờ Tây đã chết trong lúc bị Israel giam cầm, sau khi tình hình sức khỏe của ông này xấu đi.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao và trân trọng những tình cảm tốt đẹp của Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Tòa thánh Vatican dành cho Việt Nam.
Hezbollah có thể đã đặt niềm tin vào bên cung ứng hoặc bị nội gián phá hoại quy trình an ninh, để lọt các thiết bị cài thuốc nổ.