Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

09:00 16/06/2024

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy từ ngày 13-15/6 trong bối cảnh muôn trùng thách thức, tiếp tục khẳng định nỗ lực duy trì, gia tăng ảnh hưởng của câu lạc bộ "nhà giàu".

Hội nghị thượng đỉnh G7 khai mạc: Nhất trí 'bước đi lịch sử' cho Ukraine, Kiev đòi kế hoạch tái thiết như châu Âu từng có. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Ukraine)
Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay đề cập nhiều vấn đề cấp bách song không khó tìm thấy giải pháp đột phá. (Nguồn: Reuters)

Bối cảnh đầy bất trắc

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) năm 2024 tại Italy trong bối cảnh đầy lo âu, bất an, bất trắc. Liên minh cầm quyền của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz, hai quốc gia dẫn đầu châu Âu thất bại, suy giảm vị thế trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu. Chuyện tương tự cũng xảy ra ở một số quốc gia khác. Xu hướng ngả sang phía cực hữu, có thể là dấu hiệu về sự dịch chuyển địa chính trị được ví như một cơn địa chấn ở lục địa cũ.

Đáng lo hơn, vai trò dẫn dắt, chi phối kinh tế thế giới của G7 đang suy giảm. Tính đến cuối năm 2023, tổng GDP theo phương pháp ngang giá sức mua của BRICS chiếm hơn 32% thế giới, trong khi của G7 là 29,9%. Hai chỗ dựa cơ bản của G7 không còn chắc chắn. Trật tự thế giới đa cực, đa trung tâm công bằng, dân chủ hơn đang từng bước hình thành, thay thế trật tự đơn cực. Đồng USD dần mất vị thế “chúa tể” không chỉ với BRICS mà còn ở một số quốc gia khác.

Xung đột ở Ukraine, Dải Gaza chệch ngoài dự tính; đối phó với biến đổi khí hậu, di cư, tị nạn, an ninh kinh tế, năng lượng, lương thực… ít hiệu quả so với cam kết trong các kỳ thượng đỉnh trước, không chỉ làm suy giảm vị thế của G7 còn gây chia rẽ giữa một số nước thành viên của nhóm và ở cả EU, phương Tây.

Ngoài thách thức chung, mỗi thành viên G7 còn đối mặt với không ít vấn đề nội bộ. Chưa biết điều gì sẽ đến trong các cuộc bầu cử sớm ở Pháp, ở Mỹ, Đức, Anh, Nhật Bản, Canada vào cuối năm nay và năm sau? Ai sẽ vắng mặt trong Hội nghị thượng đỉnh tới? Các cam kết kỳ này có bị gác lại, thay thế trong tương lai không?

Không thể phủ nhận vai trò, vị thế của G7, nhưng rất nhiều câu hỏi, vấn đề khiến kỳ họp lần thứ 50, một con số ấn tượng, bị phủ bóng bởi sự lo âu, bất an. Vì thế, không chỉ phương Tây mà cộng đồng quốc tế hướng sự chú ý đến sự kiện diễn ra ở đất nước hình chiếc ủng trên biển Địa Trung Hải. Trong bối cảnh đó, G7 sẽ làm gì và làm thế nào?

Khách mời dự Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2024 khá đông. (Nguồn: Zuma Press)
Hơn 20 vị khách tại khách sạn sang trọng Borgo Egnazia, Thủ tướng nước chủ nhà Giorgia Meloni muốn tạo bầu không khí thân mật nhất có thể, ngay cả đối với chuyến thăm của Giáo hoàng. (Nguồn: Zuma Press)

Chương trình nghị sự không mới nhưng nóng

Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2024 gồm 6 phiên họp, đề cập các chủ đề lớn như: thách thức phát triển châu Phi; xung đột ở Ukraine, Dải Gaza; khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; biến đổi khí hậu; vấn đề di cư, tị nạn; trí tuệ nhân tạo; an ninh kinh tế, năng lượng, lương thực... Bên lề Hội nghị là các cuộc gặp gỡ song phương.

Các chủ đề chính năm 2024 đều hiện diện trong nhiều Hội nghị thượng đỉnh trước. Biến đổi khí hậu, di cư, tị nạn và an ninh năng lượng, kinh tế… đã bàn, nhiều, cam kết nhiều, nhưng hành động ít hiệu quả, lại phải bàn tiếp. Châu Phi từng là “sân sau”, nguồn lợi của Pháp, Mỹ, nay Trung Quốc, Nga đang gia tăng ảnh hưởng.

Xung đột ở Ukraine và Dải Gaza đang vào hồi gay cấn, đứng trước bước ngoặt. Đoạn tuyệt quan hệ với Nga, viện trợ ngày càng tăng, dính líu ngày càng sâu ở Ukraine, ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định xã hội và đời sống người dân châu Âu, là lý do khiến họ “quay xe” với liên minh cầm quyền ở Pháp, Đức và một số nước khác.

Lửa ở Ukraine, Dải Gaza hắt nóng vào cuộc bầu cử, khiến Tổng thống Joe Biden phải lôi kéo đồng minh hỗ trợ, không để Kiev sụp đổ; đề xuất kế hoạch ngừng bắn giữa Israel và Hamas. Có tin ông chủ Nhà Trắng vội vã rời hội nghị trước thời điểm kết thúc để kịp dự cuộc vận động gây quỹ ở Mỹ… cho thấy chưa có gì chắc chắn.

Chương trình nghị sự kỳ này không mới nhưng nóng. Những năm khởi đầu, G7 tập trung vào kinh tế, nhưng sau đó ngày càng lấn sang nhiều lĩnh vực khác. Một phần, không có gì là không dính dáng đến kinh tế. Nhưng sâu xa, việc mở rộng chủ đề, lĩnh vực nhằm định vị, củng cố, gia tăng ảnh hưởng trong bối cảnh sức mạnh, vai trò chi phối, dẫn dắt kinh tế thế giới của G7 đang suy giảm.

Khách mời dự Hội nghị kỳ này khá đông. Ngoài người đứng đầu Hội đồng châu Âu, Ủy ban châu Âu, đại diện Liên hợp quốc, có Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Barazil Luiz da Silva, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recer T. Erdogan và một số lãnh đạo châu Phi; đặc biệt là Giáo hoàng Francis lần đầu tiên tham dự.

"Đây là lần đầu tiên một Giáo hoàng có mặt tại G7. Tôi tự hào rằng điều đó diễn ra trong nhiệm kỳ chủ tịch của Italy". (Thủ tướng Italy Giorgia Meloni)

Họ là những người nhiều quyền lực, của các quốc gia, tổ chức có ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế. G7 muốn chứng tỏ vẫn có sức hút lớn, được sự ủng hộ của các quốc gia quan trọng. Mặt khác, G7 muốn lôi kéo, gia tăng ảnh hưởng với các đối tác lớn, trong đó có thành viên hiện hữu và tương lai của đối thủ BRICS. Dự định nhiều, nhưng kết quả đến đâu lại là chuyện khác.

Các nhà lãnh đạo G7 tại lễ chào cờ trong ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh G7, ở Savelletri, Italy, ngày 13/6/2024. (Nguồn: Reuters)
G7 vẫn giữ vai trò, vị thế, trách nhiệm lớn về kinh tế và nhiều vấn đề toàn cầu, như ví von của Thủ tướng Giorgia Meloni “Cây ôliu cổ thụ, bộ rễ vững chắc, cành hướng về tương lai”. (Nguồn: Reuters)

Kết quả và những góc nhìn

Vấn đề Ukraine là trọng tâm trong ngày đầu. G7 đồng thuận về chủ trương, ý tưởng hỗ trợ tài chính, cho Ukraine vay 50 tỷ USD, lấy từ lãi suất tài sản Nga bị phương Tây đóng băng. Tuy nhiên, các vấn đề kỹ thuật triển khai thực hiện không hề đơn giản, còn phải bàn tiếp trong nhiều tuần tới. Chưa tính đến việc Moscow sẵn sàng đáp trả, phong tỏa tài sản của phương Tây ở Nga.

Bên lề Hội nghị, Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Mỹ ký thỏa thuận an ninh 10 năm với Tổng thống Ukraine, nâng số thỏa thuận tương tự lên con số 16. Điều này có ý nghĩa khẳng định cam kết ủng hộ lâu dài, nhất là về quốc phòng, an ninh đối với Ukraine.

Dư luận có lý khi nhận xét, chủ đề Trung Quốc phủ bóng ngày 14/6 của Hội nghị. Điều G7 quan ngại là chênh lệch cán cân thương mại, dư thừa năng lực công nghiệp và sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Phi, Mỹ Latinh…, vốn được xem là “sân sau” của Mỹ, Pháp… G7 gia tăng lệnh trừng phạt, nhưng hợp tác nhiều mặt giữa Bắc Kinh và Moscow, nhất là chip, sản phẩm công nghệ cao hạn chế tác dụng của con bài này. Nhiều nước EU, phương Tây vẫn cần hợp tác, không muốn xảy ra cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, nên sẽ tìm cách lách luật, hiệu quả khó như mong muốn.

G7 đề xuất kế hoạch tăng đầu tư ở một số nước nhằm hạn chế dòng người di cư, tị nạn, nhưng chừng đó không đủ giải quyết được căn nguyên của vấn đề này. Rồi nữa, một số nước không quá mặn mà. Trước đó, Tòa án EU đã phán quyết Hungary phải nộp phạt vì không tuân thủ chính sách chung về người di cư, tị nạn.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đi bộ sau cuộc gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh G7, tại Fasano, Italy, ngày 13/6/2024. (Nguồn: Reuters
Hội nghị thượng đỉnh G7 thể hiện cam kết ủng hộ lâu dài, nhất là về quốc phòng, an ninh đối với Ukraine. (Nguồn: Reuters)

Diễn biến 3 ngày Hội nghị thượng đỉnh cho thấy nhiều vấn đề:

Một là, bàn nhiều nhưng đồng thuận ít và tính khả thi vẫn là vấn đề. Nhiều vấn đề cấp bách được đề cập, nhưng khó tìm thấy giải pháp đột phá nào, kể cả đối với với các chủ đề chính, trọng tâm, ưu tiên.

Hai là, ẩn sau các chủ đề, các phiên họp là đối phó với Nga và Trung Quốc. Hội nghị dành 2 phiên họp về vấn đề Ukraine, thống nhất viện trợ 50 tỷ USD, khích lệ Kiev tiếp tục chiến đấu, thực chất là nhắm vào Nga, quyết không để Moscow thắng. Chủ đề đối phó với Trung Quốc là trọng tâm ưu tiên trong ngày làm việc thứ hai.

Qua đó, Mỹ và G7 muốn gửi thông điệp cứng rắn đến hai đối thủ lớn hàng đầu, nhưng không đủ thế và lực buộc Moscow và Bắc Kinh lo ngại mà thay đổi quan điểm.

Ba là, G7 vẫn giữ vai trò, vị thế, trách nhiệm lớn về kinh tế và nhiều vấn đề toàn cầu, như ví von của Thủ tướng Italy Giorgia Meloni “Cây ôliu cổ thụ, bộ rễ vững chắc, cành hướng về tương lai”. Hội nghị đạt được một số kết quả ở góc độ chủ trương và biện pháp, nhưng không hoàn toàn như mong muốn và mục tiêu đề ra. Việc tập trung đối phó với Nga, Trung Quốc cho thấy sự quan ngại và sức mạnh, ảnh hưởng ngày càng tăng của hai đối thủ hàng đầu này.

Chắc chắn G7 sẽ cố làm hết sức mình, nỗ lực duy trì, gia tăng ảnh hưởng, không để đối thủ vượt lên. Nga, Trung Quốc cũng không chịu ngồi yên. Đối đầu, cạnh tranh giữa G7 với Trung Quốc, Nga, BRICS vẫn sẽ tiếp diễn dài lâu, phức tạp.

Bốn là, tương lai vẫn là chuyện ở phía trước. Như thông lệ, Hội nghị ra Tuyên bố chung, thể hiện tầm nhìn chung về các vấn đề nóng của thế giới, nhất là ở Ukraine, Trung Đông…; các thỏa thuận, ý tưởng được thống nhất và giải pháp cho một loạt vấn đề cấp bách. Tuyên bố là vậy, bàn là vậy, nhưng thực hiện thế nào, hiệu quả ra sao, vẫn là chuyện ở phía trước. Thời gian tới, vẫn tiếp tục trạng thái lo âu, bất an.

Có thể bạn quan tâm
Hội nghị Ngoại giao 32 và Hội nghị Ngoại vụ 21: Thời điểm nhìn lại và bước tới

Hội nghị Ngoại giao 32 và Hội nghị Ngoại vụ 21: Thời điểm nhìn lại và bước tới

06:50 18/12/2023

Đến hẹn lại lên, thường là hai năm một lần, vào dịp cuối năm, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Ngoại giao và Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc nhằm tổng kết lại các thành tựu đối ngoại sau mỗi kỳ Hội nghị và đề ra phương hướng cho thời gian tới.

Tương lai ba vụ truy tố ông Trump sau phán quyết 'có tội' ở New York

Tương lai ba vụ truy tố ông Trump sau phán quyết 'có tội' ở New York

21:20 23/06/2024

Phán quyết 'có tội' ở New York sẽ khiến các vụ truy tố còn lại của ông Trump trở nên phức tạp hơn, nhưng ông nhiều khả năng không bị xét xử thêm trước ngày bầu cử.

Drone Ukraine tập kích căn cứ Su-34 Nga cách tiền tuyến 240 km

Drone Ukraine tập kích căn cứ Su-34 Nga cách tiền tuyến 240 km

11:20 15/06/2024

Ukraine sử dụng khoảng 70 drone tấn công căn cứ không quân Morosovsk cách tiền tuyến hơn 240 km, nơi tiêm kích bom Su-34 Nga đóng quân.

Ủy ban ASEAN tại New York và các nước thành viên Liên hợp quốc tổ chức Lễ kỷ niệm 56 năm thành lập ASEAN

Ủy ban ASEAN tại New York và các nước thành viên Liên hợp quốc tổ chức Lễ kỷ niệm 56 năm thành lập ASEAN

09:50 12/10/2023

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc bày tỏ cảm ơn sự ủng hộ, đóng góp của ASEAN cho công việc chung của LHQ và cho Văn phòng của Chủ tịch Đại hội đồng.

Malaysia xem xét quan điểm của đối tác khu vực trước thềm Diễn đàn APEC

Malaysia xem xét quan điểm của đối tác khu vực trước thềm Diễn đàn APEC

11:40 03/11/2023

Malaysia sẽ xem xét quan điểm của các đối tác khu vực trước khi quyết định tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Mỹ tháng 11 sắp tới.

Nam Phi chỉ trích Israel tại Tòa án Công lý Quốc tế

Nam Phi chỉ trích Israel tại Tòa án Công lý Quốc tế

22:40 11/01/2024

Tòa án Công lý Quốc tế mở phiên điều trần vụ Nam Phi kiện Israel, nơi Pretoria chỉ trích Tel Aviv có hành vi 'diệt chủng' ở Gaza.

Ba nước NATO ủng hộ ý tưởng điều quân tới Ukraine của Tổng thống Pháp, nói 'đột phá' khiến Nga mơ hồ

Ba nước NATO ủng hộ ý tưởng điều quân tới Ukraine của Tổng thống Pháp, nói 'đột phá' khiến Nga mơ hồ

11:10 01/04/2024

Mới đây, Phần Lan và Lithuania đều bày tỏ ủng hộ quan điểm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc không loại trừ đưa quân đến Ukraine, trong khi Estonia nói rằng, đây là một ý tưởng đột phá.

Quan hệ Trung-Nga ‘đã vượt qua thử thách’

Quan hệ Trung-Nga ‘đã vượt qua thử thách’

08:40 25/07/2023

Nhà ngoại giao Trung Quốc khẳng định nước này sẵn sàng thúc đẩy hơn nữa liên lạc chiến lược, tăng cường lòng tin chiến lược với Nga.

Thủ tướng Slovakia qua cơn nguy kịch

Thủ tướng Slovakia qua cơn nguy kịch

08:00 16/05/2024

Một bộ trưởng Slovakia cho biết Thủ tướng Fico không còn trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng sau khi ông bị bắn trước đó.

Co loi xay ra
Co loi xay ra