Hội nghị các bên tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á

12:50 27/06/2024

Các nước ASEAN khẳng định, sau gần 50 năm được ký kết, TAC tiếp tục là văn kiện nền tảng của ASEAN, là cơ sở thúc đẩy đối thoại, hợp tác, tăng cường lòng tin.

Hội nghị các bên tham gia Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á
Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh chung.

Ngày 26/6, Hội nghị các bên tham gia Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) lần đầu tiên được tổ chức tại trụ sở Ban thư ký ASEAN, Jakarta với sự tham dự của đại diện cấp Đại sứ của 48/54 bên tham gia.

Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn tham dự, phát biểu khai mạc. Đại sứ, Đại diện thường trực Lào tại ASEAN Bovonethat Douangchak, trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2024 chủ trì Hội nghị.

Với chủ đề “Kiểm điểm và định hướng cho tương lai”, các nước đã trình bày quan điểm về ý nghĩa, tầm quan trọng của TAC, đề xuất các khả năng hợp tác theo tinh thần của TAC, hướng đến mục tiêu duy trì hòa bình bền vững, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia và người dân ở khu vực cũng như trên thế giới.

Các nước ASEAN khẳng định, sau gần 50 năm được ký kết, TAC tiếp tục là văn kiện nền tảng của ASEAN, là cơ sở thúc đẩy đối thoại, hợp tác, tăng cường lòng tin, là bộ quy tắc ứng xử không chỉ giữa các quốc gia ở Đông Nam Á mà phạm vi ngày càng được mở rộng bao gồm các đối tác từ nhiều khu vực trên thế giới.

Thông qua Hội nghị lần này, các nước ASEAN muốn lắng nghe quan điểm của các đối tác, trao đổi về cách thức phối hợp đề cao, tuân thủ các giá trị, nguyên tắc của TAC nhằm duy trì hòa bình, ổn định và hòa hợp ở khu vực và giải quyết hòa bình tranh chấp.

Đồng thời, các nước ASEAN cũng chỉ ra khía cạnh hợp tác theo các quy định trong TAC còn tiềm năng khai thác, mong muốn trao đổi, tìm hiểu khả năng thúc đẩy hợp tác phù hợp giữa các bên tham gia, hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, ứng phó với các thách thức đang nổi lên.

Các đối tác tham gia TAC phát biểu tích cực, khẳng định tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc, quy định mang tính ràng buộc pháp lý của TAC, ủng hộ vai trò trung tâm và tiến trình xây dựng Cộng đồng của ASEAN, tiếp tục hợp tác và phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN duy trì đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin, hướng đến hiện thực hóa các mục tiêu cao cả của TAC.

Một số nước nhân Hội nghị, trình bày quan điểm về các vấn đề quốc tế, khu vực đang được quan tâm như tình hình Biển Đông, Myanmar, Bán Đảo Triều Tiên, xung đột tại Trung Đông, Ukraine… và khẳng định ủng hộ vai trò, tiếng nói của ASEAN trong nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế tìm giải pháp cho các thách thức đe dọa hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực.

Đại diện Việt Nam, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại ASEAN Tôn Thị Ngọc Hương nhấn mạnh sau gần 50 năm được ký kết, sáu nguyên tắc cơ bản của TAC còn vẹn nguyên giá trị, nhất là trong bối cảnh môi trường địa chính trị, địa kinh tế ở khu vực ngày càng diễn biến phức tạp.

Đại sứ đề nghị các bên tham gia TAC cùng thể hiện cam kết thông qua hành động thực tiễn, thực thi nghiêm túc và tuân thủ đầy đủ các quy định trong TAC, cũng như tôn trọng các nguyên tắc, giá trị cơ bản được nêu trong Hiến chương ASEAN, nguyên tắc Bali về quan hệ cùng có lợi và quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP), để tinh thần hữu nghị và hợp tác trong chính tên gọi của Hiệp ước được hiện thực hóa.

Có thể bạn quan tâm
Tổng thống Hungary ký luật, Thụy Điển là thành viên thứ 32 của NATO

Tổng thống Hungary ký luật, Thụy Điển là thành viên thứ 32 của NATO

10:00 06/03/2024

Ngày 5/3, tân Tổng thống Hungary Tamas Sulyok đã ký luật chấp thuận Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tổng thống Putin lên tiếng về tình hình tại Rostov-on-Don, thông báo diễn biến cho lãnh đạo Belarus

Tổng thống Putin lên tiếng về tình hình tại Rostov-on-Don, thông báo diễn biến cho lãnh đạo Belarus

18:30 24/06/2023

Ngày 24/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận tình hình khó khăn ở thành phố miền Nam Rostov-on-Don, nơi lực lượng lính đánh thuê Wagner đã nỗ lực giành quyền kiểm soát các cơ sở quân sự quan trọng.

G7 sẵn sàng đáp trả hành động của Iran

G7 sẵn sàng đáp trả hành động của Iran

08:20 15/04/2024

G7 bày tỏ ủng hộ Israel sau vụ tập kích của Iran, tuyên bố sẵn sàng thực hiện biện pháp để đáp trả động thái 'gây bất ổn' từ Tehran.

Taepodong 2 - Chương trình tên lửa Triều Tiên đánh lừa tình báo Mỹ hàng thập kỉ

Taepodong 2 - Chương trình tên lửa Triều Tiên đánh lừa tình báo Mỹ hàng thập kỉ

09:00 05/10/2023

Vào giai đoạn đầu trong chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, nước này chủ yếu tiếp thu những công nghệ tên lửa của Liên Xô. Tiêu biểu như tên lửa tầm ngắn Hwasong-5, 6 và 9 sử dụng nhiên liệu lỏng dựa trên thiết kế của tên lửa Scud B và C; KN-02 và tên lửa tầm trung Rodong-1 sử dụng nhiên liệu rắn tương tự tên lửa OTR-21 Tochka. Hầu hết các tên lửa trên đều có nguồn gốc trực tiếp từ các thiết kế trước đây của Liên Xô, ngoại trừ Hwasong-9...

Nga triệu Đại sứ Moldova

Nga triệu Đại sứ Moldova

09:00 04/10/2023

Moskva triệu Đại sứ của Chisinau để phản đối động thái được mô tả là 'trấn áp mang động cơ chính trị' đối với truyền thông tiếng Nga ở Moldova.

Mỹ đã bí mật chuyển tên lửa ATACMS tầm 300 km cho Ukraine

Mỹ đã bí mật chuyển tên lửa ATACMS tầm 300 km cho Ukraine

06:30 25/04/2024

Washington từng bí mật cung cấp tên lửa ATACMS tầm xa cho Kiev, loại vũ khí này đã được quân đội Ukraine sử dụng hai lần.

Trung Đông: Hezbollah nã hàng chục rocket vào Israel, Houthi 'chơi lớn' khiến Tel Aviv phải kích hoạt báo động

Trung Đông: Hezbollah nã hàng chục rocket vào Israel, Houthi 'chơi lớn' khiến Tel Aviv phải kích hoạt báo động

10:20 16/09/2024

Ngày 15/9, hai phong trào do Iran hậu thuẫn là Hezbollah ở Lebanon và Houthi ở Yemen đều thông báo về các chiến dịch tấn công nhằm vào Israel.

Mỹ, Australia phát cảnh báo đi lại ở Israel sau tin đồn tập kích Iran

Mỹ, Australia phát cảnh báo đi lại ở Israel sau tin đồn tập kích Iran

16:40 19/04/2024

Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem hạn chế nhân viên rời khỏi các thành phố lớn, trong khi Bộ ngoại giao Australia kêu gọi công dân rời khỏi Israel.

Nicaragua kiện Đức ra Tòa Công lý Quốc tế

Nicaragua kiện Đức ra Tòa Công lý Quốc tế

16:20 02/03/2024

Nicaragua đệ đơn kiện Đức lên Tòa Công lý Quốc tế, phản đối nước này viện trợ Israel và cáo buộc Berlin 'tạo điều kiện cho hành động diệt chủng'.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới