Taepodong 2 - Chương trình tên lửa Triều Tiên đánh lừa tình báo Mỹ hàng thập kỉ

09:00 05/10/2023
Vào giai đoạn đầu trong chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, nước này chủ yếu tiếp thu những công nghệ tên lửa của Liên Xô. Tiêu biểu như tên lửa tầm ngắn Hwasong-5, 6 và 9 sử dụng nhiên liệu lỏng dựa trên thiết kế của tên lửa Scud B và C; KN-02 và tên lửa tầm trung Rodong-1 sử dụng nhiên liệu rắn tương tự tên lửa OTR-21 Tochka.

Hầu hết các tên lửa trên đều có nguồn gốc trực tiếp từ các thiết kế trước đây của Liên Xô, ngoại trừ Hwasong-9 là một phiên bản được cải tiến từ Scud với tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn và rất cơ động trong quá trình bay.

Sau khi được triển khai, Hwasong-9 đã đặt các căn cứ của Mỹ trên khắp Nhật Bản vào trong tầm bắn. Những tên lửa của Triều Tiên sau đó còn được xuất khẩu cho một số đối tác như Pakistan, Syria và Iran.

Chương trình Taepodong 2

Trong suốt những năm 2000, các nhà phân tích phương Tây gần như nhất trí báo cáo rằng, Triều Tiên đã có trình độ công nghệ tương đối cơ bản và đang phát triển một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa dựa trên công nghệ Scud của Liên Xô. Sau đó phương Tây đặt tên cho loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa này là Taepodong 2.

Tại Mỹ, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương, George Tenet đã đưa ra lời khai trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện vào cuối những năm 1990 rằng, Triều Tiên đang trên đà phát triển một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể tấn công vào lãnh thổ Mỹ.

Vào thời điểm đó, George Tenet nhận xét rằng, ngành quốc phòng Triều Tiên đã đạt được những bước tiến trong công nghệ và họ có thể giải quyết một số vấn đề kỹ thuật quan trọng trong việc phát triển tên lửa có phạm vi bắn rộng lớn, bao gồm cả các khu vực của Mỹ, mặc dù độ chính xác chưa cao.

Đề cập trực tiếp đến Taepodong 2, ông tuyên bố rằng loại tên lửa nhiên liệu lỏng hai giai đoạn có thể mang tải trọng lớn hơn để đủ tầm vươn tới đất liền khu vực Alaska và Quần đảo Hawaii. Tenet còn dự đoán thêm rằng tên lửa này có thể sẽ được phát triển thành một loại dẫn xuất ba giai đoạn, có thể bao phủ phần lãnh thổ còn lại của nước Mỹ.

George Tenet cũng nói, “Mỹ quan ngại sâu sắc về vấn đề Triều Tiên có chương trình vũ khí hạt nhân bí mật và coi những cơ sở bí mật dưới lòng đất của Triều Tiên là mục tiêu chính để Mỹ theo dõi”.

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha Power nhiều năm sau đã trực tiếp đề cập đến Taepodong 2 khi đối đầu với các nhà ngoại giao Triều Tiên. Power cáo buộc Triều Tiên phát triển công nghệ ICBM. Truyền thông Nhật Bản cũng từng đưa tin vào tháng 8/2003 rằng, Taepodong 2 không chỉ là một mối đe dọa đối với Tokyo, mà tên lửa này còn được chuyển đến Iran, nơi Triều Tiên chuẩn bị chuyển giao một nhà máy sản xuất để hỗ trợ Iran sản xuất ICBM theo giấy phép.

Mặc dù từ lâu Triều Tiên đã phô trương khả năng tên lửa của mình như một biểu tượng sức mạnh, tuy nhiên Bình Nhưỡng chưa bao giờ công bố Taepodong 2 hoặc bất kỳ tên lửa nào như mô tả của phương Tây. Các chuyên gia quân sự phân tích chương trình Taepodong 2 trên thực tế cho thấy rằng, chưa bao giờ có một loại tên lửa như vậy, các cáo buộc chống lại Triều Tiên là hư cấu và phải đến năm 2017, Triều Tiên mới đưa ICBM đầu tiên vào sử dụng.

Taepodong 2 được cho là các phương tiện phóng vệ tinh Unha-2 và Unha-3 của Triều Tiên, được sử dụng để triển khai vệ tinh quan sát thời tiết vào không gian, với các phiên bản Kwangmyongsong-2, 3 và 4. Các phương tiện phóng được cho là sử dụng động cơ tương tự như động cơ của tên lửa Rodong, nhưng chúng không thể sử dụng làm phương tiện chiến đấu.

Sự thật về Taepodong 2

Tên lửa Unha mang trọng tải khiêm tốn so với kích thước của chúng và cần nhiều ngày để lắp ráp bằng cách sử dụng các cấu trúc giàn giáo rộng lớn, khiến chúng cực kỳ dễ bị kẻ thù tấn công do thời gian triển khai chậm.

Trong khi đó, các loại tên lửa đạn đạo của Triều Tiên thường được đánh giá cao về khả năng sống sót và được triển khai từ các bệ phóng di động, thời gian phóng tên lửa chỉ trong vài phút. Khả năng này bao gồm tất cả các loại tên lửa đạn đạo từ tên lửa chiến thuật thế hệ cũ như Hwasong-5, cho đến các ICBM mới hơn có kích thước lớn như Hwasong-17.

Về việc các bệ phóng Unha không có khả năng được sử dụng trong chiến đấu, chuyên gia hàng không vũ trụ và nhà phân tích chương trình tên lửa Triều Tiên John Schilling khẳng định: “Loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) sử dụng thiết kế Unha không nằm trong kế hoạch của Bình Nhưỡng”.

Đầu tiên, chúng tôi nhầm tên lửa đó (từ các bức ảnh vệ tinh) là ICBM và đặt cho nó cái tên thú vị là Taepodong-2. Nhưng Unha rõ ràng không được tối ưu hóa cho mục đích quân sự; nó quá lớn và cồng kềnh.

Tuy nhiên, những cáo buộc rằng Triều Tiên đang thử nghiệm ICBM, thay vì theo đuổi chương trình không gian một cách hòa bình, lại là cái cớ có giá trị để các cường quốc phương Tây thúc đẩy thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế để làm suy yếu quốc gia này.

Chỉ đến cuối những năm 2010, Bộ Quốc phòng Mỹ mới báo cáo rằng Taepodong-2 chưa bao giờ được triển khai như một tên lửa, đồng thời các nhà phân tích phương Tây cũng báo cáo rằng phương tiện phóng vào không gian Unha trên thực tế chưa bao giờ được sử dụng cho mục đích quân sự.

Triều Tiên thường được giới tình báo phương Tây gọi với biệt danh là “lỗ đen tình báo”, vì vậy Taepodong 2 cũng chỉ là một trong vô số những câu chuyện giật gân trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với nước này.

Đọc bài gốc tại đây.

Có thể bạn quan tâm
Tình hình Ukraine: Nga phá hủy cơ sở sản xuất UAV, quan chức Kiev nói về ‘bước tiến’ mới

Tình hình Ukraine: Nga phá hủy cơ sở sản xuất UAV, quan chức Kiev nói về ‘bước tiến’ mới

08:50 15/08/2023

Tướng VSU cảnh báo mối đe dọa từ Wagner, Đức nêu đề xuất viện trợ quân sự 5 tỷ Euro/năm cho Kiev là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.

Ukraine sắp nhận tên lửa tầm bắn 500 km

Ukraine sắp nhận tên lửa tầm bắn 500 km

11:10 06/02/2024

Quan chức Ukraine cho biết Kiev sẽ được chuyển giao tên lửa có tầm bắn tối đa 500 km, nhiều khả năng là vũ khí gắn trên tiêm kích F-16.

Guatemala: Tổng thống đắc cử kêu gọi người dân đoàn kết, chuẩn bị kháng lệnh Tòa án

Guatemala: Tổng thống đắc cử kêu gọi người dân đoàn kết, chuẩn bị kháng lệnh Tòa án

17:00 02/09/2023

Tổng thống đắc cử Guatemala, ông Bernardo Arevalo đã kêu gọi người dân ủng hộ quá trình chuyển giao quyền lực tại nước này.

Động thái mới của Chủ tịch Kim Jong Un, Triều Tiên lấy hạt nhân cảnh báo Hàn Quốc và Ukraine

Động thái mới của Chủ tịch Kim Jong Un, Triều Tiên lấy hạt nhân cảnh báo Hàn Quốc và Ukraine

09:45 23/10/2024

Ngày 23/10, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin về hoạt động mới của Chủ tịch Kim Jong Un cũng như tuyên bố mới của em gái ông, bà Kim Yo-jong, Phó trưởng ban chấp hành trung ương đảng Lao động nước này.

Nga cảnh báo tăng cường tập kích khí tài phương Tây tại Ukraine

Nga cảnh báo tăng cường tập kích khí tài phương Tây tại Ukraine

19:00 23/04/2024

Bộ trưởng Shoigu tuyên bố quân đội Nga sẽ tăng cường tập kích trung tâm hậu cần và kho chứa vũ khí phương Tây tại Ukraine.

Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh tổ chức giao lưu, trải nghiệm văn hóa Việt cho nữ cán bộ và phu nhân ngoại giao

Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh tổ chức giao lưu, trải nghiệm văn hóa Việt cho nữ cán bộ và phu nhân ngoại giao

21:00 15/03/2024

Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức chuyến thăm quan Bảo tàng Áo Dài Việt Nam cho các nữ Tổng lãnh sự, phu nhân Tổng lãnh sự, nữ cán bộ Tổng lãnh sự quán các nước tại TP. Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Sinh viên khắp nước Mỹ biểu tình phản đối chiến sự Gaza

Sinh viên khắp nước Mỹ biểu tình phản đối chiến sự Gaza

11:20 25/04/2024

Các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine, phản đối cuộc chiến của Israel tại Gaza bùng phát từ trường đại học ở New York rồi lan ra khắp nước Mỹ.

Trẻ em bị giẫm đạp đến chết trên thuyền chở người vượt biên đến Anh

Trẻ em bị giẫm đạp đến chết trên thuyền chở người vượt biên đến Anh

22:45 06/10/2024

Một số người, trong đó có một trẻ em, bị giẫm đạp đến chết khi những chiếc thuyền quá tải cố gắng vượt qua eo biển Manche (Pháp) để đưa người vượt biên trái phép đến Anh.

Vụ chìm tàu Philippines ở Vịnh Manila: Vết dầu loang lan rộng, một thủy thủ đoàn thiệt mạng

Vụ chìm tàu Philippines ở Vịnh Manila: Vết dầu loang lan rộng, một thủy thủ đoàn thiệt mạng

07:10 26/07/2024

Báo Thế giới & Việt Nam cập nhật sự cố tràn dầu ngoài khơi Philippines sáng 25/7, sau khi tàu MT Terra Nova treo cờ Philippines bị lật và chìm ở Vịnh Manila.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới