Hồ nước 'bom nổ chậm' đe dọa hàng triệu người

15:30 19/01/2024

Đáy hồ Kivu, một trong những hồ lớn ở châu Phi, chứa khí carbon dioxide và methane dễ cháy, có thể gây nguy hiểm cho vô số cộng đồng dân cư.

Hồ Kivu được bao quanh bởi các vách đá sừng sững, nằm nép bên trong thung lũng vắt ngang qua Rwanda và Cộng hòa Dân chủ Congo. Trên hồ, ngư dân thường đi lại bằng thuyền nhỏ và đánh bắt cá.

Hồ Kivu là một dị thường địa lý. Lớp nước sâu bên dưới hồ nước nhiều tầng này bão hòa carbon dioxide và methane tích tụ. Chỉ hai hồ nước khác cũng có đặc điểm như vậy là hồ Nyos và hồ Monoun, cả hai đều phun trào trong 50 năm qua, giải phóng đám mây khí độc khiến bất kỳ người và động vật nào trên đường đi ngạt thở. Khi hồ Nyos phun trào năm 1986, nó làm gần 2.000 người chết ngạt và xóa sổ 4 ngôi làng ở Cameroon. Điều đáng lo ngại là hồ Kivu dài gấp 50 lần hồ Nyos và sâu gấp hơn hai lần. Hàng triệu người đang sinh sống bên bờ của nó.

Để giải quyết mối đe dọa và biến khí trong hồ thành nhiên liệu, chính phủ Rwanda cấp phép cho công ty tư nhân KivuWatt khai thác methane từ hồ và sử dụng cho lưới điện toàn quốc. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cảnh báo nỗ lực này có thể ảnh hưởng tới cấu trúc hồ, kích hoạt phun trào. Họ đề xuất giải pháp thay thế an toàn hơn làm loãng methane trong hồ, nhưng quá trình khai thác sẽ tốn kém và khó khăn hơn theo thời gian.

Quá trình hồ Kivu biến thành "quả bom nổ chậm"

Hồ Kivu nằm dọc Thung lũng đới tách giãn Đông châu Phi, một số suối nước nóng nằm rải rác cung cấp carbon dioxide và methane cho lớp nước sâu của nó. "Hồ Kivu có cấu trúc thẳng đứng phức tạp", Sergei Katsev, chuyên gia nghiên cứu hồ nước ở Đại học Minnesota Duluth, giải thích. "Trong khi lớp nước ở trên cùng (60 m) hòa lẫn thường xuyên, phần còn lại của hồ phân tầng. Gần 300 km3 carbon dioxide và 58 km3 methane hòa tan lẫn với hydro sulfide độc, vẫn mắc kẹt ở đáy hồ. Chúng nằm ở độ sâu 259 m bên dưới mặt nước".

Những khí này có thể phát nổ phía trên mặt nước. Khi hồ đạt độ bão hòa 100% (hiện nay là hơn 60%), nó sẽ phun trào ngay lập tức", Philip Morkel, kỹ sư kiêm nhà sáng lập Hydragas Energy, tổ chức đang tìm kinh phí cho dự án khai thác methane từ hồ để sản xuất điện, cho biết. "Nó như một ấm nước sôi có vẻ yên tĩnh cho tới khi bắt đầu sủi bọt". Hồ nước cũng có thể phun trào nếu các lớp nước bị xáo trộn như động đất hoặc dung nham chảy nhiều". Phía ngoài khu vực tách giãn nằm ngay dưới hồ, có hai núi lửa đang hoạt động trong phạm vi 24 km.

Vụ phun trào của hồ Kivu sẽ trở thành thảm họa. Theo Morkel, hồ nước sẽ giải phóng tương đương 2 - 6 giga tấn carbon vào khí quyển trong một ngày. Để so sánh, tổng lượng khí thải carbon dioxide trên toàn cầu hiện nay xấp xỉ 38 giga tấn mỗi năm. Lượng khí phun trào đó sẽ lơ lửng bên trên hồ trong đám mây sương mù từ vài ngày tới vài tuần. Những sinh vật ở quanh hồ vào thời gian phun trào sẽ tử vong vì khí cực độc. Bất cứ ai ở trong đám mây sẽ chết chỉ sau một phút.

Nỗ lực của Rwanda nhằm xử lý hồ Kivu và khai thác nhiên liệu

Đối mặt với thảm họa tiềm ẩn, chính phủ Rwanda cho phép KivuWatt khai thác methane từ hồ và biến đổi thành năng lượng. "Cơ chế tương đối đơn giản", Martin Schmid, chuyên gia ở Viện nghiên cứu nước và môi trường Thụy Sĩ", giải thích. "Bạn lấy nước từ độ sâu nào đó có nước giàu khí, sau đó tách nước với carbon dioxide và methane. Tiếp theo, nước đã khử khí được bơm trở lại hồ. Tính đến nay, KivuWatt đã cung cấp 26 MW năng lượng lấy từ hồ cho lưới điện Rwanda có tổng công suất điện hiện nay là 300 MW.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng nỗ lực hiện nay nhằm loại bỏ khí từ hồ có thể kích hoạt vụ phun trào. "Nếu bơm nước về lại lớp nước sâu của hồ, bạn làm loãng vùng tài nguyên trong tương lai. Nhưng nếu bơm ở độ cao lớn hơn như KivuWatt đang làm, nước sẽ chìm xuống qua tầng nước đặc, khiến nước bị trộn lẫn theo chiều dọc. Nguy cơ phun trào gắn liền với chuyển động theo chiều dọc này", Katsev nói.

Dù vậy, Schmid tin tưởng phương pháp hiện nay an toàn. Nỗ lực loại bỏ khí ở quy mô tương đối nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều tới hồ nước. Ở tốc độ hiện nay, cần hàng thế kỷ để loại bỏ lượng lớn khí từ hồ. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu nhanh hơn, KivuWatt đang lên kế hoạch tăng quy mô. Giai đoạn tiếp theo của dự án sẽ tạo ra tổng công suất hơn 100 MW.

An Khang (Theo National Geographic)

Có thể bạn quan tâm
Tận mắt chứng kiến rùa đẻ hơn 100 trứng ở biển Quy Nhơn

Tận mắt chứng kiến rùa đẻ hơn 100 trứng ở biển Quy Nhơn

11:50 22/05/2024

Các thành viên Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn (Bình Định) vừa tận mắt chứng kiến rùa lên bãi cát đẻ hơn 100 trứng rồi sau đó bơi về biển.

Nữ giáo sư người Mỹ được trao Nobel kinh tế 2023

Nữ giáo sư người Mỹ được trao Nobel kinh tế 2023

20:30 09/10/2023

Chiều 9/10 (giờ Hà Nội), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố giải Nobel Kinh tế học 2023 thuộc về Giáo sư Claudia Goldin (Mỹ) vì nghiên cứu nâng cao hiểu biết cho thế giới về tác động của phụ nữ với thị trường lao động. Giải thưởng này đã khép lại Tuần lễ Noel của năm 2023. Giáo sư Claudia Goldin là người phụ nữ thứ ba giành Nobel Kinh tế trong lịch sử 55 năm của giải thưởng này. Năm ngoái, giải Nobel Kinh tế đã được trao cho 3 nhà...

Phát hiện kho chứa 1.000 đồng xu cổ tại Ba Lan

Phát hiện kho chứa 1.000 đồng xu cổ tại Ba Lan

05:30 11/03/2023

Một người dò tìm kim loại đã phát hiện ra một kho tiền xu thế kỷ 17 được chôn dưới đất trong khi đang tìm kiếm các bộ phận máy kéo bị vứt bỏ tại một trang trại ở Ba Lan.

Khai mạc Techfest Quảng Nam 2024

Khai mạc Techfest Quảng Nam 2024

05:40 07/06/2024

Techfest Quảng Nam 2024 thu hút gần 400 gian trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo, OCOP tiêu biểu các tỉnh thành.

'Cấp cứu' cây rừng bị đầu độc ở Ninh Thuận

'Cấp cứu' cây rừng bị đầu độc ở Ninh Thuận

16:20 22/09/2023

Ngành chức năng tỉnh Ninh Thuận đang tăng cường lực lượng, khẩn trương 'cấp cứu' hàng trăm cây rừng tự nhiên bị kẻ xấu đầu độc.

Các biển báo cấm đậu, cấm dừng cần nhớ để tránh bị phạt nguội

Các biển báo cấm đậu, cấm dừng cần nhớ để tránh bị phạt nguội

15:40 03/02/2024

Dừng xe và đỗ xe có gì khác nhau? Khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian. Cũng theo điều này, khi dừng xe, tài xế không được tắt máy xe, không được...

Mỹ điều tra 3 nhà mạng lớn nhất Trung Quốc vì lo ngại rò rỉ dữ liệu qua đám mây

Mỹ điều tra 3 nhà mạng lớn nhất Trung Quốc vì lo ngại rò rỉ dữ liệu qua đám mây

08:40 26/06/2024

Theo Reuters, Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang điều tra 3 nhà mạng lớn nhất Trung Quốc vì lo ngại dữ liệu người dân và doanh nghiệp Mỹ có thể bị khai thác thông qua dịch vụ Internet và đám mây do các công ty này cung cấp. Ba nhà mạng bị điều tra gồm China Mobile, China Telecom, China Unicom. Dù bị cấm cung cấp dịch vụ điện thoại và internet ở Mỹ, nhưng bà công ty vẫn có sự hiện diện nhỏ ở nước này, chẳng hạn như cung cấp dịch vụ đám mây hay...

Ngôi chùa cổ nghìn năm biết hô phong hoán vũ

Ngôi chùa cổ nghìn năm biết hô phong hoán vũ

05:30 20/05/2023

Trên dãy Tung Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, có ngôi chùa cổ nghìn năm nổi tiếng như Thiếu Lâm Tự tên là Phong Huyệt Tự. Ngôi chùa có lịch sử hơn 1.800 năm, được người dân coi là chùa thiêng bởi biết hô phong hoán vũ. Năm nào cũng vậy, chiều 19/6, trời luôn đổ mưa xuống ngôi chùa. Trước khi mưa tới, động Phong Huyệt ở ngọn núi sau chùa luôn phát ra tiếng gió thét gào. Bí mật của ngôi chùa là gì? Xét từ góc nhìn địa lý, chùa nằm giữa vùng rừng núi...

Tàu thám hiểm Mặt Trăng của Ấn Độ có thể sẽ không bao giờ khởi động lại

Tàu thám hiểm Mặt Trăng của Ấn Độ có thể sẽ không bao giờ khởi động lại

07:40 24/09/2023

ISRO trước đó một ngày đã gửi các yêu cầu nhằm ‘đánh thức’ các thiết bị này để triển khai các nghiên cứu tiếp theo trên bề mặt Mặt Trăng. Tàu đổ bộ Vikram và tàu thám hiểm bề mặt Pragyan là hai thành phần chính của tàu du hành Chandrayaan-3 mà Ấn Độ phóng lên không gian hồi tháng 7, hạ cánh xuống phần phía Nam của Mặt Trăng vào ngày 23/8. Sau quãng thời gian 'ngủ' khi bề mặt Mặt Trăng bước vào giai đoạn tối, hai thiết bị này được kỳ vọng sẽ hoạt...

Co loi xay ra
Co loi xay ra