Đại sứ Australia: Không có lựa chọn thay thế cho vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực

10:20 12/05/2024

Chia sẻ với báo Thế giới&Việt Nam bên lề Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) 2024, Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski khẳng định tầm quan trọng của ASEAN đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.

Đại sứ Australia: Không có lựa chọn thay thế cho vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực
Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski (giữa) chia sẻ tại Tọa đàm bên lề Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. (Ảnh: TV)

Đánh giá của Đại sứ về Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) 2024, lần đầu tiên được tổ chức và là sáng kiến của Việt Nam?

AFF là một thành công to lớn. Tôi nghĩ ý tưởng một diễn đàn thảo luận về tương lai xuất phát từ ý tưởng của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres về Thượng đỉnh tương lai Liên hợp quốc dự kiến được tổ chức vào tháng 9 tới tại New York.

Tuy vậy, tôi cho rằng sáng kiến tập hợp các quan điểm của ASEAN và đưa chúng đến Thượng đỉnh tương lai Liên hợp quốc ở New York là của Việt Nam.

Những nỗ lực này của Việt Nam quan trọng bởi hai lý do. Một là ASEAN ngày càng trở thành một phần quan trọng của thế giới. Vì vậy, quan điểm của các quốc gia trong ASEAN cần được phản ánh tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như diễn đàn sẽ được tổ chức tới đây ở New York.

Hai là, một lý do khác cũng rất quan trọng, tôi nghĩ đây là bước tiến xa hơn của Việt Nam, hướng tới vai trò dẫn dắt trong khu vực. Đó là quá trình phát triển tự nhiên, phù hợp và được Australia hết sức ủng hộ. Vì vậy, Australia tự hào là một trong những nhà tài trợ tài chính cho AFF 2024. Sự kiện này cũng giúp Việt Nam có cơ hội thể hiện năng lực triệu tập trong ASEAN.

Thế giới đang phải đối mặt với suy thoái và nhiều vấn đề phức tạp khác được nhiều lãnh đạo ASEAN đề cập tại lễ khai mạc AFF 2024 như bất ổn địa chính trị, địa kinh tế. Các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống tiếp tục thay đổi cùng với những đổi mới công nghệ, mang lại cả cơ hội và thách thức cho khu vực. Đại sứ đánh giá như thế nào về nhận định này?

Những đánh giá đó hoàn toàn chính xác, nhiều nhận định tương tự được các diễn giả lặp lại trong khuôn khổ AFF 2024. Chúng ta đang sống trong một thời kỳ đầy bất ổn và nguy hiểm. Đối với Australia, cách chúng tôi phản ứng trước môi trường địa chính trị biến động là thúc đẩy đối thoại, giống như cách Việt Nam đã làm thông qua diễn đàn này, cùng với đó là nhấn mạnh tuân thủ trật tự dựa trên luật lệ.

Nhìn chung, chúng ta đã điều hướng hiệu quả tình hình thế giới kể từ Thế chiến thứ Hai nhờ sự phát triển của luật pháp quốc tế, trong đó có tôn trọng chủ quyền, tuân thủ các điều ước quốc tế quan trọng như Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982).

Đây là những điều kiện cho phép các nước nhỏ và các nước lớn hợp tác cùng nhau, thúc đẩy phát triển thịnh vượng ở khu vực. Chúng tôi nghĩ rằng tư tưởng phân cực đã bị gạt sang một bên sau Thế chiến thứ Hai. Tuy nhiên, chúng ta đang chứng kiến sự quay trở lại của quan điểm này, do đó, rất nguy hiểm cho hòa bình và an ninh khu vực.

Vì vậy, chúng tôi thường xuyên thúc đẩy đối thoại với Việt Nam. Một trong những trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước là quốc phòng và an ninh. Trên thực tế, ngày hôm qua chúng ta đã kỷ niệm 25 năm hợp tác quốc phòng Australia-Việt Nam. Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng, câu trả lời cho những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt là tiếp tục đối thoại.

Tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại trong khuôn khổ AFF 2024, đối thoại để tạo ra một khu vực mà chúng ta cùng tồn tại hòa bình và phát triển thịnh vượng.

ASEAN có thể đạt được thịnh vượng thông qua hợp tác, ASEAN đang là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Mặc dù vậy, trình độ phát triển của các thành viên vẫn không đều. Theo Đại sứ, ASEAN nên làm gì để khắc phục vấn đề này để phát triển bền vững?

Khắc phục khó khăn và đảm bảo sự cân bằng hướng đến tăng trưởng kinh tế bền vững là một trong những vấn đề lớn của ASEAN. Tôi biết rằng đã có rất nhiều cuộc thảo luận về cách thức thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư nội khối ASEAN. Hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên sẽ tiếp tục được thúc đẩy và diễn ra một cách tự nhiên. Hầu hết các nước ASEAN là các nền kinh tế có thương mại tự do, cởi mở và hội nhập.

Đối với Australia, chúng tôi đang nỗ lực thúc đẩy nhiều hơn nữa đầu tư từ Australia vào ASEAN. Bởi vì chúng tôi thấy đó là lợi ích của ASEAN cũng như lợi ích của Australia.

Vì vậy, tôi nghĩ điều tốt nhất mà các quốc gia như Việt Nam có thể làm là tập trung giảm thiểu những rào cản chính sách, cải thiện môi trường kinh doanh, củng cố hệ thống pháp luật để các nhà đầu tư yên tâm khi thâm nhập nền kinh tế Việt Nam hay các thành viên ASEAN khác. Khi các nỗ lực đó được thực hiện thì sự thịnh vượng về kinh tế, đầu tư và thương mại sẽ tự nhiên đến, trong nội bộ ASEAN và giữa ASEAN với đối tác bên ngoài.

Australia là đối tác đối thoại quan trọng của ASEAN và hiện nay là Đối tác chiến lược toàn diện của ASEAN. Đại sứ có thể chia sẻ kỳ vọng về vai trò trung tâm của ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực cũng như triển vọng hợp tác ASEAN-Australia trong thời gian tới?

Australia rất tự hào vì là đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN và hiện là Đối tác chiến lược toàn diện của ASEAN. Chúng tôi tiếp tục ưu tiên các mối quan hệ với ASEAN.

Chúng tôi cho rằng không có lựa chọn thay thế cho vai trò trung tâm của ASEAN. Vì vậy, chúng tôi nhấn mạnh rằng mặc dù ASEAN không phải là một tổ chức hoàn hảo nhưng Hiệp hội đã rất thành công một thời gian dài trong việc duy trì hòa bình và ổn định nội khối.

ASEAN cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tập hợp khu vực rộng lớn hơn chung tay cùng ASEAN nỗ lực giải quyết các vấn đề. Không một chủ thể nào có thể làm điều đó tốt như ASEAN đang làm.

Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư và ưu tiên hợp tác với ASEAN. Hiện nay chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức. Trọng tâm lớn hiện nay là hòa bình và an ninh, điều đó rất quan trọng.

Chúng ta đang sống trong môi trường muôn vàn thách thức và chúng ta có trách nhiệm chung trong việc định hình khu vực mà chúng ta mong muốn. Chỉ mong muốn hòa bình thực ra là không đủ. Chúng ta thực sự cần phải làm việc cùng nhau để đạt được nguyện vọng đó.

Các quốc gia khác nhau sẽ nỗ lực hiện thực hóa mong muốn theo những cách khác nhau. Cách Australia vận hành sẽ không giống cách Việt Nam vận hành. Nhưng tất cả chúng ta có thể cùng nhau đi về một hướng, đó là giảm bớt căng thẳng, tạo ra sự cân bằng hoặc tiến tới một tình thế mà không quốc gia nào cảm thấy có lợi khi làm đảo lộn hòa bình trong khu vực.

Điều đó rất quan trọng và thực sự là thách thức chính mà chúng ta phải đối mặt ở phía trước. Cũng có nhiều thách thức khác liên quan đến ASEAN như tình hình kinh tế, biến đổi khí hậu, thích ứng, chuyển đổi kỹ thuật số, chuyển đổi năng lượng, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Có rất nhiều việc mà ASEAN có thể hợp tác với các đối tác quan trọng của mình. Australia tự hào khi hợp tác với ASEAN.

Trân trọng cảm ơn Đại sứ!

Có thể bạn quan tâm
850 người mất tích trong vụ cháy rừng ở Hawaii

850 người mất tích trong vụ cháy rừng ở Hawaii

12:40 22/08/2023

Giới chức thông báo 114 người được xác nhận thiệt mạng, 850 người vẫn mất tích trong thảm kịch cháy rừng ở đảo Maui của Hawaii hồi đầu tháng.

Lính Israel đứng nhìn dân vứt gạo cứu trợ Gaza ra đường

Lính Israel đứng nhìn dân vứt gạo cứu trợ Gaza ra đường

11:10 22/05/2024

Video cho thấy lính Israel khoanh tay nhìn đám đông phá xe hàng viện trợ cho Dải Gaza, thậm chí bị nghi chỉ điểm cho nhóm người chặn đoàn cứu trợ.

Tây Ban Nha cùng Nam Phi kiện Israel ra tòa quốc tế

Tây Ban Nha cùng Nam Phi kiện Israel ra tòa quốc tế

18:10 06/06/2024

Tây Ban Nha tuyên bố cùng Nam Phi tham gia vụ kiện tại Tòa án Công lý Quốc tế, chống lại Israel với cáo buộc 'diệt chủng' ở Gaza.

Vụ đảo chính ở Niger: Tổ chức Hợp tác Hồi giáo lên án mạnh mẽ

Vụ đảo chính ở Niger: Tổ chức Hợp tác Hồi giáo lên án mạnh mẽ

08:40 30/07/2023

Ngày 29/7, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) đã lên án mạnh mẽ cuộc đảo chính quân sự hôm 25/7 ở Niger nhằm lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum.

Mỹ đưa B-52 mang đầu đạn hạt nhân tập trận với Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên phản ứng

Mỹ đưa B-52 mang đầu đạn hạt nhân tập trận với Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên phản ứng

15:50 18/10/2023

Ngày 18/10, tờ Dong-a Ilbo của Hàn Quốc dẫn một nguồn tin chính phủ cho hay Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ tổ chức tập trận chung trên không gần bán đảo Triều Tiên vào ngày 22/10 với sự tham gia của máy bay ném bom chiến lược B-52 và các máy bay chiến đấu của ba nước.

Bắc Kinh mong muốn cùng Senegal tạo động lực mạnh mẽ cho hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Bắc Kinh mong muốn cùng Senegal tạo động lực mạnh mẽ cho hợp tác Trung Quốc-châu Phi

13:10 24/10/2023

Ngày 23/10, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và ông Oumar Demba Ba, Trưởng cố vấn ngoại giao của Tổng thống Senegal đã có cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

'Kế hoạch 12 điểm' của Trung Quốc: Phương Tây đặt dấu hỏi về uy tín, Tổng thống Ukraine 'gật gù'

'Kế hoạch 12 điểm' của Trung Quốc: Phương Tây đặt dấu hỏi về uy tín, Tổng thống Ukraine 'gật gù'

00:30 28/02/2023

Tổng thống Ukraine cho rằng kế hoạch mới do Trung Quốc đưa ra về xung đột Nga-Ukraine có thể hữu ích, trong khi phương Tây hoài nghi về uy tín của Bắc Kinh với vai trò trung gian hòa giải.

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

08:50 06/05/2024

Ngày 5/5, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Todd Robinson xác nhận, nước này đã gửi lực lượng tới thủ đô Port-au-Prince của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc (LHQ) ủy quyền và Kenya dẫn đầu.

Tiêm kích Mỹ bám đuôi oanh tạc cơ Nga áp sát Alaska

Tiêm kích Mỹ bám đuôi oanh tạc cơ Nga áp sát Alaska

07:50 04/05/2024

Nga triển khai biên đội máy bay Tu-95MS và Su-30, Su-35S trên vùng trời gần bang Alaska, khiến không quân Mỹ điều động F-16 giám sát.

Co loi xay ra
Co loi xay ra