Cuộc gặp đầu tiên giữa các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Nga tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia vào hôm nay, 18/2 đang thu hút sự theo dõi toàn cầu.
![]() |
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov cùng Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan Al Saud tại Cung điện Diriyah ở Riyadh ngày 18/2. (Nguồn: theguardian) |
Sự kiện càng được chú ý trong bối cảnh Washington gần đây có những tuyên bố khiến châu Âu, các đồng minh NATO và nhất là Ukraine lo ngại về sự chuyển hướng chiến lược của Nhà Trắng. Đặc biệt, cuộc gặp đầu tiên giữa hai cường quốc diễn ra chỉ vài ngày sau cuộc điện đàm kéo dài một tiếng rưỡi giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Bên cạnh đó, địa điểm cuộc gặp là Riyadh chứ không phải một nơi nào đó ở châu Âu cùng với sự vắng bóng đại diện của Kiev càng thu hút sự quan tâm lớn của giới quan sát.
Tham dự cuộc gặp, về phía Mỹ có Ngoại trưởng Marco Rubio, Cố vấn An ninh quốc gia Mike Waltz và Đặc phái viên Trung Đông Steve Witkoff. Trong khi đó, Điện Kremlin cử Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Trợ lý Tổng thống Yuri Ushakov.
Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, trọng tâm của cuộc gặp cấp cao lần này giữa hai bên là khôi phục quan hệ Nga-Mỹ, đồng thời thảo luận về khả năng đàm phán giải quyết xung đột ở Ukraine và chuẩn bị tổ chức cuộc gặp cấp nguyên thủ giữa hai nước.
Trong khi đó, phía Washington tỏ ra thận trọng hơn khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce cho rằng, mục tiêu trước mắt là đánh giá "mức độ nghiêm túc" của Moscow trong việc tìm kiếm hòa bình, cũng như xác định liệu có thể bắt đầu các cuộc đàm phán chi tiết hay không. Tuyên bố của Moscow và Washington cho thấy hai bên bước vào cuộc gặp với những kỳ vọng và "thăm dò" khác nhau nên khả năng đạt được bước đột phá thực chất vẫn còn bỏ ngỏ.
Tuy không kỳ vọng sẽ ngay lập tức tạo ra những thay đổi lớn trong cuộc gặp cấp cao chính thức đầu tiên giữa hai cường quốc sau 3 năm "băng giá", nhưng đây là dấu hiệu cho thấy cả Washington và Moscow bắt đầu tìm kiếm một nền tảng đối thoại nhằm giảm thiểu căng thẳng. Đồng thời, cuộc gặp sẽ tạo bước đi đầu tiên trong việc cải thiện quan hệ song phương, mà trước hết là việc trao đổi thông tin và giảm nguy cơ xảy ra các cuộc đối đầu không mong muốn.
Phần lớn giới quan sát cho rằng, sự kiện này không chỉ là một bước ngoặt trong quan hệ song phương, mà còn là tín hiệu quan trọng đối với các vấn đề ổn định chiến lược toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, cuộc gặp cũng sẽ có những tác động đối với ổn định chiến lược toàn cầu bởi trong chương trình nghị sự, hai bên đề cập cả tình hình Trung Đông và một một số khu vực khác trên thế giới đang trong tình trạng leo thang bất ổn, cần giải quyết với sự tham gia của cả Mỹ và Nga. Điều này đã được Ngoại trưởng Sergei Lavrov phát biểu với báo giới trước khi bay đến Riyadh.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Nga đã leo thang căng thẳng, trở thành đối thủ không đội trời chung của nhau sau khi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine vào ngày 24/2/2022. Việc Washington dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow và cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine hàng trăm tỷ USD đã đẩy hai quốc gia vào vòng xoáy đối đầu.
Thế nhưng, từ khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng, với những tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột nhanh chóng bằng giải pháp hòa bình và những động thái gần đây của Washington, cho thấy cuộc đối đầu Nga-Mỹ đã bắt đầu có ánh sáng le lói cuối đường hầm. Dù kết quả cụ thể của cuộc gặp "vạn sự khởi đầu nan" này thế nào, nhưng sự kiện tại Saudi Arabia chính là cánh cửa để hai "ông lớn" khởi động lại quá trình đối thoại, từ đó mở ra khả năng giải quyết cuộc xung đột vốn đã kéo dài gần 3 năm qua tại Ukraine.
Phó Chủ tịch Ủy ban các vấn đề quốc tế Thượng viện Nga Andrei Klimov cho rằng, một cuộc đối thoại thực sự giữa Moscow và Washington là điều được mong đợi từ lâu, bởi bản chất của việc điều chỉnh quan hệ Nga-Mỹ là đảm bảo sự chung sống hòa bình giữa hai quốc gia trong một thế giới đang thay đổi. Nói cách khác, đây là mối quan hệ cạnh tranh cùng tồn tại, trong đó các tranh chấp địa chính trị và chiến lược không thể tránh khỏi được quản lý một cách có trách nhiệm.
Khi thế giới đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, kinh tế và chính trị, việc khôi phục các kênh đàm phán và tìm kiếm các giải pháp hòa bình là hết sức cần thiết. Trong khi đó, theo nhà nghiên cứu Zhang Hong thuộc Viện Nghiên cứu Nga, Đông Âu và Trung Á, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc, cuộc gặp tại Riyadh tiếp theo sự tương tác giữa nguyên thủ Mỹ và Nga mới đây cùng với những tuyên bố hạ nhiệt bắt đầu cho thấy giai đoạn đen tối nhất trong quan hệ Nga-Mỹ kể từ năm 2022 về cơ bản đã qua.
Bộ trưởng Hegseth xăm dòng 'kẻ ngoại đạo' bằng tiếng Arab lên cánh tay, bị chỉ trích có thể xúc phạm người Hồi giáo.
Trận động đất khiến tòa nhà 30 tầng tại Bangkok sụp đổ đang tạo ra bầu không khí hoang mang, làm dấy lên câu hỏi về độ an toàn của các công trình.
Khi ông Donald Trump gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 'lỗi thời' vào năm 2016, nhiều người cho rằng đó chỉ là một tuyên bố gây tranh cãi.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Các diễn biến mới nhất xung quanh thủ đô Juba ở Nam Sudan đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng ở quốc gia châu Phi nhiều bất ổn này.
Giới chức Đan Mạch tuyên bố muốn mua thêm tiêm kích F-35 từ Mỹ, dù quan hệ song phương đang căng thẳng vì vấn đề chủ quyền đảo Greenland.
Ngày 7/3, Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) thông báo đã nhất trí tạm dừng tất cả các cuộc diễn tập bắn đạn thật.
Houthi sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm, đủ sức uy hiếp tàu sân bay Mỹ hoạt động gần Yemen.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/3.