Ngày 16/2, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết, nước này và Mỹ chia sẻ lập trường rằng không được phép có bất kỳ vũ khí hạt nhân nào ở Iran.
![]() |
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (phải) và Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tại cuộc gặp ngày 16/2. (Nguồn: The Guardian) |
Hãng thông tấn TASS cho hay, tuyên bố trên được Thủ tướng Netanyahu đưa ra tại họp báo sau cuộc hội đàm mà ông mô tả là "rất hiệu quả" với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đang có chuyến thăm Israel.
Tin liên quan |
![]() |
Nhấn mạnh "không có vấn đề nào quan trọng hơn vấn đề Iran", theo ông Netanyahu, Mỹ và Israel "sát cánh trong việc chống lại mối đe dọa" từ nước Cộng hòa Hồi giáo, đồng thời nhất trí rằng Tehran không được có vũ khí hạt nhân.
Lãnh đạo chính phủ Israel thậm chí tuyên bố, nước này "có thể và sẽ hoàn thành nhiệm vụ" chống lại Iran dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Về vấn đề Syria, Thủ tướng Israel cảnh báo: "Nếu bất kỳ thế lực nào khác tin rằng Israel sẽ cho phép các thế lực thù địch khác sử dụng Syria làm căn cứ hoạt động chống lại chúng tôi thì họ đã nhầm lẫn nghiêm trọng", lưu ý rằng, mọi hành động sẽ được triển khai để ngăn chặn bất cứ mối đe dọa nào xuất hiện ở phía Tây Nam quốc gia láng giềng.
Đối với Palestine, Thủ tướng Netanyahu cho biết, Israel và Mỹ đang phối hợp chặt chẽ, khẳng định, dưới thời Tổng thống Trump, hai quốc gia đồng minh này có chiến lược chung đối với Dải Gaza.
Ông Rubio đang có chuyến công du đầu tiên tới Trung Đông trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ, trong đó điểm dừng chân đầu tiên là Israel, tiếp theo sẽ là Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Chuyến công du được thực hiện sau khi Tổng thống Trump đưa ra đề xuất gây tranh cãi về việc Mỹ tiếp quản Dải Gaza và di dời hơn 2 triệu người Palestine khỏi vùng lãnh thổ này.
Mặc dù bị phản đối, nhưng Tổng thống Trump vẫn tiếp tục thúc đẩy kế hoạch của mình, thậm chí cảnh báo có thể cắt viện trợ dành cho các đồng minh lâu năm như Jordan và Ai Cập nếu họ không hợp tác. Điều này đặt các nước trong khu vực vào tình thế khó khăn.
Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan tuyên bố nước này đã dùng hệ thống tác chiến điện tử vô hiệu hóa biên đội Rafale Ấn Độ hoạt động gần biên giới.
Việc ký hợp đồng tên lửa AMRAAM hơn 300 triệu USD giúp Thổ Nhĩ Kỳ tăng năng lực không quân, trong khi Mỹ củng cố ảnh hưởng chiến lược với đồng minh.
Trưởng phái đoàn Nga cho biết họ hài lòng về cuộc đàm phán tại Istanbul, trong khi Ukraine nói rằng Nga đã 'nêu ra một số điều chúng tôi không thể chấp nhận được'.
Pakistan nói đã hạ 5 tiêm kích Ấn Độ, trong đó có mẫu Rafale trị giá hơn 100 triệu USD, khi đối phó cuộc không kích của nước láng giềng.
Quân đội Israel tuyên bố đang triển khai lực lượng ở miền nam Syria nhằm bảo vệ cộng đồng thiểu số Druze sau các cuộc giao tranh gần đây.
Vatican sẽ tổ chức Mật nghị Hồng y, quy trình có thể kéo dài nhiều ngày, để bầu người kế nhiệm Giáo hoàng Francis trong tuần này.
Ngày 3/5, tại Công viên Trung tâm Hanazono, thành phố Higashi Osaka, tỉnh Osaka, Nhật Bản, lễ hội văn hóa 'Trái tim Việt Nam – 50 năm hòa chung một nhịp' đã chính thức khai mạc.
Trang Indonesiawindow ngày 30/4 đăng bài viết nhận định Việt Nam đã có những bước đổi thay và phát triển mạnh mẽ sau dấu mốc lịch sử 30/4/1975 - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
5 tiêm kích KF-16 Hàn Quốc huấn luyện bắn đạn thật sáng 6/3, trong đó hai chiếc đầu tiên thả loạt bom nhầm vào khu dân cư ở tỉnh Gyeonggi.