Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), clip người phụ nữ nói mình bị dàn cảnh móc túi trước cổng bệnh viện chỉ là dàn dựng.
Ngày 11-2, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho hay qua xác minh, đoạn clip người phụ nữ nói mình bị dàn cảnh móc túi trước cổng bệnh viện đang lan truyền những ngày gần đây không đúng sự thật.
Qua kiểm tra, kết quả trích xuất camera của bệnh viện và các cơ sở kinh doanh xung quanh bệnh viện vào ngày 10-2 cho thấy:
Lúc 4h37 sáng người phụ nữ bế một em bé đi từ cổng số 4 vào Bệnh viện Nhi đồng 2.
Đến 6h18, người này đi bộ sang đường ăn sáng rồi vào lại bệnh viện ở khu vực trước sảnh và ghế ngồi chờ khám, đến 6h49 thì đến khu vực sảnh, mở điện thoại livestream.
Cả hai tiếp tục trong sảnh bệnh viện cho đến 12h37 qua đường ăn trưa và đến 13h22 lại tiếp tục trở vào bệnh viện.
Đến 14h08 người phụ nữ cùng em bé ra cổng số 5 bắt xe ôm công nghệ rời đi.
Như vậy thông tin người phụ nữ chia sẻ trên mạng xã hội là hoàn toàn sai sự thật.
Kết luận từ phía Công an phường Bến Nghé (quận 1) cho hay không có sự việc dàn cảnh móc túi trước cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 như lời kể.
Được biết, ngày 10-2 người phụ nữ này có đăng ký khám cho cháu bé vào gần trưa cùng ngày, kết quả chụp CT của bệnh nhi chưa ghi nhận bất thường nên bác sĩ chỉ kê vitamin để uống, không có chỉ định nhập viện.
Bệnh viện cảnh báo người dân không tiếp tục lan truyền đoạn video này cũng như chuyển tiền vào số tài khoản do người phụ nữ đã cung cấp.
Bệnh viện Nhi đồng 2 thông tin thêm đơn vị có bố trí quầy chăm sóc khách hàng (thuộc phòng công tác xã hội) để sẵn sàng hỗ trợ phụ huynh khi đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám. Khi có nhu cầu trợ giúp, phụ huynh có thể liên hệ tại đây để nhân viên bệnh viện hỗ trợ.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin trước đó, ngày 10-2 mạng xã hội lan truyền đoạn clip của một người phụ nữ quê ở Đắk Lắk ôm con khóc nức nở trước cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM).
Theo chia sẻ của người phụ nữ này, khoảng 4h30 ngày 10-2 bà có để dành được 9,5 triệu đồng đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng 2 thăm khám.
Tuy nhiên vào buổi sáng cùng ngày khi đứng ở trước cổng bệnh viện thì bị hai người lạ dàn cảnh móc túi lấy hết số tiền 9,5 triệu đồng. May mắn chiếc điện thoại nhét trong bịch tã nên không mất.
Do vậy hai mẹ con người phụ nữ không còn tiền để thăm khám, phải nhờ đến sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm. Cảm thông trước hoàn cảnh của hai mẹ con, rất nhiều người cho hay đã gửi tiền hỗ trợ giúp bé thăm khám.
Số ca an tử tại Bỉ tăng báo động trong năm 2024 với gần 4.000 ca, trung bình 11 ca mỗi ngày, phản ánh sự thay đổi trong quan điểm của người Bỉ về 'cái chết êm ái'.
Sau một học sinh lớp 2 tại Quảng Nam chết vì sốt kéo dài nhưng không được tới cơ sở y tế điều trị kịp thời, sáng 9-3 có thêm một trường hợp tử vong.
Đừng để người tiêu dùng mãi 'xé túi mù' với niềm tin vào sản phẩm mà họ đã xem người nổi tiếng quảng cáo quá lố.
Một trạm hiến máu ở Đài Đông (Đài Loan) tặng gà nướng cho người đến hiến máu để tháo gỡ tình trạng cạn kiệt.
Nam thanh niên 20 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng liệt tứ chi, không thể đi lại. Nguyên nhân được xác định là do sử dụng thuốc bột không rõ nguồn gốc, thành phần để trị nhiệt miệng.
Ngày 3-3, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông 'Bảo vệ bé từ những bước đầu tiên', nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của vắc xin rota trong việc phòng ngừa tiêu chảy do vi rút.
Kể từ ngày 1-3, hơn 1.500 nhân sự Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM sẽ sáp nhập vào Sở Y tế thành Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bảo trợ xã hội.
Bạn đọc cho rằng nghề lương thiện nào trong xã hội cũng cao quý như nhau, không nên áp đặt người khác gọi mình là bác sĩ, miễn là tôn trọng lẫn nhau.
Một bác sĩ ở Nghệ An rời phòng mổ, dùng cây cây truyền dịch làm nạng sau ca phẫu thuật cho bệnh nhân kéo dài 5 tiếng đồng hồ.