Chuyện gì xảy ra với các tế bào ung thư sau khi chết?

06:40 22/06/2024

Tế bào ung thư có thể chết lặng lẽ rồi được tái chế, nhưng đôi khi cũng thúc đẩy các tế bào ung thư sót lại gần đó phát triển.

Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu giết chết những tế bào khối u, thường bằng cách khiến chúng tự hủy, teo lại và chết lặng lẽ, hoặc đôi khi bằng cách kích hoạt một dạng chết tế bào dữ dội hơn. Nhưng điều gì xảy ra với các tế bào ung thư sau khi chết?

Thông thường, chúng sẽ được tái chế giống như bất cứ tế bào chết nào khác trong cơ thể. Khi tế bào ung thư chết, màng ngoài của chúng thường bị tổn thương. Điều này diễn ra ở dạng chết tế bào "lặng lẽ" hay apoptosis, một quá trình được thiết lập sẵn để loại bỏ các tế bào không cần thiết hoặc bị hư hỏng.

Khi công tắc phân tử giúp kích hoạt apoptosis được "bật lên", tế bào sắp chết sẽ co lại và các mảnh màng thoát ra theo những chỗ phình. Điều này khiến thành phần bên trong tế bào rò rỉ ra ngoài và thu hút thực bào - tế bào miễn dịch phụ trách nuốt vụn tế bào.

Thực bào sẽ bọc lấy các tế bào ung thư đã chết, sau đó phân giải chúng thành những thành phần nhỏ hơn như đường và axit nucleic. Thông qua quá trình này, tế bào ung thư chết được tái chế thành thứ mà các tế bào khác có thể tái sử dụng sau. Trong apoptosis - loại chết tế bào mà các liệu pháp điều trị ung thư truyền thống nhắm tới - những mảnh tế bào ung thư thường được tái chế theo cách này thay vì đào thải ra khỏi cơ thể, ví dụ qua nước tiểu.

Liệu pháp điều trị ung thư đôi khi cũng gây ra các loại chết tế bào khác như necroptosis - loại chết tế bào "bùng nổ" trong đó tế bào khối u sưng phồng và vỡ ra thay vì teo lại. Thực bào cũng tiêu diệt hiệu quả những tế bào sắp chết này.

Tuy nhiên, tế bào ung thư không phải lúc nào cũng ra đi lặng lẽ. Nghiên cứu cho thấy, khi giải phóng các mảnh vụn gây viêm sưng, chúng đôi khi có thể thúc đẩy các tế bào ung thư còn sót lại ở gần đó phát triển. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng Révész, giúp giải thích nguyên nhân một số trường hợp ung thư tái phát sau khi điều trị.

Một nghiên cứu năm 2023 của nhóm chuyên gia tại Viện Ung thư Quốc gia Mỹ phát hiện, trung tâm điều khiển, hay nhân của tế bào ung thư sắp chết, đôi khi có thể sưng phồng và vỡ tung, phun ADN và phân tử khác ra xung quanh. Ở chuột, những phân tử này có thể đẩy nhanh di căn - tình trạng tế bào ung thư lan rộng ra ngoài khối u ban đầu.

Những nghiên cứu như vậy giúp giải thích cách tế bào khối u chết góp phần vào sự tiến triển và tái phát ung thư. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn ở giai đoạn tương đối sơ khai và giới khoa học chưa hoàn toàn hiểu rõ mối liên hệ này.

Với nhiều nghiên cứu hơn trong tương lai, họ đặt mục tiêu hiểu rõ hơn về những cơ chế sinh học đằng sau ung thư, từ đó phát triển phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2018 gợi ý phương pháp chống lại sự phát triển khối u do các mảnh tế bào ung thư chết dựa vào resolvin - phân tử bắt nguồn từ omega 3 có thể giúp giảm viêm sưng và tác động của cytokine, đồng thời thúc đẩy việc thải bỏ mảnh vụn tế bào.

Thu Thảo (Theo Live Science)

Có thể bạn quan tâm
Trốn phí cầu đường bằng cách bám theo xe trước, né thành công hơn 100 lần trong nửa năm

Trốn phí cầu đường bằng cách bám theo xe trước, né thành công hơn 100 lần trong nửa năm

12:50 16/04/2024

Trốn phí cầu đường không chỉ là hành vi 'nợ', mà khi đạt đến số tiền nhất định có thể cấu thành tội phạm và bị xử lý hình sự ở Trung Quốc.

Phát hiện thi thể cậu bé hơn 2.000 năm tuổi dưới đầm lầy

Phát hiện thi thể cậu bé hơn 2.000 năm tuổi dưới đầm lầy

11:40 09/02/2024

Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một thi thể trong đầm lầy ở Anh có niên đại từ 2.000 đến 2.500 năm tuổi.

Cuộc đời, cái chết của Vua Tut, vị pharaoh xa hoa nhất Ai Cập cổ đại

Cuộc đời, cái chết của Vua Tut, vị pharaoh xa hoa nhất Ai Cập cổ đại

07:00 14/04/2024

Tutankhamun, còn được gọi là Vua Tut, là một pharaoh Ai Cập cổ đại có ngôi mộ xa hoa trở nên nổi tiếng thế giới sau khi được phát hiện vào năm 1922.

Nguy cơ cháy rừng lan rộng, Úc giục 30.000 người sơ tán ngày 28-2

Nguy cơ cháy rừng lan rộng, Úc giục 30.000 người sơ tán ngày 28-2

09:40 28/02/2024

Úc đang phải đối mặt với một trong những mùa cháy rừng nghiêm trọng nhất kể từ thảm họa 'Mùa Hè đen' năm 2019-2020.

Tự báo cảnh sát tố chính mình trộm xe

Tự báo cảnh sát tố chính mình trộm xe

20:40 12/06/2024

Một người phụ nữ đã khiến cảnh sát phải ngạc nhiên khi tự gọi điện báo cáo hành vi trộm xe của chính mình. Vụ việc kỳ lạ này đã đặt ra nhiều câu hỏi về động cơ thực sự của người phụ nữ.

Hà Tĩnh: Đi câu cá phát hiện chim diều hoa Miến Điện quý hiếm

Hà Tĩnh: Đi câu cá phát hiện chim diều hoa Miến Điện quý hiếm

19:30 04/06/2024

Một người dân ở Hà Tĩnh phát hiện cá thể chim diều hoa Miến Điện thuộc loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm khi đang đi câu.

Tên lửa đạn đạo mới nâng cao sức mạnh của Ấn Độ

Tên lửa đạn đạo mới nâng cao sức mạnh của Ấn Độ

17:10 09/11/2023

Việc thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo Pralay là bước quan trọng trong quá trình nâng cao khả năng phòng thủ chiến lược của Ấn Độ.

Phát hiện mới về xác tàu đắm thời kỳ La Mã 1.700 năm tuổi

Phát hiện mới về xác tàu đắm thời kỳ La Mã 1.700 năm tuổi

08:30 08/05/2024

Một nghiên cứu mới cho thấy một vụ đắm tàu thời La Mã trên đảo Mallorca ở Địa Trung Hải đang chở một lượng nước mắm có giá trị cao khi nó chìm cách đây khoảng 1.700 năm.

Top 12 sinh vật nhìn thấy là giật mình

Top 12 sinh vật nhìn thấy là giật mình

23:00 26/05/2024

Bộ dáng xấu, bản mặt hung dữ, hàm răng nhọn hoắt... những sinh vật này khiến người xem giật mình khi mới nhìn thấy.

Co loi xay ra
Co loi xay ra