Khi Thủ tướng Slovakia Robert Fico bị bắn vào ngày 15-5, mạng xã hội tràn ngập tin đồn và thuyết âm mưu. Trong số đó có một tin đồn liên quan tới y tế: các công ty lớn trong ngành dược.
Thuyết âm mưu này liên hệ giữa âm mưu ám sát ông Fico với những phát biểu chỉ trích của ông nhằm vào các ông lớn ngành dược (big pharma), và dĩ nhiên không hề có bằng chứng.
Nhưng chi tiết trên ngoài nêu bật nạn tin giả tràn lan ở Slovakia, cũng phần nào phản ánh căng thẳng xung quanh "Hiệp định WHO". Thủ tướng Slovakia từng phản đối thỏa thuận này, cho động thái trên là "một việc vô nghĩa chắc chắn do các công ty dược lớn tạo ra".
Dư luận ở Slovakia như đang chia đôi. Một nhóm cho rằng tin giả và thuyết âm mưu tạo ra tâm lý dè chừng WHO, trong khi nhóm còn lại cho rằng không nên để WHO có quá nhiều quyền lực. Câu chuyện này diễn tả bức tranh chung về một chủ đề đang được thảo luận sôi nổi ở kỳ họp lần thứ 77 của Hội đồng Y tế thế giới (WHA).
Với chủ đề "Tất cả cho y tế, Y tế cho tất cả", kỳ họp mới nhất của WHA tổ chức từ ngày 27-5 tới 1-6 ở Geneva (Thụy Sĩ) lần này quy tụ bộ trưởng y tế và đại diện cấp cao các nước. Họ sẽ tiếp tục thảo luận về các thách thức y tế toàn cầu.
Tuy nhiên, theo đánh giá của giới quan sát, trọng tâm của Geneva là hiệp định về phòng ngừa và phản ứng với đại dịch, còn gọi là "Hiệp định WHO" hoặc "Hiệp ước về đại dịch". Bên cạnh đó, các thành viên dự họp cũng được kỳ vọng sẽ thảo luận về những điều chỉnh trong Quy định y tế thế giới, mở đường cho sự phối hợp của các quốc gia trong việc củng cố cơ chế ứng phó cũng như chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo như COVID-19.
Các nhà ngoại giao, quan chức y tế, nhóm vận động... và 194 thành viên WHA đã nỗ lực ra đời một dự thảo cho "Hiệp ước đại dịch". Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từng dự đoán kỳ họp lần thứ 77 này sẽ là một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch sử 76 năm của WHO.
Tuy nhiên, sau hơn hai năm rưỡi làm việc, tính tới ngày 24-5, nỗ lực phút cuối đã không mang tới kết quả khi các điều khoản quan trọng chưa được giải quyết, bao gồm công thức chia sẻ vắc xin và thuốc trên toàn cầu trong tình trạng y tế khẩn cấp.
Phát biểu hôm 27-5, ông Tedros khẳng định đó không phải là một thất bại. Ông chỉ thừa nhận rằng các nhà đàm phán phải đối diện nhiệm vụ "to lớn" trong một khung thời gian "quá tham vọng".
Việc "Hiệp ước đại dịch" chưa thành lần này là đòn giáng lớn vào tham vọng xây dựng chương trình nghị sự chống dịch toàn cầu. Thực tế, các quan chức WHO và những nước ủng hộ hiệp ước trên đã rất muốn tận dụng đà tiến từ COVID-19 để thúc đẩy các bên thông qua. Tuy nhiên, khi những ám ảnh về đại dịch càng mờ nhạt, quyết tâm và mong muốn của công chúng cũng như nhà làm chính sách càng ít đi.
Trong tình huống ấy, lợi ích nhóm và những trăn trở về chủ quyền lên ngôi. Theo tinh thần chung của "Hiệp ước đại dịch", những mầm bệnh không liên quan tới biên giới quốc gia đòi hỏi một phản ứng thống nhất từ mọi quốc gia. Tuy nhiên, những người ra quyết định đang không thể giữ sự cân bằng giữa lợi ích quốc gia và cái mà WHO cho là lợi ích của nhân loại.
Báo chí quốc tế không khai thác quá sâu vào các điều khoản gây tranh cãi trong "Hiệp ước đại dịch", ngoại trừ vài chi tiết chung chung như bất đồng về chia sẻ thuốc, vắc xin cũng như vấn đề chủ quyền.
Cách đây hơn hai tuần, tờ Telegraph đưa tin Vương quốc Anh không đồng ý với dự thảo hiệp ước, nhưng nhà chức trách nước này không bình luận sâu về bất đồng mà chỉ nhắc qua về lợi ích quốc gia và chủ quyền.
Thực tế, những ý kiến phản đối hiệp ước này thường nêu lo ngại về chuyện họ phải chống dịch theo kiểu WHO, tức không thể tự chủ trong công tác phòng chống dịch. Với riêng Anh, rõ ràng nước này đã từng tiên phong trong phong trào chống đối đeo khẩu trang, bác bỏ yêu cầu phong tỏa hay giãn cách xã hội.
Một điểm bất đồng khác được phân tích trước đây liên quan tới "big pharma", khi họ từ chối đóng góp khoản tiền thường niên cho các nước nghèo. Ý tưởng của khoản tiền này là big pharma sẽ góp một phần tài chính cho (ví dụ) châu Phi, đổi lại sẽ xác định được các mầm bệnh mới tại châu lục có chất lượng y tế trung bình bị đánh giá thấp này.
Khi phản đối chuyện trả tiền, các công ty dược lớn cho rằng điều đó tạo ra tình trạng quan liêu, làm chậm sự phát triển của y tế. Ngoài ra, họ cũng không đồng ý với các điều khoản liên quan tới việc chia sẻ thông tin và bản quyền.
Có lẽ WHO đã đúng khi hy vọng hậu quả của COVID-19 khiến các nước quyết tâm chia sẻ trách nhiệm toàn cầu hơn. Nhưng họ cũng không ngờ COVID-19 cũng phơi bày khác biệt về quan điểm khoa học, chống dịch, và cũng kích thích sự bất mãn nhen nhóm trong xã hội.
Thông tin trên được Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đưa ra tại họp báo cung cấp thông tin thường kỳ của Bộ Nội vụ, chiều 20/6. Bà Phạm Thị Thanh Trà cho biết, ngày 19/6, Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ đã báo cáo và được Bộ Chính trị thông qua về mặt chủ trương thực hiện 4/6 nội dung đã rõ trong đề án cải cách tiền lương từ ngày 1/7. Còn 2/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công chưa thực hiện gồm: các bảng lương mới (bỏ mức lương cơ sở và hệ...
Ngày 20/4, ông Bùi Thái Hoàng - Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu, An Giang) cho biết, sau vụ va chạm giữa tàu du lịch và phà chở khách khiến 3 người bị thương, địa phương đã đề nghị cơ quan chức năng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc. Theo ông Hoàng, qua kiểm tra, cả 2 người điều khiển phương tiện đều không có nồng độ cồn và âm tính với ma tuý. “Nam hướng dẫn viên du lịch đang được cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, còn 2 du khách...
Tổng thống Indonesia Widodo nhấn mạnh ASEAN sẽ không trở thành “đấu trường cạnh tranh' hay lực lượng ủy nhiệm cho bất kỳ quốc gia nào, đồng thời kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế một cách nhất quán.
Ngày 16/4, UBND phường Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng) phối hợp với Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội 'giải cứu' hàng cây sao đen trên phố Lò Đúc. Lực lượng chức năng đào, phá dỡ những mảng bê tông, gạch, đá, xi măng bị người dân xây bịt kín quanh gốc cây; tháo dỡ biển quảng cáo, đinh sắt, đèn trang trí… lắp đặt sai quy định làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây sao đen. Trong suốt quá trình thực hiện “giải cứu” cây sao...
Trong phiên họp lần thứ hai của Ủy ban Hợp tác liên nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam và Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga , hai...
Ukraine cáo buộc Nga dự trữ 800 tên lửa ở bán đảo Crimea trước chiến dịch ném bom tấn công vào các cơ sở hạ tầng dân sự của nước này vào mùa đông.
TPHCM - Chiều 20.2, Cơ quan chức năng quận 8 đang điều tra nguyên nhân một vụ cháy cửa hàng bán khăn giấy trên đường Phạm Thế Hiển (phường 7,...
Xe ôtô tải loại 3.200kg biển số 21C-073.58 chạy chiều Lào Cai đi Hà Nội đã đâm vào một người đi bộ trên đường làm nạn nhân tử vong tại chỗ, sau đó lái xe đã chạy khỏi hiện trường.
Sáng 6/7, phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định quý III và quý IV có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của năm 2024 để phấn đấu đạt mức cao nhất kế hoạch năm 2024. Người đứng đầu Chính phủ đề ra mục tiêu phấn đấu đạt tăng trưởng GDP từ 6,5 - 7% trong quý III, sau đó xác định mục tiêu phù hợp trong quý IV. Bên cạnh đó, lạm phát cần giữ ở mức...