Nhiều người dân cho biết, việc ghép 2 tên phường thành 1 sau sáp nhập phường, xã ở Hà Nội khiến tên phường trở nên dài dòng, gây bất tiện cho người dân khi làm các giấy tờ, thủ tục hành chính.
Một số quận, huyện, thị xã ở Hà Nội vừa công bố tên phường, xã dự kiến sau sáp nhập. Dự kiến trước ngày 10.4, các quận, huyện sẽ hoàn thành đợt lấy ý kiến nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường.
Trong số những tên phường mới vừa được công bố, nhiều tên được ghép từ tên của 2 phường cũ.
Theo đó, sau khi nhập một phần phường Trung Tự vào Phương Liên, phường mới có tên là Phương Liên - Trung Tự. Sau khi nhập Quốc Tử Giám và Văn Miếu thành phường mới, tên đơn vị hành chính mới là Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Nhận định về việc ghép 2 tên phường thành 1 sau sáp nhập, bạn đọc Huy Hoàng cho biết, việc ghép như vậy có thể là một ý tưởng hay, bởi điều này giúp tên phường vốn gắn bó với người dân từ lâu đời nay vẫn được giữ nguyên vẹn.
Thế nhưng không nên ghép quá dài, sẽ gây khó cho người dân khi ghi địa chỉ trên các giấy tờ, hợp đồng...
"Nên lấy tên ngắn gọn để người dân tiện cho việc ghi địa chỉ. Không nên để tên một phường mà tới 4-5 chữ cái như vậy. Có thể lấy ví dụ, một người dân sau khi ghi số nhà, ngách, ngõ, phố, rồi lại ghi thêm phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, TP Hà Nội thì quá dài dòng" - bạn đọc Huy Hoàng nêu quan điểm.
Trong khi đó, bạn đọc Nguyễn Ly đề xuất nên lấy tên của 1 phường, xã cũ thành tên mới sau sáp nhập để giảm số dân bị ảnh hưởng khi phải thay đổi giấy tờ. "Nếu nhập Quốc Tử Giám và Văn Miếu thành phường mới thì có thể lấy tên phường mới là Văn Miếu (hoặc Quốc Tử Giám). Điều này sẽ giúp cho người dân của một trong 2 phường này sẽ không phải đi làm lại giấy tờ" - bạn đọc Nguyễn Ly viết.
"Gộp 2 phường thành 1 thì nên dùng tên của phường có dân số nhiều hơn để giảm thiểu số lượng giấy tờ cần thay đổi" - bạn đọc Nguyễn Long bình luận.
"Tên phường nên để sao cho ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ" - bạn đọc Hoàng Hoa viết.
Theo hướng dẫn của Sở Nội vụ, tên đơn vị hành chính mới được xem xét dựa trên yếu tố truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.
Ưu tiên sử dụng tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước khi sắp xếp hoặc được sử dụng trong quá trình hình thành và phát triển.
Ông Tuấn cự cãi với anh ruột là ông Vũ liên quan việc thi công đường cống thoát nước phía sau nhà và việc trồng cây chuối bị nhổ lên, sau đó Tuấn dùng cây chĩa nhọn đâm chết ông Vũ.
Quận Bình Tân buộc thôi việc, cảnh cáo, khiển trách 4 cán bộ vì để người dân xây gần 130 nhà trái phép trên đất nông nghiệp ở phường Tân Tạo.
Nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam , nhiệm kỳ 2023 - 2028, chiều 28.11, Liên đoàn Lao động tỉnh...
Sau tai nạn trên cao tốc, thấy tài xế xe khách bất động, nhiều người trên xe la lớn, ông Khởi lái xe container bỏ đi.
Chị Thúy lái xe máy chở chồng, con trai và cháu họ trên quốc lộ 47C, khi qua huyện Thọ Xuân bị ôtô tông làm hai người lớn tử nạn, hai bé trọng thương.
Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam toàn quốc lần thứ X có ý nghĩa lắng nghe tiếng nói khối đại đoàn kết toàn dân, hiến kế xây dựng đất nước giàu mạnh như mục tiêu đề ra.
Nước rỉ rác tràn ra lối đi, phân bò xuất hiện trên đường, mùi hôi thối bủa vây nồng nặc,... đó là những gì mà chúng tôi ghi nhận được...
Ngày 24.6, Công an huyện Mang Thít cho biết vừa bắt quả tang đối tượng Đỗ Văn Liêm, sinh năm 1965, ngụ huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre có hành...
Trong 2 ngày 24-25.3, đã có 14 chuyến bay đi/đến Sân bay Điện Biên phải hủy do mù khô và khói đốt nương gây hạn chế tầm nhìn, máy bay...