Biển Caspi không thông ra biển hay đại dương nào và thực chất là hồ nước mặn lớn, được bao quanh bởi Nga, Iran, Turkmenistan, Kazakhstan và Azerbaijan. Các sông Volga, Terek và Kura đóng vai trò là nguồn cung cấp nước chính cho biển Caspi.
Các nhà phân tích cho rằng việc điều chuyển tàu Tucha từ biển Đen đến biển Caspi có thể cho thấy sự thay đổi chiến lược của Nga.
Với tính chất khép kín của biển Caspi, bao quanh đều là đất liền, việc tàu Tucha được đưa tới đây như thế nào là điều nhiều người quan tâm.
Một trong các khả năng là đưa nó đi qua một con sông sâu đổ ra biển Caspi, kết nối trực tiếp giữa Novorossiysk và vùng biển này.
Nga thường xuyên sử dụng các tuyến đường thủy nội địa cho những hoạt động vận chuyển như vậy, không chỉ các tàu quân sự mà còn cả các tàu thương mại nhỏ.
Tuyến đường thủy nội địa
Thực tế, không có tuyến đường thủy trực tiếp nào cho việc vận chuyển như vậy. Một trong những giải pháp khả thi dù tiềm ẩn nhiều rủi ro là để Tucha vượt qua Eo biển Kerch, dưới sự giám sát chặt chẽ của Ukraine.
Theo lộ trình này, tàu hộ vệ tên lửa Tucha từ Novorossiysk sẽ đi qua Eo biển Kerch tiến vào Biển Azov. Sau đó, Tucha đi vào tiếp cận sông Don (sông Đông).
Có một con kênh nối sông Don với sông Volga, được gọi là Kênh Volga-Don. Khi Nga cần di chuyển một con tàu từ Novorossiysk đến biển Caspi, họ sẽ sử dụng con kênh này, sau đó, tàu sẽ tiếp cận Biển Caspi thông qua hệ thống sông Volga.
Kênh Volga - Don được đánh giá là là tuyến đường trung chuyển quan trọng của Nga. Đầu tháng 12/2023, ảnh vệ tinh cho thấy tàu Tucha bất ngờ xuất hiện ở biển Đen. Tàu Tucha được cho là đã di chuyển từ nhà máy đóng tàu Zelenodolsk nằm trên sông Volga đến Novorossiysk thông qua con kênh này.
Các tuyến đường thủy nội địa đóng một vai trò không thể thiếu trong cơ sở hạ tầng giao thông của Nga, cho phép tàu chiến, hàng hóa và tàu thuyền vận qua lại giữa các khu vực khác nhau.
Ngoài kênh Volga - Don cho phép tàu thuyền từ Biển Đen tiếp cận Biển Caspi, Nga còn có tuyến đường thủy Volga - Baltic. Tuyến đường thủy này nối sông Volga với biển Baltic, tạo ra một tuyến đường khác cho các tàu thuyền hướng tới Novorossiysk.
Ý đồ của Nga là gì?
Tàu Tucha hiện đang phục vụ trong Hạm đội biển Đen của Nga. Việc chuyển nó tới đội tàu lâu đời nhất của Nga, cụ thể là Hạm đội Caspi, chắc chắn mang ý nghĩa chiến lược và địa chính trị.
Turkmenistan, Azerbaijan và Kazakhstan duy trì mối quan hệ thân thiện với Nga cả về mặt chính trị và xã hội mà không có bất kỳ xung đột nào.
Tương tự, Iran cũng vậy. Tehran được xem như đồng minh đáng tin cậy của Nga. Khả năng Nga đang triển khai tàu hộ vệ Tucha để hỗ trợ Iran đề phòng nguy cơ leo thang với Israel và Mỹ là rất khó xảy ra, bởi Iran tự hào có một hạm đội mạnh mẽ ở Biển Caspi.
Một suy luận cho rằng, Nga có thể cho phép thử nghiệm pháo hoặc các vũ khí khác của Iran trên tàu Tucha.
Một khả năng khác là Tucha đang tiến hành các cuộc diễn tập ngoài kế hoạch trong bối cảnh điều kiện hiện tại ở Biển Azov rất phức tạp và nhiều thách thức.
Cũng có khả năng Nga sơ tán tàu Tucha tới biển Caspi để tránh tổn thất. Cách giải thích này khá hợp lý trong bối cảnh tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga liên tiếp bị nhắm mục tiêu trong các cuộc tấn công do Ukraine tiến hành bằng tàu không người lái và tên lửa do phương Tây cung cấp.
Tàu hộ vệ tên lửa Tucha
Tàu hộ vệ tên lửa Tucha là một trong số các tàu chiến lớp Karakurt của Nga. Lớp tàu này có kích thước nhỏ gọn nhưng hỏa lực đáng gờm.
Tàu Tucha được thiết kế để hoạt động trong khu vực ven biển, giao chiến với các tàu mặt nước và tàu ngầm của đối phương. Ngoài ra, nó còn có nhiệm vụ hỗ trợ pháo binh trong các hoạt động tấn công đổ bộ.
Vũ khí chính của tàu Tucha là tên lửa hành trình Kalibr-NK, các tên lửa hành trình chống hạm, chống ngầm và tấn công mặt đất. Hơn nữa, nó còn được trang bị hệ thống phòng không Pantsir-M, có khả năng đối phó hiệu quả với các mối đe dọa trên không như máy bay và tên lửa. Để tác chiến ở cự ly gần, tàu được trang bị pháo AK-176MA 76,2mm.
Ngoài ra, tàu Tucha còn được trang bị 2 khẩu pháo tự động AK-630M 30mm và súng máy MTPU 14,5mm. Tàu cũng có thể triển khai ngư lôi tác chiến chống tàu ngầm. Nó cũng có thể chứa một trực thăng Ka-27 cho các hoạt động chống tàu ngầm và tác chiến mặt nước mở rộng.
Tàu hộ tống này hoạt động với thủy thủ đoàn tương đối tinh gọn. Với khả năng tự động hóa tiên tiến, số lượng nhân sự cần thiết chỉ là 39 thành viên.
Hà Nội - Liên đoàn Lao động huyện Ứng Hòa phối hợp Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô tổ chức chương trình 'Hát cho công nhân nghe -...
Ngày 10.5, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát cảnh báo người dân về tình trạng giả mạo môi giới lao động, dụ dỗ người dân đi xuất khẩu lao...
Ngành tòa án trong tuần qua đã bổ nhiệm 2 Phó Vụ trưởng thuộc TAND Tối cao cùng 2 Phó Chánh án tại TP Hải Phòng và tỉnh Hà Nam.
Theo hình ảnh camera an ninh ghi lại, sự việc xảy ra vào đêm 26/8 tại một phòng triển lãm ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc. Video robot nhỏ dụ dỗ, bắt cóc 12 robot tại phòng triển lãm ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (Nguồn: Haokan) 'Thủ phạm' trong vụ việc là robot nhỏ tên Nhị Bạch (Erbai). So với những robot bị nó 'bắt cóc', Nhị Bạch trông đặc biệt nhanh nhẹn. Trong không gian tĩnh lặng, Nhị...
Trong tuần qua, từ ngày 10-16.4, đã có nhiều quyết định về công tác nhân sự đã được công bố như: Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Phó Chủ tịch...
Theo Chủ toạ phiên toà, qua hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên toà, HĐXX quyết định trả hồ sơ cho Viện KSND TP.HCM để điều tra bổ sung, nội dung điều tra bổ sung cụ thể sẽ được nêu trong thông báo của toà. 'Chủ toạ sẽ chịu trách nhiệm về quyết định hoãn phiên toà này', Thẩm phán Phạm Lương Toản nói. Ngày 5/4, TAND TP.HCM mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Tùng (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng thương mại, dịch vụ và sản xuất Hùng...
Ngày 17.5, Liên đoàn Lao động tỉnh Long An tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW của Bộ Chính trị và biểu dương, khen...
Viện KSND Tối cao đề nghị xử lý trách nhiệm lãnh đạo Tòa án và Viện KSND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), cùng Thẩm phán, Kiểm sát viên huyện này vì vi phạm trong quá trình xử lý vụ án xâm phạm chỗ ở.
Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Lào, chiều 8/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và có phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh và đầu tư ASEAN (ASEAN BIS).