7 giờ sáng 11/9, Phương Lâm cùng nhóm bạn di chuyển đến Tân Phú (Thái Nguyên), nơi bị ngập lụt nặng, sau hai ngày liên tục đi giữa Hà Nội - Yên Bái để hỗ trợ người dân vùng lũ.
Từ 13h ngày 9/9, nghe tin Yên Bái ngập trong biển lũ, Phương Lâm (Tây Hồ, Hà Nội) cùng hai người bạn thân mua thực phẩm và đồ dùng thiết yếu (đèn pin, áo phao...) chất lên xe bán tải rồi thẳng tiến đến TP Yên Bái. Có kinh nghiệm làm từ thiện một năm vài lần, Lâm tự tin lên đường với tinh thần "ai cần gì thì giúp".
"Tôi đến TP Yên Bái lúc 17h, nước đã dâng đến nửa tầng một nhà dân, phải di chuyển bằng xuồng", anh kể.
Ngay khi đến nơi, đoàn của Phương Lâm tìm gặp chính quyền và đội thanh niên tình nguyện, họ nhanh chóng được phân công đến các hộ dân, hỗ trợ di dời.
Hoạt động của nhóm Lâm được một số người trong khu dân cư nơi anh sống biết đến, họ liên hệ gửi đồ đạc để Lâm đem lên cho người dân vùng lũ. Sau khi hỗ trợ suốt buổi tối, ngâm nước lâu, mệt và đói nhưng Lâm và hai người bạn vẫn quyết định quay trở lại Hà Nội để kịp tổ chức chuyến tiếp viện thứ hai.
"Đường về, chúng tôi phải đi vòng vì chính quyền sợ lũ quét, đã chặn một số tuyến đường. Tôi đi xe gầm cao nên thoát được chỗ ngập dễ dàng nhưng cũng phải mất 4 tiếng mới về tới Hà Nội", Lâm kể.
16h chiều 10/9, Lâm tiếp tục lái xe từ Hà Nội đến phường Đồng Tâm, TP Yên Bái. Chuyến xe ngày hai của nhóm Lâm có thêm hai xe đồng hành, một xe bán tải và một xe 5 tấn. Họ có một đêm không ngủ, liên tục xếp các thùng hàng gồm nước, mỳ, sữa vào UBND phường để sáng hôm sau chính quyền chia cho từng hộ dân.
Khi được hỏi về số tiền mua áo phao, đèn pin, chàng trai trẻ từ chối tiết lộ. Anh cho biết muốn giúp đỡ bằng tinh thần tương ái, vì nghĩa đồng bào với nhau lúc hoạn nạn.
Không chỉ có Yên Bái, nhiều nơi tại Thái Nguyên cũng bị ngập lụt nghiêm trọng. Thanh Thủy (Hà Nội) nghe tin lũ lụt khi đang đi công tác nước ngoài nhưng vì quá lo lắng, chị bàn với chồng kêu gọi mọi người hỗ trợ người dân vùng lũ. Trung Kiên, chồng Thủy, cho biết vừa về Hải Dương dọn dẹp hậu quả sau bão Yagi thì nhận được điện thoại của vợ. Anh nhanh chóng lái xe bán tải ra điểm hẹn, nhận đồ từ người quyên góp rồi lên đường.
11 giờ đêm 9/9, Kiên xuất phát, mang theo 200 đèn pin, 20 thùng sữa và 70 thùng nước. "Tôi hỗ trợ mọi người chở đồ lên bến xe Thái Nguyên, tại đó sẽ có người nhận và bàn giao cho chính quyền. Người nhận ở Thái Nguyên là bạn của vợ chồng tôi, họ gửi ảnh cho tôi sau khi đã bàn giao quà đến chính quyền và tay người dân. Không có bà xã ở nhà, một mình tôi cũng khó lo liệu nhưng gặp được những người bạn tốt, tôi yên tâm", Kiên nói.
Sau hai ngày đi Thái Nguyên, Trung Kiên dừng chở đồ cứu trợ. Anh dự định cùng một vài người khác đợi nước rút ở Yên Bái sẽ lên khắc phục hậu quả sau lũ, dọn dẹp trường học, mang quần áo, sách vở, đồ dùng học tập đến cho học sinh.
Từ TP Vinh (Nghệ An), Mai Tú, doanh nhân 32 tuổi, cũng cùng vợ và hai người bạn lên đường từ 8/9 đến huyện Sơn Động và Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, để cứu trợ người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Đoàn anh gồm 10 người, di chuyển bằng xe cá nhân. Để chuẩn bị cho chuyến đi, Tú cùng nhóm bạn đặt mua một tấn gạo, 500 thùng mỳ tôm, 10 thùng sữa, 10 thùng nước lọc, 6 thùng bánh gạo, tổng giá trị khoảng 90 triệu đồng, và chuyển thẳng đến Bắc Giang. Ngoài ra, ba gia đình cũng quyên góp khoảng 60 triệu đồng tiền mặt để trực tiếp giúp đỡ các hộ khó khăn.
Tú cho biết hành trình đến với người dân Sơn Động khá khó khăn do đây là một trong hai huyện bị ngập nặng và cô lập nhất của tỉnh Bắc Giang. Đoàn anh đã phải liên lạc với công an huyện, nhờ dẫn đường tới Huyện ủy Sơn Động để gặp và làm việc với chính quyền. Sau khi trao tặng đồ cứu trợ bằng hiện vật, đoàn của Tú đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất để trực tiếp trao quà, gồm tiền mặt và các nhu yếu phẩm. Số tiền hỗ trợ dao động từ 2 đến 5 triệu đồng mỗi nhà.
Tú cho biết vốn sinh ra ở miền Trung, nơi thường xuyên hứng chịu ảnh hưởng của mưa lũ và thường được người dân cả nước viện trợ, nên khi miền Bắc gặp khó khăn, anh thấy mình cần giúp đỡ trong khả năng. "Tôi thấy an ủi phần nào khi được tiếp cận, trao chút quà nhỏ cho người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Tuy nhiên, do sức người có hạn, tôi tiếc vì chưa giúp đỡ được thêm nhiều gia đình khác", Tú nói.
Cặp vợ chồng 9X đã trở lại Vinh, kết thúc chuyến thiện nguyện đầu tiên. Tú cho biết ngày 11/9 sẽ cùng nhóm bạn di chuyển lên Tuyên Quang để cứu trợ đồng bào.
Những ngày này, người dân từ khắp tỉnh thành đều mong muốn chia sẻ, giúp đỡ bà con vùng lũ. Trên mạng xã hội, nhiều người lập nhóm cùng nhau đi cứu trợ, một số người không thể đi xa cho biết sẽ nấu cơm, quyên góp đồ dùng thiết yếu.
Sáng 11/9, mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão Yagi khiến mực nước của sông Cầu, sông Thao lên nhanh. Nước dâng gây ngập lụt nhiều khu vực ở các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên... khiến hàng chục nghìn căn nhà chìm trong biển nước.
Phạm Linh - Phan Tâm
Tại Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) khóa VIII, nhiệm kỳ 2024-2029, anh Nguyễn Kim Quy - Phó Chủ tịch thường trực T.Ư Hội LHTN Việt Nam, đánh giá, đây là đơn vị đi đầu trong các hoạt động đồng hành, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, đặc biệt là nhóm đối tượng thanh niên nông thôn, thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Chính từ câu nói nhói lòng này của mẹ mà thượng tướng Đặng Vũ Hiệp cùng một số người đã đề xuất Nhà nước tôn vinh xứng đáng các bà mẹ đã có con hy sinh vì đất nước, để danh hiệu ‘Bà mẹ Việt Nam anh hùng’ ra đời từ năm 1994.
Các nhà báo làm việc cho đài hát thanh của LHQ tại Nam Sudan được tự do đưa tin về các hoạt động của chính phủ nước này sau 5 nam bị đình chỉ do 'không tuân thủ luật truyền thông địa phương.'
Chuyến đi của nhiều người trở nên không vui vì tàu hỏa đã trễ 1 tiếng, lại bị thu thêm 20.000 đồng vì ngồi 'phòng VIP'.
Cục trưởng Cục Du lịch đề nghị Thừa Thiên-Huế và 4 tỉnh xem xét khôi phục tour “Con đường Di sản miền Trung” - một sản phẩm từng tạo nên thương hiệu của du lịch miền Trung từ cách đây 20 năm.
Miễn học phí mang đến cơ hội công bằng cho người Zambia, hướng đến tương lai tươi sáng hơn nhưng số học sinh tăng nhanh là thách thức cho việc duy trì chất lượng giáo dục.
Ông Đinh Minh Cảnh (chạy xe ôm) tăng tần suất mỗi ngày một lần kéo xe hút đinh và vật sắc nhọn trên quốc lộ 1 (đoạn qua huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Lễ phát động cuộc thi sưu tập, tìm hiểu tem bưu chính với chủ đề 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua con tem bưu chính vừa được phát động.
Hòa chung không khí sôi nổi của ngày hội tòng quân đang diễn ra trên khắp cả nước, sáng 27/2, các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tổ chức lễ giao, nhận quân, đưa thanh niên lên đường nhập ngũ.