Trong khi Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg ủng hộ mạnh mẽ việc cho phép Ukriane dùng vũ khí tầm xa tấn công sâu vào Nga, Moscow cảnh báo điều này có nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân.
Xung đột Ukraine: NATO tuyên bố càng cấp nhiều vũ khí cho Kiev, hòa bình càng đến sớm, Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân |
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. (Nguồn: Getty Images) |
Ngày 19/9, báo RBC-Ukraine dẫn phát biểu của ông Stoltenberg tại sự kiện của Quỹ Marshall ở Brussels (Bỉ) cho rằng khả năng đạt được hòa bình giữa Ukraine và Nga phụ thuộc trực tiếp vào việc tăng nguồn cung cấp vũ khí cho Kiev.
Tin liên quan |
Đức và Trung Á xích lại gần nhau: Lợi cả đôi bên Đức và Trung Á xích lại gần nhau: Lợi cả đôi bên |
Theo ông, sức mạnh quân sự là điều kiện cần thiết cho đối thoại, vì đàm phán chỉ có hiệu quả khi có được một nền quốc phòng vững mạnh làm chỗ dựa.
Cho rằng cách nhanh nhất để chấm dứt xung đột ở Ukraine là thua cuộc, nhưng trong trường hợp đó, nó không phải là hòa bình, Tổng thư ký NATO nhắc lại tuyên bố của ông Putin rằng, nhà lãnh đạo Nga sẽ đạt được mọi mục tiêu của mình trong chiến dịch quân sự đặc biệt, do đó ông sẽ tiếp tục và "chờ đợi" phương Tây.
Người đứng đầu NATO nói rõ: "Nghịch lý là chúng ta càng có thể cung cấp nhiều vũ khí cho Ukraine thì khả năng chúng ta đạt được hòa bình và chấm dứt xung đột càng cao. Sự hỗ trợ quân sự lâu dài của chúng ta càng đáng tin cậy thì xung đột sẽ kết thúc càng sớm".
Tổng thư ký sắp mãn nhiệm của NATO khẳng định, Kiev sẽ gia nhập liên minh quân sự này và không có an ninh bền vững cho châu Âu nếu thiếu một Ukraine ổn định và an toàn.
Trong khi đó, về phía Nga, cùng ngày, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Vyacheslav Volodin cảnh báo phương Tây rằng, chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra nếu họ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo ông Volodin, Nga sẽ phản ứng mạnh mẽ nếu lãnh thổ bị tấn công, đồng thời cảnh báo, tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat của Nga chỉ mất hơn 3 phút để đến Strasbourg, nơi Nghị viện châu Âu họp.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Nghị viện châu Âu thông qua nghị quyết kêu gọi các nước EU dỡ bỏ hạn chế sử dụng vũ khí phương Tây với Ukraine.
Dòng người di tản từ Sudan càng làm trầm trọng thêm thảm họa nhân đạo tại Nam Sudan, nơi 9,4 triệu người cần viện trợ nhân đạo, trong đó có 300.000 người trở về từ Uganda, Kenya và Ethiopia.
Lãnh đạo tình báo quân đội Ukraine Budanov nói quân đội nước này đang chuẩn bị một đợt tập kích vào Crimea 'trong vài ngày tới'.
Mỹ phát hiện 4 máy bay quân sự Nga hiện diện trong vùng nhận dạng phòng không Alaska, nhưng không cho biết có điều tiêm kích giám sát hay không.
Ấn Độ dù không phải là thành viên tại Hội nghị Geneva lịch sử nhưng lại là nước tham gia tích cực góp phần đi đến việc ký kết Hiệp định Geneva.
Giới chức Thái Lan cho rằng không khí ô nhiễm do cháy rừng hoặc đốt rơm rạ từ Campuchia có nguy cơ tràn sang nước này, đe dọa sức khỏe người dân.
Nghi phạm Zhanyuan Yang mang theo vũ khí và vung dao tấn công một cảnh sát khi tông xe vào lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco, Mỹ.
Ukraine liên tục khánh thành Đại sứ quán ở các nước châu Phi, trong bối cảnh Kiev tìm kiếm sự hiện diện lớn hơn ở lục địa này.
Điện Kremlin cho biết truyền thông Mỹ đưa tin ông Trump và Putin đã nói chuyện về vấn đề Ukraine là 'hoàn toàn hư cấu'.
Các quân nhân Nga lắp thêm khung lưới kim loại bên ngoài lớp giáp trông giống mai rùa để tăng khả năng bảo vệ cho xe tăng trước drone Ukraine.